“Cứ Tết về, đọc báo thấy người ta thưởng Tết tiền tỷ, giáo viên chúng tôi lại ngậm ngùi. Không có nguồn để thưởng, chúng tôi chỉ mong được Nhà nước cho hưởng lương tháng thứ 13 để có tiền sắm Tết” - một giáo viên Nghệ An chia sẻ.
Tính ra chỉ còn 2 ngày nữa là giáo viên và học sinh được nghỉ Tết, thế nhưng khi đặt câu hỏi về thưởng Tết tại một số trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu buồn bã: “Chưa thấy nhà trường có thông báo gì”.
Cô giáo Nguyễn Thị H. (Trường THPT Anh Sơn 2, huyện Anh Sơn, Nghệ An) cho biết: “Năm nay thì chưa thấy nói gì đến chuyện thưởng Tết, chắc cũng không thể nhiều hơn năm ngoái. Mà phải gọi là quà Tết mới đúng bởi vì chẳng có ai lại thưởng cho cả năm làm việc quần quật của giáo viên 50-100.000 đồng cả. Vừa rồi tôi đọc báo và được biết có doanh nghiệp thưởng Tết cho nhân viên đến mấy tỷ đồng. Đọc chỉ thêm buồn nên quyết định không đọc bất kỳ thông tin nào để cập đến chuyện thưởng Tết nữa”.
Một giáo viên ở một trường THPT thuộc huyện miền núi Tương Dương thì thẳng thắn: “Nói thật, giáo viên chúng tôi không mong Tết đâu. Người ở xa thì Tết được thêm mấy ngày nghỉ về với bố mẹ, vợ con nhưng về tay không, không có quà cũng buồn. Mà trên này cái chi cũng đắt đỏ, cả lương và phụ cấp được 3-4 triệu đồng chỉ đủ ăn tiêu trong tháng thôi. Ngày thường thì không sao chứ đến Tết thấy người ta thưởng mấy tháng lương, thậm chí có nơi thưởng đến hơn 2 năm lương lại thấy buồn. Những lúc thế này thấy lòng yêu nghề của mình cũng giảm đi chút ít”.
Không chỉ giáo viên buồn vì chuyện thưởng Tết mà ngay cả những người làm quản lý công tác giáo dục cũng không thể tránh khỏi ngậm ngùi mỗi khi nhắc đến chuyện này. Thầy Nguyễn Anh Nam - phó hiệu trưởng Trường tiểu học Thọ Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) dường như không muốn nói chuyện khi chúng tôi đề cập đến chuyện thưởng Tết. Năm nay toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên Trường tiểu học Thọ Sơn được nhận 100.000 đồng quà Tết, trong đó 50.000 đồng là quà của xã, 50.000 đồng là quà của nhà trường. Ngoài ra công đoàn nhà trường cũng có quà cho giáo viên, mỗi người được một gói mỳ chính trị giá 30.000 đồng. Hiệu trưởng, hiệu phó đều chung mức thưởng này.
“Như thế cũng là nhiều lắm rồi đấy, mọi năm quà Tết chỉ là một tờ lịch trị giá 2.500 đồng thôi. Cứ Tết đến nghe người ta kháo nhau thưởng tiền triệu, tiền tỷ, giáo viên chúng tôi nghe mà ứa nước mắt. Chỉ mong Nhà nước cho ngành giáo dục được hưởng lương tháng thứ 13 để có tiền mà sắm Tết chứ cứ đằng hằng tiền lương thì chỉ đủ chi tiêu trong nhà, làm chi có mà sắm sanh thêm. Nói thật, mình làm quản lý mà thấy anh em không được thưởng Tết cũng thấy đau lắm, bất lực lắm nhưng cả toàn ngành như vậy cả, biết kêu ai bây giờ?”, thầy Nguyễn Anh Nam tâm sự.
