Với chiều cao chưa tới 80cm, cân nặng 19kg, cô gái Lê Thị Vi ở xã Bình Phục, Thăng Bình, Quảng Nam đã phải vượt qua biết bao khó khăn để đến trường. Cô sinh viên 20 tuổi nhưng vẫn mang hình dáng của một đứa bé ấy có một nghị lực thật phi thường.
Sinh năm 1990, là con út trong một gia đình có 4 anh chị em bình thường, cô bé Lê Thị Vi không được may mắn như các anh chị. Ngay từ khi sinh ra, Vi đã bị dị tật bẩm sinh. Dù nay đã 20 tuổi nhưng Vi vẫn mang hình dáng của một đứa bé mới chập chững biết đi. Thế nhưng nghị lực của cô bé thật đáng khâm phục.
Suốt thời kỳ đi học từ cấp 1 cho đến hết lớp 12, lúc nào Vi cũng có học lực khá giỏi. Vi luôn có ý thức học tập rất cao. Hiện nay, Vi là sinh viên năm thứ 3 lớp Công nghệ thông tin của Trường đại học Quảng Nam và liên tục nhận được học bổng vì thành tích học tập tốt và nghị lực vượt khó vươn lên.
Trò chuyện với Vi, lúc nào tôi cũng thấy được sự khiêm tốn có phần nhiều e thẹn của cô. Vi chia sẻ: “Mặc dù bị dị tật bẩm sinh, không có được sự phát triển về thể chất như những người bình thường, nhưng không lúc nào em thấy buồn hay mặc cảm vì thân thể của mình cả. Với em đó là sự ban tặng của tạo hóa, và mình phải biết vượt lên số phận để trưởng thành hơn…”.
Ở trường lớp, Vi lúc nào cũng là một học sinh ngoan và gương mẫu. Chính vì vậy mà mọi người ai cũng thương cô bạn tí hon này. Trần Thị Dung, bạn của Vi, cho biết: “Vi không muốn nhờ vả người khác, mọi việc đều tự Vi làm lấy hết chỉ trừ những việc quá khó. Vi lúc nào cũng là một người hòa đồng, vui vẻ với mọi người. Ngoài giờ học trên lớp, Vi cũng thường học thêm Anh văn để sau này có thể sử dụng tốt ngoại ngữ. Vi là một cô gái rất ngoan và đầy nghị lực trong cuộc sống”.
Được biết, sức khỏe của Vi không được tốt lắm. Vi hay bị đau ốm mỗi khi thức khuya học bài hay những lúc trái gió trở trời. Đặc biệt năm vừa qua, Vi bị tai nạn phải nằm điều trị dài ngày tại Bệnh viện Đà Nẵng nên phải nghỉ học mất một năm, Vi tiếc lắm! Sau khi rời khỏi bệnh viện, Vi lại tiếp tục đi học và cũng được nhà trường và địa phương quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoàn thành chương trình học của mình.
Khi được hỏi có mơ ước gì cho tương lai, Vi dè dặt cho biết: “Em chỉ mong có điều kiện để được học lên cao hơn. Sau đó có điều kiện sẽ mở trung tâm dạy tin học miễn phí cho những người khuyết tật như mình. Em sẽ cố gắng vận động để có được nhiều tổ chức phi chính phủ giúp đỡ để thành lập trung tâm…”.
Theo Dantri
(HBĐT)- Trước năm 2007, tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12, đội tuyển học sinh giỏi tỉnh ta luôn đứng đầu bảng B ( các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long). Với vai trò tiên phong là trường đào tạo mũi nhọn của tỉnh, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ luôn có số lượng học sinh đông đảo tham gia và đoạt nhiều giải nhất. Một số trường khác trên địa bàn thành phố như trường PTDTNT tỉnh, THPT Công Nghiệp, Lạc Long Quân và một số trường THPT tại các huyện cũng góp phần vào sự thành công chung của các đội tuyển. Nhưng từ kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2006-2007, toàn quốc thi chung bảng, những khó khăn, thách thức đã xuất hiện đối với học sinh Hoà Bình. Dẫu vậy, đội tuyển Hoà Bình mà thực chất là học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã từng bước vươn lên khẳng định mình.
Ở Việt Nam các nhà khoa học đã đánh giá, sau GS Ngụy Như Kon Tum (1913 - 1991) hẳn phải kể đến thầy giáo Dương Trọng Bái là một trong những người đầu tiên dạy môn vật lý ở bậc đại học.
Không chỉ là thí sinh có số điểm cao nhất trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh năm 2011 (18,2/20 điểm), mới đây, Chu Thị Thùy Dương, lớp 12A1, Trường THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam còn lấy được chứng chỉ TOEFL IBT với số điểm gần tuyệt đối 118/120.
Chiều ngày 21/3, Bộ GD-ĐT phối hợp với Công đoàn giáo dục Việt Nam đã tổ chức lễ phát động quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản khắc phục hậu quả động đất và sóng thần vừa qua.
Điểm không cần bằng điểm chuẩn vào trường, chỉ cần bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT, thậm chí không cần thi tuyển sinh, thí sinh vẫn có thể đỗ vào trường đại học. Đặc biệt, các trường còn “chiều lòng” thí sinh bằng cách muốn lấy bằng trong nước hoặc lấy bằng nước ngoài đều có.
Nguồn thu tài chính có hạn vì thấp lại cào bằng - nhiều trường ĐH công lập cho rằng đây là lý do khiến chất lượng giáo dục bị kìm hãm, trường không thu hút được giảng viên giỏi và khó có thể “cất cánh”.