Đó là một trong những nội dung quan trọng được nêu trong kế hoạch thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học nhằm hưởng ứng Năm an toàn giao thông 2012 do Bộ GD-ĐT ban hành.

 

Các đơn vị, trường học được yêu cầu phải phổ biến kỹ cho HS, sinh viên các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; trang bị cho các em nắm vững các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, trọng tâm là: các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với từng cấp học; quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; quy định về điều kiện được điều khiển mô tô, xe gắn máy; quy định về nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi điều khiển mô tô, xe gắn máy; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn và hậu quả phải gánh chịu khi vi phạm.

Theo chỉ đạo của Bộ, các sở GD-ĐT phải giám sát quyết liệt việc nghiêm cấm HS chưa đủ điều kiện điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho HS từ 6 tuổi trở lên; quy định rõ trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường trong việc triển khai và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện. Những đơn vị có vi phạm sẽ bị kỷ luật nghiêm khắc. Ngoài ra, cần rà soát lại chương trình, nội dung, phương pháp, thời lượng giảng dạy về trật tự an toàn giao thông đang thực hiện để kịp thời có kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.


                                                   Theo HaNoiMoi
 

Các tin khác

Các em học sinh trường THCS xã Nam Phong (Cao Phong)  hào hứng tham gia ngày hội trồng cây do CFV phát động.
Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Không có hình ảnh
Được sự quan tâm đầu tư về nhiều mặt, trường THCS Mông Hóa đã có điều kiện giảng dạy, học tập tốt hơn trước đây,  trường đã có phòng máy tính, các phương tiện trình chiếu hiện đại.

Năm 2011, huy động trên 5,3 vạn trẻ trong độ tuổi đến lớp

(HBĐT) - Ngày 19/1, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2011, triển khai nhiệm vụ trong tâm năm 2012.

“Nhắc đến Thưởng Tết, chỉ tủi thân thêm mà thôi”

Gặp giáo viên, hỏi về chuyện thưởng Tết, đa phần họ đều ngậm ngùi không muốn kể ra vì rất chạnh lòng. Khái niệm thưởng Tết đối với giáo viên chỉ gọi là cho vui, có giáo viên khi được hỏi đã thốt lên “Thương lắm Tết ơi!”…

Giáo viên bao giờ có thưởng Tết?

(HBĐT) - Sau một năm lao động vất vả, ai cũng muốn được thưởng Tết để về lo cho gia đình mình. Nhiều ngành nghề ít cũng được thưởng vài trăm nghìn, có người được thưởng hàng chục triệu đồng. Đó là thành quả lao động của cả năm. Nhưng với các thầy, cô giáo, nhất là vùng sâu, xa sau một năm vất vả gieo con chữ vùng cao thì việc đó là … mơ.

“Mong có lương tháng 13 để sắm Tết”

“Cứ Tết về, đọc báo thấy người ta thưởng Tết tiền tỷ, giáo viên chúng tôi lại ngậm ngùi. Không có nguồn để thưởng, chúng tôi chỉ mong được Nhà nước cho hưởng lương tháng thứ 13 để có tiền sắm Tết” - một giáo viên Nghệ An chia sẻ.

Vui xuân không quên... bài tập

Nhiều sở GD-ĐT nhắc nhở, yêu cầu các trường và giáo viên không được cho bài tập buộc học sinh phải làm trong dịp nghỉ tết. Tuy nhiên, việc nghỉ tết dài ngày khiến giáo viên và cả phụ huynh đều có nỗi lo chung là học sinh sẽ mê chơi, quên học. Vì vậy, không ít học sinh vẫn phải cắm cúi làm bài tập những ngày cận Tết Nhâm Thìn.

Trương Cao Đẳng Nghề Hòa Bình: Tập trung rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên

(HBĐT) - Ngày 17/1, Trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2011 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục