Được sự quan tâm đầu tư về nhiều mặt, trường THCS Mông Hóa đã có điều kiện giảng dạy, học tập tốt hơn trước đây,  trường đã có phòng máy tính, các phương tiện trình chiếu hiện đại.

Được sự quan tâm đầu tư về nhiều mặt, trường THCS Mông Hóa đã có điều kiện giảng dạy, học tập tốt hơn trước đây, trường đã có phòng máy tính, các phương tiện trình chiếu hiện đại.

(HBĐT) - Một chiều đi qua cổng trường mầm non, tiểu học Mông Hoá, huyện Kỳ Sơn đúng lúc các em học sinh tan buổi học, lòng bỗng dưng vui trẻ với niềm vui của tuổi học trò. Các em như đàn chim non ùa ra, tíu tít bên cha mẹ. Bất chợt một câu hát ai đó cất lên từ ngôi nhà bên đường. “Đi qua vùng cỏ non, thấy mùa xuân đang đến, bâng khuâng chiều 30, tóc em xanh màu trời... Đi qua vườn trẻ chơi, ngỡ bầy chim đang hót, ta nghe đời vui hơn”.

Các em như những mầm non mùa xuân đang được chăm tưới bằng tình yêu mẹ cha, bằng mối quan tâm của cộng đồng, xã hội... Trong bước phát triển toàn diện của Mông Hoá hôm nay, vấn đề “cái chữ” của con em mình luôn được coi trọng. Chẳng thế mà tại thời điểm này, trường tiểu học đã được công nhận trường chuẩn quốc gia; trường mầm non và trường THCS Mông Hoá đang hội tụ những cơ hội để trở thành trường chuẩn quốc gia trong nay mai… 

 

Những tấm lòng đồng hành cùng giáo dục...

 

Đưa đề tài xã hội hoá vào trong câu chuyện với thầy Hiệu trưởng trường THCS Mông Hoá Phạm Viết Thiệu, nhận ngay được điều tâm huyết từng ấp ủ. Thầy thực sự hồ hởi khi nói về ngôi trường mới được toạ lạc trên một khu đất cao rộng này. Thầy cho biết: Trong mối quan tâm chung của các cấp, ngành chuẩn bị cho trường THCS Mông Hoá phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia, ngành, địa phương đã có phương án về địa điểm, kinh phí để dành cho nhà trường. Khu đất này trước thuộc  khu vực kho của một đơn vị nên phải san ủi, giải phóng ụ đất, đá... Có dịp cao điểm, 100 đoàn viên thanh niên, 40 bộ đội đóng trên địa bàn, một số doanh nghiệp miệt mài 20 ngày trời trên công trường này; lượng đất, đá chuyển đi, chuyển đến 180 m3. Nhiều gia đình trên địa bàn cũng ủng hộ xe cộ để lu, ủi, san, gạt cùng lo với công việc của nhà trường. Người dân Mông Hoá còn đóng góp thêm kinh phí được 32 triệu đồng nhằm hoàn thành mặt bằng xây dựng nhà trường cho đúng tiến độ. Từ khu đất hẹp 2.700m2 trước đây, trường THCS đã có một vị trí đắc địa xanh - sạch - đẹp an toàn như hiện nay với trên 6.610 m2. Ngôi trường trong mơ hiện đã có 2 toà nhà (12 phòng học) nhà hiệu bộ; sân trường, cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp. 

 

Liên tục trong nhiều năm gần đây, nhà trường đã có các cuộc giao ban với các bác trưởng xóm, Bí thư chi bộ của 17 xóm. Vì thế, từ năm học 2010 - 2011, ở Mông Hoá bắt đầu có “Tiếng trống khuyến học”. Mỗi tối, từ 19 giờ, khi tiếng trống vang lên, dù gia đình có bận rộn chuyện thu hoạch, mùa màng đến mấy cũng dừng lại để con cái được ngồi vào bàn học. Thông tin về học sinh cũng được nhà trường thông báo về các trưởng thôn. Qua loa, đài (17/17 xóm đều có cụm truyền thanh), bà con được biết tình hình nhà trường, việc học hành của con em mình, những công việc mới cần thực hiện.  Đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục Mông Hoá còn có biết bao điển hình cá nhân, tập thể có những đóng góp thiết thực. ở xóm Nội, ai cũng biết tấm gương ông Bùi Quang Ngoạn dành trọn thời gian cho các hoạt động khuyến học, khuyến tài; hàng năm, quỹ lưu chuyển của chi hội có 4,5 triệu đồng. Học sinh cũ Trần Hùng Thắng (đại tá quân đội, hiện công tác ở quân khu 9), từ năm 2004 đến nay đã ủng hộ giáo dục Mông Hoá gần 50 triệu đồng. Năm học 2010-2011, bác Trần Hùng Thắng đã tặng 9 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó, hiếu học của trường THCS Mông Hoá. Thầy Kiều Văn Thông (nguyên Hiệu trưởng nhà trường những năm 70 của thế kỷ trước) và gia đình ủng hộ quỹ khuyến học 10 triệu đồng, ông Phạm Văn Bảo, cán bộ quân đội nghỉ hưu ủng hộ 10 triệu đồng... Đến nay, số quỹ khuyến học của Ban khuyến học THCS Mông Hoá có gần 47 triệu đồng (mỗi năm khen thưởng khoảng 150-160 suất cho thầy và trò có thành tích, học sinh nghèo vượt khó)…

 

“Bức tranh” nhiều gam màu tươi sáng...

 

Cơ ngơi của sự nghiệp giáo dục Mông Hoá đã tạo được dấu ấn đáng kể trong các trường trên địa bàn. Nếu tính về sự toàn diện, Mông Hoá chỉ có thể đứng sau thị trấn huyện lỵ. Trường mầm non đã rộng rãi, ổn định quy mô hơn với diện tích 4.000m2. Trường tiểu học Mông Hoá là một trong những trường chuẩn quốc gia đầu tiên của tỉnh, của huyện; chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được giữ vững. Năm học 2010-2011, toàn trường có 222 học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; trong đó, tỷ lệ học sinh giỏi chiếm 29,9% (103 em). Tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, trường có 15 em đoạt giải. 3 năm học gần đây, trường được UBND tỉnh công nhận tập thể lao động xuất sắc. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đã tiếp cận nhanh được với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục trong tình hình mới, nhất là việc đổi mới phương pháp dạy; đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, giảng dạy... Hiện nay, 20 cán bộ, giáo viên có trình độ đại học. Nhiều cán bộ, giáo viên phấn đấu trở thành chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh như thầy hiệu trưởng Phạm Thế Hiệu, cô giáo Bùi Thị Hiền (môn ngữ văn... Chất lượng giáo dục toàn diện đang tiếp tục được giữ vững. Những năm học gần đây, tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi chiếm trên 40% (trong đó, tỷ lệ học sinh giỏi chiếm 8-10%). Tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, học sinh nhà trường luôn có mặt trong tốp 3 của huyện; có năm đạt 25 giải học sinh giỏi cấp huyện, 14 giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Nhà trường đang cùng 2 trường trên địa bàn tiếp tục tạo được niềm tin của đồng bào các dân tộc nơi đây...

 

 

                                                                      Tưởng Văn

 

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức các Kỳ thi năm 2024 nghiêm túc, an toàn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục