Hoạt động vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận đang là vấn đề nóng bỏng trong các trường ĐH ngoài công lập (NCL). Hội thảo “Mô hình trường ĐH tư thục VN” do Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ NCL tổ chức tại Hà Nội hôm qua cũng tranh luận khá gay gắt về vấn đề này.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo giáo sư, nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Có nhiều ý kiến bức xúc xung quanh những bất cập của cơ chế quản lý hiện nay, những kiến nghị với Chính phủ và Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã không đến dự.

 
Mô hình trường ĐH tư thục lợi nhuận hay phi lợi nhuận vẫn còn gây tranh cãi. Trong ảnh: Sinh viên trường ĐHDL Văn Lang - Ảnh: Đ.N.T

Mâu thuẫn giữa nhà giáo dục và chủ đầu tư

Một vấn đề được đưa ra tại hội thảo là việc làm rõ ai sở hữu nhà trường: nhà giáo hay chủ đầu tư? GS Hoàng Xuân Sính - Chủ tịch HĐQT trường ĐH Thăng Long, cho biết: “Hiện nay, dựa trên Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường ĐH tư thục (kèm theo Quyết định 61 do Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2009 - NV), quyền lực nằm ở đại hội đồng cổ đông và HĐQT, họ là những nhà đầu tư, chủ sở hữu (một phần) trường. Còn nhà giáo dục thường không có vốn lớn nên tiếng nói theo quy chế ĐH tư thục đều không lớn”. Vì thế theo bà Sính, mâu thuẫn tiềm năng thường nằm ở HĐQT, nơi có nhà giáo dục và nhà đầu tư có quyền lực trong trường. Nhà giáo dục thì muốn cho giáo dục và khoa học phát triển tốt, còn nhà đầu tư thì phải xem nguồn lực đến đâu vì tiền bỏ ra hàng tỉ mà lãi thì không thấy đâu.

Dường như chúng ta vẫn chưa có cơ chế “không vì lợi nhuận” và càng sợ hãi cụm từ “vì lợi nhuận”, do đó nhiều trường ĐH NCL vẫn khăng khăng cho rằng mình hoạt động phi lợi nhuận
GS Phạm Phụ (trường ĐH Bách khoa TP.HCM )

Cũng đề cập đến những mâu thuẫn này, TS Đặng Văn Định - Chủ tịch HĐQT trường ĐH Chu Văn An, nêu thực trạng:  “Tranh chấp quyền sở hữu trường quyết liệt. Người sẵn tiền tìm cách thâu tóm quyền sở hữu góp vốn. Nhà sáng lập, nhà giáo vốn không nhiều tiền bị loại trừ dần khỏi trường bởi những thủ thuật của thương trường”. Ông Định cảnh báo: “Vai trò quản trị nhà trường của đội ngũ nhà sáng lập, nhà giáo, nhà khoa học mất dần. Quyền ấy từng bước đến với người nhiều tiền”. Theo ông Định, nguyên nhân của tình trạng này là do một số quy định pháp lý xung đột lẫn nhau. Chẳng hạn Luật Giáo dục quy định “cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích lợi nhuận”, nhưng một số văn bản dưới luật lại vô tình làm cho quy định này không đi vào cuộc sống (ví dụ như quy chế trên gần như coi trường ĐH tư thục như một doanh nghiệp - NV) .

Lợi nhuận hay phi lợi nhuận?

Cũng tại hội thảo, có nhiều ý kiến không đồng nhất về vấn đề lợi nhuận và phi lợi nhuận trong trường ĐH tư ở VN.

GS Phạm Phụ (ĐH Bách khoa TP.HCM) cho rằng: “Đặc trưng cơ bản của một tổ chức phi lợi nhuận là không được chia lợi nhuận cho một ai và không có chủ sở hữu, không có nhà đầu tư. Tài sản ở đây là thuộc sở hữu cộng đồng”. Tuy nhiên, GS Trần Phương cho rằng mô hình trường phi lợi nhuận là “loại hình trường nếu có lợi nhuận thì không đem chia cho người góp vốn, mà được dùng để tái đầu tư vào sự nghiệp giáo dục”. Đồng thời, ông Phương bảo vệ quan điểm đã là trường thì phải có chủ sở hữu. “Nếu không chia lợi nhuận thì tài sản không chia không thể coi là của xã hội mà phải là của những người góp vốn hay gọi là “sở hữu tập thể”. Phần tài sản này nếu nhà trường giải thể thì sẽ được dùng để chia cho cổ đông”, ông nhấn mạnh.

Theo GS Phạm Phụ, hiện nay ở VN khó có thể xây dựng một trường ĐH tư phi lợi nhuận. Ông cho biết, ở nước ngoài thường có chuyện cho, tặng và vốn đó được đưa vào để kinh doanh. Như vậy mới có thể hoạt động phi lợi nhuận. Còn ở VN thì chưa có thói quen này. Vì vậy, chỉ có thể xây dựng mô hình trường tư “nửa vì lợi nhuận” hay trường có “lợi nhuận thích hợp”. Theo mô hình này thì sẽ khống chế lợi nhuận của cổ đông góp vốn. Lợi nhuận của trường sẽ chia lãi theo tỷ lệ lãi suất ngân hàng, còn lại sẽ là tài sản sở hữu cộng đồng. GS Phạm Phụ nhấn mạnh: “Ở VN dù ĐH NCL đã phát triển hơn 20 năm nhưng dường như chúng ta vẫn chưa có cơ chế “không vì lợi nhuận” và càng sợ hãi cụm từ “vì lợi nhuận”, do đó nhiều trường ĐH NCL vẫn khăng khăng cho rằng mình hoạt động phi lợi nhuận”.

                                                                      Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại Trường ĐH Sài Gòn
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hơn 700 lao động tham gia sàn giao dịch việc làm

(HBĐT)- Ngày 22/4, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh đã phối hợp với Tỉnh Đoàn và phòng LĐ –TB&XH huyện Tân Lạc tổ chức phiên giao dịch việc làm thứ I năm 2011 tại sàn giao dịch việc làm huyện Tân Lạc.

Trường THCS Trung Minh xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”

(HBĐT)- Tháng 10/2009, trường THCS Trung Minh được chuyển giao từ Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn về Phòng GD&ĐT TP Hòa Bình. Được sự quan tâm của ngành, cấp lãnh đạo cùng sự cố gắng của ban giám hiệu, tập thể đội ngũ giáo viên, CNV, học sinh trong toàn trường, năm học 2009 – 2010, trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học và đề ra nhiều hoạt động cho năm học mới, trong đó, phong trào thi đua “trường học thân thiện, học sinh tích cực” được trường đặc biệt quan tâm.

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011: Hồ sơ đăng ký dự thi giảm mạnh

Ngày 21-4, ngày cuối cùng nhận hồ sơ dự thi ĐH, CĐ năm 2011 tại các trường, số lượng thí sinh đến đăng ký dự thi thưa thớt hơn so với năm trước

Không dễ để có một tấm bằng MBA

Để nâng cao trình độ và có bằng cấp quốc tế, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn các khóa học MBA quốc tế học tại Việt Nam để có thể vừa đi học vừa đi làm. Tuy nhiên, để có một tấm bằng MBA không phải dễ.

Trẻ cần học kỹ năng mềm khi nào?

“Cứ hè đến, tôi lại đi tìm các lớp ngoại khóa cho con. Tuy nhiên tôi luôn cân nhắc nên cho con học Kỹ năng sống và các môn năng khiếu thế nào cho phù hợp. Từ bản thân, tôi thấy kỹ năng sống thực sự rất cần thiết, nhưng thời điểm nào học là hợp lý nhất?”

Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011: Quan tâm trường gần nhà

Hôm qua là ngày cuối cùng nộp hồ sơ (HS) đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH-CĐ. Thống kê ban đầu cho thấy thí sinh (TS) chủ yếu tập trung vào khối A và các trường địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục