Ngày 2-5, gần 78.000 học sinh lớp 9 tại TPHCM bắt đầu nộp đơn dự tuyển lớp 10 vào các trường công lập. Theo thông báo của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2011 - 2012, tổng chỉ tiêu vào lớp 10 công lập tăng hơn 2.862 chỉ tiêu so với năm học trước. Tuy nhiên, phụ huynh, học sinh (HS) cần thận trọng vì con số tăng chủ yếu là “chỗ ngồi” ở khu vực xét tuyển. Các trường tốp trên vốn thu hút đông HS lại giảm chỉ tiêu đột ngột nên cuộc đua vào lớp 10 sẽ không kém phần căng thẳng.

 

Phụ huynh, học sinh tìm hiểu chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập.

Giảm mạnh chỉ tiêu

TPHCM dự kiến có khoảng 76.980 HS tốt nghiệp THCS, giảm 769 HS so với năm học trước. Trong khi đó, Sở GD-ĐT công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học tới là 58.590 chỉ tiêu, tăng 2.862 chỗ so với năm học trước, đồng nghĩa với việc phụ huynh hy vọng sẽ giảm bớt áp lực cạnh tranh vào lớp 10 công lập.

Tuy nhiên, HS nên thận trọng lựa chọn nguyện vọng (NV) vì thực chất con số tăng chỉ tập trung ở khu vực xét tuyển và các trường ít thu hút người học. Những trường tốp trên có điểm chuẩn tuyển sinh hàng năm từ 31 điểm trở lên đều giảm chỉ tiêu đáng kể.

So sánh với năm học trước, chỉ tiêu giảm mạnh tập trung vào những trường hội đủ 3 tiêu chí: Trường nổi tiếng nằm ở địa bàn trung tâm, thí sinh dự thi đông, điểm chuẩn cao chót vót (được hiểu ngầm là chất lượng giáo dục tốt vượt trội so với các trường).

Cụ thể, địa bàn quận 3 giảm 435 chỉ tiêu, trong đó Trường THPT Lê Quý Đôn tuyển 450 HS, giảm 225 chỉ tiêu; THPT Nguyễn Thị Minh Khai tuyển 585 HS, giảm 105 chỉ tiêu; THPT Marie Curie tuyển 1.000 HS, giảm 125 chỉ tiêu so với năm học trước.

Ở quận 5, những trường có điểm chuẩn “khủng” từ 35 điểm trở lên như THPT Hùng Vương, Trung học thực hành Sài Gòn, Trung học thực hành ĐH Sư phạm giảm hơn 100 chỉ tiêu. Cuộc cạnh tranh vào khu vực lớp 10 công lập tại quận Gò Vấp sẽ căng thẳng hơn khi trường THPT Nguyễn Trung Trực và THPT Nguyễn Công Trứ giảm 270 chỉ tiêu lớp 10 công lập.

Tương tự, các trường thuộc hàng tốp trên của TP và trường có điểm tuyển cao nhất tại các quận như: THPT Nguyễn Thượng Hiền (Tân Bình), THPT Phú Nhuận (Phú Nhuận), THPT Nguyễn Du (quận 10), THPT Trần Phú (Tân Phú)… đều giảm chỉ tiêu đáng kể.

Trong buổi tư vấn quy chế và cách chọn trường tại Trường THCS Trần Văn Ơn quận 1, nhiều phụ huynh dù biết các trường nằm trong “tầm ngắm” giảm chỉ tiêu vẫn kiên quyết giữ lập trường vì cho rằng các trường điểm chuẩn thấp, chất lượng giáo dục cũng thấp.

Thầy Trần Mậu Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, lưu ý: Ngoại trừ những HS thật sự giỏi nên cọ xát với nhóm trường tốp trên, số còn lại nên thận trọng để đảm bảo cơ hội vào lớp 10 công lập. Nếu NV1 chọn theo sở thích, NV2 cần lùi 1-2 điểm để đảm bảo khoảng cách an toàn và NV3 nên cân nhắc ở các trường có điểm chuẩn vừa phải, gần nhà và loại hình trường có học phí phù hợp. Có 3 tiêu chí để căn cứ chọn trường vừa sức: Thực lực của HS; điểm chuẩn các năm trước; chỉ tiêu năm nay của các trường tăng hay giảm.

Phụ huynh cần lưu ý chỉ tiêu của các trường tốp trên năm nay có xu hướng giảm nên cân nhắc lựa chọn phù hợp, tránh trường hợp như năm rồi không ít HS đạt 32 điểm vẫn không đậu vào trường công lập nào chỉ vì đăng ký vào những trường có điểm tuyển cao.

Cuộc đua gay cấn

Nhiều giáo viên phụ trách hướng nghiệp, tuyển sinh ở các trường THCS đều cho rằng, xét tuyển là xu hướng tất yếu nhưng có một hiện tượng là phụ huynh, HS ở những khu vực này vẫn không “cam tâm” tham gia xét tuyển tại địa phương mà mong muốn vào được những ngôi trường có tiếng, điều kiện tốt hơn ở quận trung tâm.

Ngay cả những năm có triển khai xét tuyển, cuộc đua vào các trường có thi tuyển cũng không hề giảm nhiệt. Vì vậy, việc giảm chỉ tiêu ở những trường tốp trên vốn đã căng thẳng càng khiến cuộc đua thêm gay cấn.

Năm nay, để góp phần phân luồng HS sau THCS, hệ thống trường ngoài công lập, trường nghề tăng hơn 5.100 chỉ tiêu. Các trung tâm giáo dục thường xuyên cũng tuyển 20.170 HS, tăng thêm 2.215 chỉ tiêu so với năm học trước, trường trung cấp chuyên nghiệp cũng tuyển 20.170 chỉ tiêu (tăng 2.935)…

Lý giải nguyên nhân vì sao năm nay hầu hết các trường chuyên, trường tốp trên của TP đều giảm chỉ tiêu, ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết: Chỉ tiêu tuyển sinh được phân bổ miễn sao đáp ứng đủ chỗ học cho người dân. Năm nay, trường lớp được xây dựng đầy đủ hơn nên ngành giáo dục thực hiện kéo giãn đội hình ra, tăng xét tuyển phù hợp với xu thế hiện đại, đồng thời giảm sĩ số và áp lực cho các trường ở trung tâm. Những trường này có chất lượng tốt nhưng thường xuyên chịu áp lực sĩ số cao, quá tải.

Theo quy định của Sở GD-ĐT TPHCM, HS lớp 9 tại các trường THCS trên địa bàn TPHCM sẽ nộp hồ sơ đăng ký thi và xét tuyển vào lớp 10 từ ngày 2-5 đến hết ngày 15-5 tại trường THCS đang học.

Theo ông Hồ Phú Bạc, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT TPHCM, HS cần căn cứ vào sức học (cụ thể là kết quả kỳ kiểm tra học kỳ 2 năm lớp 9 của 3 môn: toán, văn, ngoại ngữ) so sánh với điểm chuẩn tuyển sinh năm trước của các trường THPT để đăng ký NV. Nếu học lực giỏi có thể chọn NV1 vào trường có điểm chuẩn từ 30-35 điểm trở lên; NV2 từ 30-34,75 điểm; NV3 từ 25-29,75 điểm.

Với HS có học lực khá có thể chọn NV1 vào trường có điểm chuẩn từ 30-34,75 điểm; NV2 từ 25-29,75 điểm; NV3 dưới 25 điểm. HS có học lực trung bình nên chọn NV1 vào trường có điểm chuẩn từ 25-29,75 điểm; NV2, NV3 dưới 25 điểm. HS lưu ý không nên ghi cả 3 NV vào cùng một trường.

Điều này không làm tăng thêm cơ hội vào trường dự thi mà ngược lại rất nguy hiểm. Nếu đã rớt NV1 chắc chắn không đậu được các NV sau vì trong cùng một trường, điểm chuẩn NV2 luôn cao hơn NV1 và NV3 luôn cao hơn NV2.

 

                                                                                     Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Góp ý dự thảo Luật Giáo dục đại học: Thừa chi tiết vặt, né tránh vấn đề then chốt

Các chuyên gia giáo dục tại TPHCM cho rằng Dự thảo Luật Giáo dục đại học thừa những chi tiết lặt vặt trong khi đó lại tránh né những vấn đền then chốt và cơ chế để xây dựng nền giáo dục đại học thực sự mà đất nước cần.

Những ngành học được săn đón

Các trường CĐ, trung cấp nghề hiện đang có những ngành học mà nhu cầu tuyển dụng rất cao với mức lương hấp dẫn.

Sách giáo khoa tăng giá

Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục vừa công bố bảng giá bán sách giáo khoa (SGK) năm 2011, trong đó dễ thấy là giá SGK ở các cấp học đều tăng so với năm 2010.

Trường tiểu học thị trấn Kỳ Sơn đón Bằng công nhận chuẩn Quốc gia mức độ I

(HBĐT) - Ngày 28/4, trường tiểu học thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) đã tổ chức lễ đón Bằng công nhận trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ I, giai đoạn 2005 - 2010.

Loay hoay chất lượng giáo viên

Chất lượng giáo viên (GV) đi xuống đang là nỗi lo đối với giáo dục trong khi các địa phương tốn nhiều công sức giải quyết vấn đề thiếu GV.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2011 - Nguy cơ thiếu phòng thi

Hồ sơ đăng ký dự thi tăng cộng thêm tình hình vật giá leo thang khiến nhiều trường tổ chức thi tuyển sinh năm nay đứng ngồi không yên vì chi phí cho công tác thi tăng chóng mặt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục