Các em học sinh trường THCS xã Nam Phong (Cao Phong)  hào hứng tham gia ngày hội trồng cây do CFV phát động.

Các em học sinh trường THCS xã Nam Phong (Cao Phong) hào hứng tham gia ngày hội trồng cây do CFV phát động.

(HBĐT) - Rửa tay đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn, trồng cây xanh để bảo vệ môi trường, yêu mến thiên nhiên và động vật, thể hiện mơ ước của mình qua những thước phim... Đó là những điều tốt đẹp mà tổ chức ChildFund Việt Nam (CFV) đã gieo vào tâm hồn thơ bé của trẻ em các vùng khó khăn thuộc phạm vi triển khai dự án. Với nhiều hoạt động cụ thể, dự án đã gieo “hạt giống tâm hồn” cho trẻ em miền núi, góp phần nâng niu cuộc sống của các em hướng đến những chân trời tươi sáng, đầy hứa hẹn.

 

“Người bạn lớn” của trẻ em miền núi

 

Tổ chức CFV là thành viên của mạng lưới ChildFund quốc tế, đây là một mạng lưới toàn cầu gồm 12 tổ chức thành viên, giúp đỡ hàng chục triệu trẻ em tại hơn 50 quốc gia. Lấy trẻ em làm trọng tâm, ChildFund hoạt động trong mối quan hệ đối tác cùng trẻ em và cộng đồng nhằm tạo ra những thay đổi bền vững và có ý nghĩa trên cơ sở thúc đẩy quyền trẻ em, hỗ trợ cho sự phát triển dài hạn của cộng đồng.

 

CFV hỗ trợ các dự án phát triển cộng đồng tại Việt Nam từ năm 1995, tập trung vào 5 lĩnh vực chính: giáo dục, y tế, dân sinh, nước sạch và vệ sinh môi trường, quyền và bảo vệ trẻ em. Tại một cộng đồng được hỗ trợ, 5 lĩnh vực này sẽ được triển khai đồng thời nhằm đạt được tác động tổng thể lớn nhất đối với sự phát triển của cộng đồng. Là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, CFV làm việc để đem lại những thay đổi có ý nghĩa và bền vững đối với cuộc sống của trẻ em, gia đình và cộng đồng, không phân biệt dân tộc, giới tính, năng lực hay tôn giáo.

 

“Một cộng đồng thế giới không có đói nghèo, nơi trẻ em được bảo vệ và có cơ hội phát triển toàn diện tiềm năng của mình” - tầm nhìn dài hạn của ChildFund quốc tế đang được CFV bền bỉ hiện thực hóa với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, giàu ý nghĩa. Tại Hòa Bình, CFV đã thực sự trở thành người bạn lớn của trẻ em các vùng triển khai dự án thông qua nhiều chương trình hữu ích: xây dựng trường mầm non và tiểu học nhằm đảm bảo cho trẻ em được học tập trong môi trường tốt; cung cấp trang thiết bị phòng học, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, tài liệu cho học sinh; truyền thông nâng cao nhận thức của gia đình, nhà trường và xã hội về quyền trẻ em; rèn luyện và nâng cao các kỹ năng sống đẹp cho trẻ em, hướng tới một cộng đồng phát triển toàn diện và bền vững... Có thể nói, sự tiếp cận đầy tính nhân văn của CFV đã gieo những điều tốt đẹp, mới mẻ vào tâm hồn thơ bé của trẻ em miền núi Hòa Bình - những đứa trẻ vốn đã thiệt thòi từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên bởi cuộc sống gia đình khốn khó, bởi vùng quê của các em còn thiếu thốn đủ bề các điều kiện phát triển dân sinh.

 

Bà Deborah Leaver, Giám đốc quốc gia, tổ chức ChildFund cho biết: Các dự án đều thể hiện nỗ lực của CFV trong việc giải quyết những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo tại các vùng kém phát triển. Tham gia các hoạt động do CFV tổ chức, trẻ em miền núi tại Việt Nam - trong đó có Hòa Bình có thể trở thành một phần của cộng đồng trên thế giới và khiến tiếng nói của mình được lắng nghe. Từ đó, các em sẽ có sự khởi đầu tốt đẹp để tự tin bước qua sức cản của đói nghèo, hướng tới một tương lai tươi sáng, đầy hứa hẹn.

 

Miệt mài gieo “hạt giống tâm hồn”

 

Mới đây, trong khuôn khổ chương trình quyền và bảo vệ trẻ em của CFV, dự án kết nối trẻ em (được thí điểm từ tháng 5/2011) đã mang tới cho các em học sinh hai xã Phú Minh và Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) những trải nghiệm lý thú chưa từng có. Lần đầu tiên, các em được tập huấn kỹ năng quay phim, kể chuyện, trình bày và trực tiếp sử dụng máy quay để làm ra những thước phim sinh động kể về cuộc sống xung quanh, tâm sự về những mơ ước hay đơn giản là những thắc mắc mà các em muốn tìm hiểu. Cùng với các bạn nhỏ Bắc Kạn, các em học sinh tại Hòa Bình đã quay được 275 đoạn phim để làm thành 12 phút trong bộ phim “Ngày của em” được trình chiếu vào ngày Thiếu nhi Thế giới 20/11/2011. Những thước phim đã trở thành cầu nối giúp trẻ em Hòa Bình kết nối với bạn bè cùng trang lứa tại các nước Australia, Lào, Đông Timor. “Đây là cơ hội để các em mạnh dạn cất lên tiếng nói của mình, giúp các em tự tin, bản lĩnh hơn khi tiếp cận và khám phá những chân trời mới” - Anh Trường, cán bộ Văn phòng ChildFund Hà Nội chia sẻ.

