Cần quan tâm hơn đến giáo dục giới tính cho các em.
Nhu cầu được tìm hiểu kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi, nhất là lứa tuổi dậy thì, ở các em học sinh là có thật. Một nghiên cứu cho thấy 60% tỉ lệ các em học sinh quan tâm đến vấn đề nâng cao hiểu biết về tri thức giới tính.
Trong khi nhà trường chưa giảng dạy kiến thức về giới tính cho các em một cách thấu đáo thì chính phụ huynh các em cũng e ngại khi chỉ dạy cho con em các kiến thức này. Do đó các em đã tự tìm hiểu vấn đề này bằng nhiều hình thức khác nhau, thông qua sách báo, truy cập Internet, xem phim ảnh... Tất nhiên, những hình thức đó luôn ẩn chứa sự đúng - sai lẫn lộn và nhiều khi vì chưa đủ nhận thức nên các em dễ bị hoang mang, sa ngã.
Được biết, chương trình giáo dục giới tính cho trẻ đã được đưa vào nhà trường cách đây vài năm và cụ thể hóa bằng cuốn sách giáo khoa Khoa học lớp 5. Tuy nhiên, khi triển khai giảng dạy những bài học này, giáo viên thường phải thông báo trước để các em về nhà chuẩn bị tự tìm hiểu thông tin qua mạng, sách báo hay hỏi phụ huynh. Kiến thức về giới của cả học sinh, nhiều bậc phụ huynh lẫn... sách giáo khoa vừa thừa lại vừa thiếu, khiến chương trình này chưa thật sự hiệu quả.
Nội dung của giáo dục giới tính không chỉ để các em hiểu sự phát triển tự nhiên của bản thân mình và người khác giới mà còn phải giáo dục để các em nhận thức sâu sắc giá trị cao đẹp của tình bạn, tình yêu, giáo dục những khía cạnh đạo đức về giới tính và hình thành những phẩm chất đặc trưng cho giới tính ở các em.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần nhận thức được vấn đề giáo dục cho con cái trong độ tuổi vị thành niên là rất quan trọng để từ đó phối hợp với nhà trường có giải pháp phù hợp.
Giáo dục giới tính tuy nhạy cảm và khó nói nhưng hết sức thiết thực. Trong thời gian tới, mong rằng nhiều trường học mạnh dạn tổ chức các buổi học, sinh hoạt ngoại khóa nhằm trao đổi, hướng dẫn học sinh hiểu biết về vấn đề này. Hi vọng môn học giáo dục giới tính sẽ được biên soạn và đưa vào chương trình học tập của học sinh trong một tương lai không xa.
Theo Báo Tuoitre
Không chỉ là thí sinh có số điểm cao nhất trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh năm 2011 (18,2/20 điểm), mới đây, Chu Thị Thùy Dương, lớp 12A1, Trường THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam còn lấy được chứng chỉ TOEFL IBT với số điểm gần tuyệt đối 118/120.
Chiều ngày 21/3, Bộ GD-ĐT phối hợp với Công đoàn giáo dục Việt Nam đã tổ chức lễ phát động quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản khắc phục hậu quả động đất và sóng thần vừa qua.
Điểm không cần bằng điểm chuẩn vào trường, chỉ cần bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT, thậm chí không cần thi tuyển sinh, thí sinh vẫn có thể đỗ vào trường đại học. Đặc biệt, các trường còn “chiều lòng” thí sinh bằng cách muốn lấy bằng trong nước hoặc lấy bằng nước ngoài đều có.
Nguồn thu tài chính có hạn vì thấp lại cào bằng - nhiều trường ĐH công lập cho rằng đây là lý do khiến chất lượng giáo dục bị kìm hãm, trường không thu hút được giảng viên giỏi và khó có thể “cất cánh”.
Theo dự thảo Luật Giáo dục Đại học, thời gian đào tạo ĐH được rút ngắn còn 1,5 năm và không kéo dài quá 6 năm học. Dự thảo này cũng quy định cụ thể việc thành lập - chia tách - giải thể các cơ sở giáo dục ĐH.
Làm một cuộc khảo sát với những phụ huynh có con ở lứa tuổi mầm non về những điều họ quan tâm cho tương lai con cái, nhận thấy những bậc cha mẹ này chủ yếu chú trọng đến tiếng Anh và việc phát triển kỹ năng sống cho bé.