Thầy giáo Nguyễn Văn Trãi (Trường THCS Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn) phấn khởi hơn mọi năm bởi năm nay số tiền thưởng Tết của thầy đạt mức
"kỷ lục” 200.000 đồng. “Mọi năm chúng tôi về quê ăn Tết với phần thưởng là 1 tờ lịch treo tường nhưng năm nay Ban giám hiệu nhà trường đã quyết định “chơi sang”, thưởng cho mỗi giáo viên 150.000 đồng, công đoàn nhà trường 50.000 đồng nữa, nói chung là cũng có tiền để mừng tuổi cho các cháu ở quê”. Giáo viên biên chế thưởng Tết đã "hẻo", giáo viên hợp đồng còn khốn khổ hơn khi cùng lắm được thưởng một nửa, hoặc cũng có thể là sẽ không được thưởng đồng nào.
Hầu hết, mỗi khi Tết đến xuân về, phòng giáo dục các huyện cũng có một khoản (vài ba triệu đồng) chuyển về cho các trường nhưng ghi rõ “chi nội dung khác”. Bởi vậy số tiền này các trường cũng không dám trích để thưởng hay mua quà Tết cho giáo viên. Cuối năm, trường nào tổng kết thu chi còn dư chút ít thì năm đó giáo viên có thêm vài chục nghìn, đủ để mua cân hành về muối dưa. Trường nào chi tiêu quá tay, thâm thủng ngân sách thì coi như giáo viên ngậm ngùi đừng mơ đến quà Tết.
Không có tiền thưởng Tết, nói như các giáo viên xứ Nghệ “sống trong cái khổ, quen rồi” nên dẫu có buồn, có chạnh lòng thì hết Tết họ lại tất bật với những bài giảng, với sự nghiệp trồng người của mình. Thiếu thốn đủ thứ, cái Tết cũng kém vui hơn vì không có tiền thưởng nhưng để học sinh của mình có cái Tết vui hơn, họ sẵn sàng trích từ số tiền lương ít ỏi của mình để ủng hộ cho các em. Thầy Nguyễn Anh Nam tự hào khoe với chúng tôi: “Tết năm nay giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường đã ủng hộ được hơn 1 triệu đồng cho các em học sinh nghèo ăn Tết”. Tính ra, số tiền các thầy cô giáo nơi đây ủng hộ học sinh nghèo trường mình ăn Tết cũng bằng một nửa số quà Tết mà họ được nhận sau một năm miệt mài trên bục giảng.
Theo DanTri
Mắng trẻ trước đông người, xử phạt bằng những hình thức xúc phạm, bôi nhọ…, một số giáo viên và phụ huynh nghĩ rằng với cách này trẻ sẽ không lặp lại sai phạm. Nhưng thực tế, khi lòng tự trọng bị chà đạp, trẻ càng trở nên bất cần.
Nhờ quỹ phụ huynh, vận động xin tài trợ, tổ chức hội chợ thu lợi nhuận…, nhiều đơn vị giáo dục mầm non tại TPHCM đã chủ động, sáng tạo tìm nguồn hỗ trợ giúp giáo viên, công nhân viên trong ngành bớt “lạnh” khi Tết về.
Dư luận ủng hộ việc Bộ GD-ĐT xử lý nghiêm các đơn vị liên kết đào tạo với nước ngoài không phép. Tuy nhiên, qua sự việc này lại thấy còn nhiều vấn đề bất cập trong quản lý.
Trao đổi với PV về hướng xử lý cô giáo T.T.H. trong vụ nữ sinh tự tử tại Trường THPT Đông Quan, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó phòng giáo dục THPT, Sở GD-ĐT Thái Bình cho biết mức xử lý cao nhất với GV này là nhà trường phải cắt hợp đồng.
Việc Bộ GD-ĐT ra quyết định đình chỉ hoạt động và xử phạt 4 đơn vị liên kết đào tạo quốc tế tại TPHCM đã cảnh báo sự “hên - xui” khi theo học các chương trình liên kết đào tạo quốc tế mà có người ví von giống như ta cầm con dao hai lưỡi. Và rõ ràng khâu quản lý của chúng ta có vấn đề, vừa lỏng lẻo vừa thiếu trách nhiệm trong tất cả các công đoạn từ tiền kiểm đến hậu kiểm.
(HBĐT) - Chiều ngày 11/1, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên TT Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình khóa XIII đã tới thăm và tặng quà cho trường tiểu học Nam Phong (Cao Phong) và trường Tiểu học Quy Hậu (Tân Lạc).