“Năm 2012, dự kiến sẽ đưa hàng nghìn giảng viên ở nhiều trường ĐH,CĐ nghề sang Malaysia học kỹ năng nghề. Đây là bước đột phá về đào tạo nguồn nhân lực nghề chất lượng cao”.
Ông cho biết, thực trạng đào tạo nghề hiện nay của Việt Nam như thế nào?
Đi thi tay nghề, Việt Nam vẫn ngang ngửa với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, về đào tạo đáp ứng nhu cầu trong nước mình vẫn đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, để đạt chất lượng cao đòi hỏi như các nước công nghiệp thì mình lại không có. Mặt bằng của chúng ta không đều. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thì phải chuẩn bị nguồn lực trong 10 năm tới. Do vậy, chúng ta phải tiến tới xem thiếu chỗ nào để bù đắp.
Đổi mới toàn diện căn bản giáo dục trong lĩnh vực đào tạo nghề, theo ông đâu là bước đột phá?
Đột phá của giáo dục của đào tạo nghề là đột phá về chất lượng. Chất lượng bao giờ cũng mâu thuẫn với số lượng nên làm sao để 2 vấn đề này hài hòa. Theo đó, sẽ phân tầng để thực hiện. Tầng chất lượng cao và tầng phổ cập đào tạo. Từ đó xác định chất lượng đào tạo từng tầng, tập trung vào nguồn lực ở các tầng như thế nào. Trong những năm vừa qua thực hiện luật dạy nghề và chuẩn bị cho đổi mới dạy nghề đã hình thành 2 vấn đề này. Cụ thể, giải quyết lực lượng đông mà trong đó đặt ra vấn đề là phổ cập nghề. Trong đó, thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và Đề án lao động ở thành thị. Hai vấn đề này đều phân tầng để đáp ứng yêu cầu các doanh nghiệp.
Chính phủ đã quy hoạch nguồn nhân lực, trong đó đã quy hoạch nguồn nhân lực đào tạo nghề. Theo đó, định ra mục tiêu đến năm 2020 có 40 trường dạy nghề đạt chất lượng cao, trong đó có 12 trường phấn đấu đạt đẳng cấp quốc tế.
Đây là một trong những đổi mới, đột phá nghề đào tạo và theo cấp độ quốc gia, khu vực - đó là phân tầng.
Đề thực hiện phân tầng này thì bước đi như thế nào thưa ông?
Đối với người nông dân, năm vừa rồi đã thí điểm mô hình tổ chức, thực hiện đào tạo và bắt đầu triển khai từ năm 2012.
Còn đối với chương trình đào tạo công nhân chất lượng cao đã bắt đầu khởi động. Năm 2012, tập trung giải quyết vấn đề hỗ trợ kỹ thuật, tức là vấn đề giáo viên, tiêu chuẩn kỹ năng chương trình đào tạo, tiêu chuẩn thiết bị… cho các nghề đã theo Quyết định 826, quy hoạch 107 nghề cấp độ quốc gia, 26 nghề quốc tế và 49 nghề khu vực. Sau khi phân cấp độ, chúng ta tổ chức thực hiện có nhờ các nước phát triển hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo giáo viên cho 107 nghề cấp độ quốc gia.
Chúng tôi đã chuẩn bị gần 30 chương trình đào tạo nghề trong các trường để làm nơi đào tạo giáo viên theo chuẩn quốc gia cùng với 5 trường ĐH Sư phạm kỹ thuật thực hiện đào tạo này.
Về chương trình 107 nghề quốc gia chúng tôi đang hoàn thiện 35 bộ chuẩn quốc gia và đang thí điểm 14 chương trình quốc gia.
Với chương trình quốc tế, khu vực, chúng tôi không thể dùng chuyên gia của mình xây dựng chương trình được mà phải dùng đến chuyên gia quốc tế nên phải tận dụng các dự án đã thiết kế xây dựng như Đức, Hàn Quốc, Mỹ… trong khu vực thì hợp tác với Malaysia để họ chuyển giao kinh nghiệm. Bởi Malaysia họ có hơn 1.000 bộ đào tạo nghề đạt chuẩn khu vực và họ có cơ sở vật chất rất tốt và thành công trong đào tạo nguồn nhân lực ở đất nước họ. Chúng ta phấn đấu đạt mức chuẩn như Malaysia là chuẩn khu vực ASEAN.
Đưa giáo viên sang tiếp cận công nghệ mới, vậy Việt Nam có cập nhật đồng bộ máy móc?
Quan trọng nhất là đổi mới đầu tư từ nhịp này trở đi, quy hoạch đầu tư đồng bộ theo nghề, từ cán bộ quản lý đến giáo viên chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, thiết bị phải đồng đồng bộ.
Chương trình tiếp cận khu vực quốc tế thì giáo viên của mình cũng phải đạt tầm cỡ quốc tế. Cử giáo viên đi đào tạo nước ngoài chính là giải quyết vấn đề này. Ở đây giáo viên không chỉ đào tạo kỹ năng phần cứng mà cả kỹ năng mềm.
Như vậy, có thể nói chúng ta đào tạo kỹ sư trở thành công nhân?
Có thể gọi như vậy. Đối tượng giáo viên cử đi học phần nhiều chúng tôi lấy từ các trường đại học, cao đẳng nghề …ví dụ để đào tạo công nhân Hàn thì bắt buộc giáo viên phải có kỹ năng về Hàn, cho nên chúng tôi cử đi đào tạo bồi dưỡng đào tạo kỹ năng nghề và cấp chứng chỉ nghề. Có như vậy thì giáo viên với dạy được các kỹ năng nghề. Năm 2012, thi giáo viên giỏi nghề không chỉ thi lý thuyết mà còn phải thi thực hành vì tiêu chuẩn giáo viên hiện nay là trình độ đào tạo, sư phạm nghề và kỹ năng nghề.
Ông đánh giá thế nào về sự hợp tác giữa Tập đoàn Segi - Malaysia và Tập đoàn AIC – Việt Nam, 2 đơn vị đầu mối thực hiện việc đào tạo giáo viên này?
Hợp tác với Malaysia về lĩnh vực đào tạo nghề là cơ hội tốt cho mình. Chúng tôi đã tìm hiểu Thái Lan và Indonesia thì Malaysia họ thành công hơn vì họ đi theo hướng Anh và Úc. 10 năm nữa thì Việt Nam mới bằng mặt bằng của Malaysia về chất lượng đào tạo nghề.
Trước đây chúng ta đi theo hướng đào tạo nghề của Đức nhưng chính Đức khuyến cáo vì đào tạo kép của Đức chỉ có Đức mới làm được, gắn với công nghiệp, điều kiện khắt khe, đào tạo phải gắn với doanh nghiệp… chúng ta rất khó thực hiện như vậy. Nên chúng ta chỉ gắn được một phần với Đức. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang hợp tác với Mỹ, Hàn…
Ông kỳ vọng Đề án đào tạo giáo viên này như thế nào?
Tôi cũng trăn trở và lo nhưng tất nhiên rất hy vọng thành công vì đây là đột phá thí điểm đào tạo giáo viên. Nếu đạt được như mục tiêu đề ra cùng với các giải pháp khác sẽ xoay chuyển được tình hình. Sản phẩm mình đào tạo thị trường chấp nhận và họ đáp ứng yêu cầu xã hội.
Quan trọng nhất là các nhà trường nhận thức được vấn đề cử đúng người, đúng đối tượng đi đào tạo thì mới đạt chất lượng như mong muốn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Dantri
(HBĐT) - Một chiều đi qua cổng trường mầm non, tiểu học Mông Hoá, huyện Kỳ Sơn đúng lúc các em học sinh tan buổi học, lòng bỗng dưng vui trẻ với niềm vui của tuổi học trò. Các em như đàn chim non ùa ra, tíu tít bên cha mẹ. Bất chợt một câu hát ai đó cất lên từ ngôi nhà bên đường. “Đi qua vùng cỏ non, thấy mùa xuân đang đến, bâng khuâng chiều 30, tóc em xanh màu trời... Đi qua vườn trẻ chơi, ngỡ bầy chim đang hót, ta nghe đời vui hơn”.
(HBĐT) - Ngày 19/1, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2011, triển khai nhiệm vụ trong tâm năm 2012.
Gặp giáo viên, hỏi về chuyện thưởng Tết, đa phần họ đều ngậm ngùi không muốn kể ra vì rất chạnh lòng. Khái niệm thưởng Tết đối với giáo viên chỉ gọi là cho vui, có giáo viên khi được hỏi đã thốt lên “Thương lắm Tết ơi!”…
(HBĐT) - Sau một năm lao động vất vả, ai cũng muốn được thưởng Tết để về lo cho gia đình mình. Nhiều ngành nghề ít cũng được thưởng vài trăm nghìn, có người được thưởng hàng chục triệu đồng. Đó là thành quả lao động của cả năm. Nhưng với các thầy, cô giáo, nhất là vùng sâu, xa sau một năm vất vả gieo con chữ vùng cao thì việc đó là … mơ.
“Cứ Tết về, đọc báo thấy người ta thưởng Tết tiền tỷ, giáo viên chúng tôi lại ngậm ngùi. Không có nguồn để thưởng, chúng tôi chỉ mong được Nhà nước cho hưởng lương tháng thứ 13 để có tiền sắm Tết” - một giáo viên Nghệ An chia sẻ.
Nhiều sở GD-ĐT nhắc nhở, yêu cầu các trường và giáo viên không được cho bài tập buộc học sinh phải làm trong dịp nghỉ tết. Tuy nhiên, việc nghỉ tết dài ngày khiến giáo viên và cả phụ huynh đều có nỗi lo chung là học sinh sẽ mê chơi, quên học. Vì vậy, không ít học sinh vẫn phải cắm cúi làm bài tập những ngày cận Tết Nhâm Thìn.