Tại TP Huế vừa diễn ra lễ trao học bổng - giải thưởng “Bạn tôi - Người vượt khó” cho 120 học sinh nghèo và các cá nhân, tập thể có bài viết độc đáo về các tấm gương HS vượt khó.
Tại buổi lễ, 120 HS lên nhận thưởng trong một không khí hết sức xúc động đã làm rơi nước mắt không ít người tham dự. Đa số các em đều có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha mẹ; cha mẹ đau bệnh hay chính các em bị khuyết tật. Tuy nhiên, ý chí cố gắng trong học tập của các em đã đạt kết quả khi với nhiều danh hiệu HS giỏi, HS xuất sắc.
Như em Lê Thị Thắm HS trường THCS Đông Thịnh -Thanh Hóa mặc dù em bị cụt cả hai tay nhưng em vẫn quyết tâm đến trường và học giỏi trong nhiều năm liền.
Đặc biệt có em Hồ Quang Kỳ (Đồng Nai) HS khiếm thị lớp 10 nhưng đã có 9 năm liên tục đạt HS giỏi. Kỳ không chỉ học giỏi mà còn biết chơi cả đàn. Lên nhận học bổng, em đã cảm ơn tới mẹ và tự đàn - hát bài “Nghĩa mẹ”. Kỳ đã xin hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ công ơn của mẹ và những nhà tài trợ đang tận tình giúp đỡ em.
Ngồi ở dưới, cô Loan - mẹ Kỳ mắt đỏ hoe nói: “Vì con tôi mắt không nhìn thấy nên tôi hay khuyên nó chỉ nên học hết cấp 2 thôi vì cấp 3 ở quê không có trường - muốn học phải lên Sài Gòn mà lên đó thì vất vả lắm. Tôi không cho đi nhưng nó quyết đòi đi cho bằng được, cuối cùng tôi cũng xuôi lòng. Thấy con học giỏi mà tôi mừng chảy nước mắt. Tôi nói với nó: Từ bây giờ má tin con Kỳ ơi, con quyết định gì má cũng theo con nhưng con phải nhớ khi nào cũng phải nỗ lực hết mình đó nghe”.
Giải nhất cuộc thi viết về gương HS nghèo vượt khó thuộc về thầy giáo Trương Văn Phương (Bình Phước) là tác giả của 6 bài viết đoạt giải. “Mình xuất thân từ là con nhà nghèo nên thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn và đồng cảm với các em. Quý nhất là những em nhà không có gì, bị ốm đau liên miên nhưng lại có ý chí vượt khó thật mãnh liệt. Từ khi biết được báo Tuổi Trẻ có tổ chức phát động cuộc thi viết về hoàn cảnh khó khăn, tôi bắt đầu trăn trở và tự nhủ với mình rằng nếu gặp một trường hợp nào dù ở xa đến mấy tôi cũng sẽ cố gắng tìm về viết để có thể giúp gì cho các em” - thầy Phương chia sẻ.
Nguồn tin từ Bộ GD-ĐT, dự kiến mùa tuyển sinh năm 2011 thời gian xét tuyển NV2, NV3 sẽ kéo dài thêm 5 ngày so với các năm trước. Việc công khai xét tuyển để thí sinh biết thông tin nộp hồ sơ sẽ được nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào quy chế.
“Ít nhất là trong năm năm tới, tôi bảo đảm những giáo sinh tốt nghiệp sư phạm mầm non nếu có tâm và đủ tay nghề sẽ có việc làm ngay” - ông Phạm Ngọc Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định.
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, bắt đầu từ học kỳ II năm học 2010-2011 sẽ giảng dạy đại trà bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” cho học sinh Hà Nội.
(HBĐT) - Ngày 24/2, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa dẫn đầu đã kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh. Cùng đi có lãnh đạo và chuyên viên các Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở GD&ĐT.
(HBĐT) - Từ tháng 12/2003, huyện Lạc Sơn đã đạt chuẩn phổ cập THCS. Trong nhiều năm qua, huyện vẫn thể hiện sự cố gắng liên tục, bền bỉ trong công tác này.
Để triển khai chương trình thí điểm của Bộ GD-ĐT đưa môn tiếng Anh vào các trường tiểu học trên toàn tỉnh, Thanh Hóa cần hơn 1.000 giáo viên môn tiếng Anh. Nhưng hiện nay tỉnh này mới chỉ có 660 giáo viên bộ môn này.