Vất vả cả năm, nhưng giáo viên Trường mầm non xã Xuân Du (huyện Như Thanh, Thanh Hóa) không hi vọng được thưởng Tết.
Gặp giáo viên, hỏi về chuyện thưởng Tết, đa phần họ đều ngậm ngùi không muốn kể ra vì rất chạnh lòng. Khái niệm thưởng Tết đối với giáo viên chỉ gọi là cho vui, có giáo viên khi được hỏi đã thốt lên “Thương lắm Tết ơi!”…
Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, công nhân viên hớn hở mong đợi tiền thưởng Tết. Nhưng đối với các thầy cô giáo - những người đang âm thầm cống hiến cho sự nghiệp trồng người lại không muốn nhắc đến điều này. Khái niệm thưởng Tết cho giáo viên (GV) chỉ là sự tằn tiện chi tiêu trong năm để cuối năm còn dư ra một khoản gọi là thưởng “cho có, cho vui”, hay động viên tinh thần là chính.
Theo khảo sát của Dân trí, chuyện thưởng Tết đối với GV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng không hơn gì với các địa phương khác. Còn nhớ năm 2011, một trường THPT ở huyện Bá Thước - một huyện miền núi cao của tỉnh Thanh Hóa thưởng Tết GV lên đến gần 4 triệu đồng đã là một sự kiện. Để có được số tiền thưởng như thế, tập thể nhà trường đã phải chi tiêu tằn tiện mới có được.
Có mặt tại Trường THCS Thanh Lâm (huyện Như Thanh, Thanh Hóa) những ngày cuối năm, khi được hỏi về chuyện thưởng Tết, nhiều GV nơi đây lặng thinh vì không muốn nói ra “điệp khúc” buồn. Thầy Trương Văn Thanh - hiệu trưởng Trường THCS Thanh Lâm chia sẻ: “Mỗi năm Tết đến, nhà trường chỉ thưởng cho có, hỗ trợ các thầy cô giáo dăm chục, một trăm ngàn đồng gọi là động viên tinh thần. Chứ thực tế tiền ngân sách của ngành chi đủ khoản trong năm như: Khai giảng, 20/11, ủng hộ gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, sơ kết, tổng kết…Đặc biệt, trường chúng tôi lại là một trường ở miền núi, cơ sở vật chất hạ tầng còn nhiều khó khăn, hàng năm việc tu sửa lại cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cũng tốn khá nhiều kinh phí”.
"Ban giám hiệu nhà trường cố gắng lắm cũng chỉ có khoảng dăm chục ngàn đồng gọi là cho có quà động viên tinh thần các thầy cô giáo, chứ nói thưởng nghe to tát quá. Các anh nhìn trường lớp đó thì biết, thầy cô nơi đây chỉ mong có cơ sở vật chất tươm tất chút để yên tâm giảng dạy và cho học trò đỡ khổ hơn thôi. Nhìn học sinh vất vả, cực khổ vì hoàn cảnh nhà nghèo và đường xá xa xôi thầy cô cũng muốn có món quà cho các em, nhưng khổ nỗi, nhiều thầy cô cũng hoàn cảnh không kém gia đình các em nên đành chịu", thầy Nguyễn Văn Bảo, hiệu trưởng Trường tiểu học Thạch Tượng II (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) chia sẻ. |
Nói về chế độ thưởng Tết, nhiều GV chỉ thở dài: “Có thì tốt, mà không có cũng chẳng sao, vì chúng tôi quen rồi, nhắc đến chỉ tủi thân thêm mà thôi”.
Cô Lê Thị Ngọc, hiệu trưởng Trường mầm non Xuân Du (huyện Như Thanh, Thanh Hóa) cho hay: “Tết năm nay trường thưởng Tết cho GV 100.000đ, những GV nào có thành tích thi đua, dạy tốt trong năm thì được thêm 100.000đ nữa”.
Mặc dù không có tiền thưởng Tết, nhưng không riêng gì GV Trường THCS Thanh Lâm mà GV nhiều ngôi trường khác trên địa bàn Thanh Hóa, mỗi năm Tết đến, xuân về, các thầy cô vẫn trích một khoản từ đồng lương ít ỏi của mình để góp tiền mua quà tặng các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, để mong các em có một cái Tết đầm ấm hơn. Sự quan tâm, chia sẻ của các thầy cô thật đáng trân trọng biết bao.
Theo Dantri
(HBĐT) - Lớp đào tạo sĩ quan dự bị khoá I do trường Quân sự tỉnh tổ chức là khóa đầu tiên được mở bằng nguồn ngân sách địa phương, theo kế hoạch học tập trong 3 tháng (từ tháng tháng 9 đến tháng 12-2011). Trên cơ sở rút kinh nghiệm công tác đào tạo, bồi dưỡng các lớp đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, Đảng ủy, Ban giám hiệu trường Quân sự tỉnh đã tổ chức chặt chẽ ngay từ khâu tuyển chọn, 60 học viên là hạ sĩ quan mới xuất ngũ ở các địa phương, có sức khỏe, đạo đức, phẩm chất chính trị và có 22 đồng chí là đảng viên, còn lại là đoàn viên.
Năm nay, theo dự kiến, Bộ GD-ĐT sẽ không giới hạn số đợt xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Vì thế, thí sinh (TS) có cơ hội đăng ký vào nhiều trường và không hạn chế nguyện vọng.
Mắng trẻ trước đông người, xử phạt bằng những hình thức xúc phạm, bôi nhọ…, một số giáo viên và phụ huynh nghĩ rằng với cách này trẻ sẽ không lặp lại sai phạm. Nhưng thực tế, khi lòng tự trọng bị chà đạp, trẻ càng trở nên bất cần.
Nhờ quỹ phụ huynh, vận động xin tài trợ, tổ chức hội chợ thu lợi nhuận…, nhiều đơn vị giáo dục mầm non tại TPHCM đã chủ động, sáng tạo tìm nguồn hỗ trợ giúp giáo viên, công nhân viên trong ngành bớt “lạnh” khi Tết về.
Dư luận ủng hộ việc Bộ GD-ĐT xử lý nghiêm các đơn vị liên kết đào tạo với nước ngoài không phép. Tuy nhiên, qua sự việc này lại thấy còn nhiều vấn đề bất cập trong quản lý.
Trao đổi với PV về hướng xử lý cô giáo T.T.H. trong vụ nữ sinh tự tử tại Trường THPT Đông Quan, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó phòng giáo dục THPT, Sở GD-ĐT Thái Bình cho biết mức xử lý cao nhất với GV này là nhà trường phải cắt hợp đồng.