Từ một học sinh khá, nhanh nhẹn, cháu Trà - con trai vợ chồng chị Hoài ngày càng trở nên ít nói, ít phát biểu và lực học ngày càng kém đi. Chẳng tìm hiểu nguyên nhân, anh chị lại được đà “đay nghiến” con.
Kiệm lời khen con
Vợ chồng chị Hoài (ngụ ở P.8, Q.5, TP.HCM) thống nhất được tiếng nói chung trong cách giáo dục là không bao giờ khen con. Họ lo lắng rằng khi khen sẽ làm con tự mãn nên bất cứ lúc nào vợ chồng cũng chỉ dành cho con lời chê. Tất cả những việc con làm từ học hành, ăn uống, ứng xử… dù hoàn toàn bình thường hoặc có hoàn thành tốt, họ vẫn tìm cho bằng được mặt chưa được để chê.
Hàng ngày, cứ ngồi vào bàn học là T. nghe bố mẹ “ca” điệp khúc dạy con bằng những bài chê bai rất nặng nề: “Mày kém như vậy không chịu học hành cho tử tế sau này chỉ có nước đi ăn mày” hoặc “Học hành kiểu gì, chờ xem có đỗ nổi đại học không rồi mới biết?”.
Chị Hoa, mẹ cháu T., còn khoe với đồng nghiệp: “Muốn con cố gắng thì phải chê thật nhiều” mà không nhận ra con mình đang yếu đi, lại thêm tâm lý chán nản, không còn muốn phát huy năng lực vì biết rằng mình cố gắng đến mấy đến mấy cũng sẽ bị óố mẹ chê.
Chê bai làm con kém đi
Quan niệm “thương cho roi cho vọt...” nên không ít ông bố mà mẹ cho rằng cứ phải thật khắt khe, chê bai thì con mới cố gắng, đạt được những thành tích tốt. Họ không nhìn vào điểm tốt để động viên con phát huy mà chỉ “săm soi” vào điểm yếu của con để bắt bẻ, chê bai với suy nghĩ như vậy điểm yếu của con sẽ được khắc phụ. Kèm theo đó nhiều ông bố bà thường đưa ra những tấm gương xuất sắc để dè bỉu, chê con kém mà không biết như vậy đang làm tổn thương con.
Thạc sĩ tâm lý Võ Thị Tường Vy, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng không ít ông bố bà mẹ rất kiệm lời khen mà thường chỉ nhìn vào điểm yếu của con với mục đích để mong con tốt hơn.
Tuy nhiên nếu các ông bố bà mẹ quá lạm dụng việc bai con thì đã vô tình gây ra tác dụng ngược. “Bị chê quá nhiều sẽ làm cho trẻ sẽ buồn chán và có suy nghĩ về bản thân rằng mình cái gì cũng yếu kém, chẳng làm được gì tốt. Nếu chê bai trẻ quá nhiều sẽ làm trẻ đánh mất dần sự tự tin ở bản thân, không còn muốn cố gắng”, ThS. Vy nhấn mạnh.
Ở Việt Nam chúng ta chưa giáo dục cho học sinh bài học về trách nhiệm. Trách nhiệm với bản thân, với gia đình, bạn bè, xã hội.
(HBĐT) - Ngày 24/2, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Tân Lạc, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc bộ tổ chức bế giảng và trao bằng tốt nghiệp lớp trung cấp kinh tế nông nghiệp 48B hệ vừa học, vừa làm.
(HBĐT) - Từ ngày 18 – 24/2, phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình đã tổ chức hội thi Phó hiệu trưởng giỏi các trường mầm non năm học 2010 – 2011. Tham gia, có 22 Phó hiệu trưởng đến từ 19 trường mầm non trong toàn thành phố. Đây là năm học đầu tiên phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình tổ chức hội thi Phó hiệu trưởng giỏi nhằm góp phần nâng cao năng lực cán bộ quản lý ngành học mầm non.
Để có thể trúng tuyển vào một trường ĐH, ngoài việc trang bị tốt kiến thức, thí sinh (TS) cần phải có sự lựa chọn ngành và trường học phù hợp với bản thân.
Nguồn tin từ Bộ GD-ĐT, dự kiến mùa tuyển sinh năm 2011 thời gian xét tuyển NV2, NV3 sẽ kéo dài thêm 5 ngày so với các năm trước. Việc công khai xét tuyển để thí sinh biết thông tin nộp hồ sơ sẽ được nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào quy chế.
“Ít nhất là trong năm năm tới, tôi bảo đảm những giáo sinh tốt nghiệp sư phạm mầm non nếu có tâm và đủ tay nghề sẽ có việc làm ngay” - ông Phạm Ngọc Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định.