 

Còn đối với các em học sinh trường THCS xã Nam Phong (huyện Cao Phong), dấu ấn của CFV đang hiển hiện trong màu xanh mơn mởn của cây cối quanh trường. Khuôn viên trường mới thêm xanh, sạch, đẹp với vườn cây đang đầy lộc non để chào đón mùa xuân. Năm 2011, phát động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, tổ chức CFV đã hỗ trợ kinh phí để nhà trường triển khai hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh. Ngoài ra, ông Đinh Duy Thích, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn cho biết: Vài năm gần đây, CFV còn triển khai các hoạt động thiết thực khác nhằm khuyến khích người dân, đặc biệt là trẻ em đang độ tuổi đến trường tích cực tham gia bảo vệ môi trường sống, ví dụ như hỗ trợ đầu tư công trình nước sạch cho các hộ dân, xây công trình vệ sinh đảm bảo cho trường mầm non của xã, tuyên truyền tạo thói quen rửa tay đúng cách bằng xà phòng, phát động các hoạt động vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nhà cửa, truyền thông nâng cao nhận thức của trẻ em về tình yêu thiên nhiên và lối sống vì cộng đồng...

 

Cũng hướng tới trẻ em huyện Cao Phong, trước đó, dự án ChildFund đã triển khai lần đầu tiên từ năm 2007 - 2009 tại hai xã Tây Phong và Bắc Phong, sau đó trong giai đoạn 2 (từ tháng 9/2009 - 2012) tiếp tục mở rộng thêm hai xã Thu Phong và Xuân Phong. Thông qua các hoạt động tập huấn, giao lưu, trò chơi, trẻ em bốn xã trên được tìm hiểu và có nhận thức nhất định những vấn đề cơ bản về quyền trẻ em, kiến thức về phòng, chống tai nạn thương tích, tai - tệ nạn xã hội... Đặc biệt, các em đã tự tin tham gia các diễn đàn dành riêng cho lứa tuổi mình, tiêu biểu có em còn được chọn tham gia diễn đàn trẻ em toàn quốc. Tiếng nói của trẻ em miền núi đã tự hào vang lên từ các diễn đàn lớn, nhỏ. Đối với các em, tham gia các hoạt động của CFV đồng nghĩa với việc các em tự khám phá bản thân mình, khơi thông những giá trị còn tiềm ẩn, biết ước mơ và biết cách thực hiện những ước mơ. Đây là những “hạt giống tâm hồn” mà nhiều năm nay, tổ chức CFV đã miệt mài gieo lên cuộc sống của trẻ em miền núi Hòa Bình.

 

 

 

                                                                                     Phan Anh

 

Các tin khác

Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Không có hình ảnh
Được sự quan tâm đầu tư về nhiều mặt, trường THCS Mông Hóa đã có điều kiện giảng dạy, học tập tốt hơn trước đây,  trường đã có phòng máy tính, các phương tiện trình chiếu hiện đại.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao bằng khen của Bộ GD&ĐT cho các tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2011.

“Nhắc đến Thưởng Tết, chỉ tủi thân thêm mà thôi”

Gặp giáo viên, hỏi về chuyện thưởng Tết, đa phần họ đều ngậm ngùi không muốn kể ra vì rất chạnh lòng. Khái niệm thưởng Tết đối với giáo viên chỉ gọi là cho vui, có giáo viên khi được hỏi đã thốt lên “Thương lắm Tết ơi!”…

Giáo viên bao giờ có thưởng Tết?

(HBĐT) - Sau một năm lao động vất vả, ai cũng muốn được thưởng Tết để về lo cho gia đình mình. Nhiều ngành nghề ít cũng được thưởng vài trăm nghìn, có người được thưởng hàng chục triệu đồng. Đó là thành quả lao động của cả năm. Nhưng với các thầy, cô giáo, nhất là vùng sâu, xa sau một năm vất vả gieo con chữ vùng cao thì việc đó là … mơ.

“Mong có lương tháng 13 để sắm Tết”

“Cứ Tết về, đọc báo thấy người ta thưởng Tết tiền tỷ, giáo viên chúng tôi lại ngậm ngùi. Không có nguồn để thưởng, chúng tôi chỉ mong được Nhà nước cho hưởng lương tháng thứ 13 để có tiền sắm Tết” - một giáo viên Nghệ An chia sẻ.

Vui xuân không quên... bài tập

Nhiều sở GD-ĐT nhắc nhở, yêu cầu các trường và giáo viên không được cho bài tập buộc học sinh phải làm trong dịp nghỉ tết. Tuy nhiên, việc nghỉ tết dài ngày khiến giáo viên và cả phụ huynh đều có nỗi lo chung là học sinh sẽ mê chơi, quên học. Vì vậy, không ít học sinh vẫn phải cắm cúi làm bài tập những ngày cận Tết Nhâm Thìn.

Trương Cao Đẳng Nghề Hòa Bình: Tập trung rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên

(HBĐT) - Ngày 17/1, Trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2011 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2012.

Từng bước nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan dự bị

(HBĐT) - Lớp đào tạo sĩ quan dự bị khoá I do trường Quân sự tỉnh tổ chức là khóa đầu tiên được mở bằng nguồn ngân sách địa phương, theo kế hoạch học tập trong 3 tháng (từ tháng tháng 9 đến tháng 12-2011). Trên cơ sở rút kinh nghiệm công tác đào tạo, bồi dưỡng các lớp đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, Đảng ủy, Ban giám hiệu trường Quân sự tỉnh đã tổ chức chặt chẽ ngay từ khâu tuyển chọn, 60 học viên là hạ sĩ quan mới xuất ngũ ở các địa phương, có sức khỏe, đạo đức, phẩm chất chính trị và có 22 đồng chí là đảng viên, còn lại là đoàn viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục