Nhiều huyện, thành phố tỉnh ta như TPHB, Kỳ Sơn có tỷ lệ cao xã đạt chuẩn PCGD mầm non trẻ 5 tuổi. Ảnh: Trẻ 5 tuổi ở xã Phú Minh (Kỳ Sơn) được quan tâm, đầu tư về nhiều mặt và là xã đầu tiên của huyện được công nhận đạt chuẩn.
(HBĐT) - Từng được thử thách và trải nghiệm qua nhiều hoạt động liên quan đến công tác PCGD, nhất là PCGD THCS (năm 2003), tỉnh ta có nhiều kinh nghiệm trong các bước triển khai, thực hiện công tác PCGDMN trẻ 5 tuổi suốt 2 năm qua.
Với vai trò chủ lực trong thực hiện chương trình công tác này, thời gian qua, ngành GD&ĐT đã làm tốt việc tham mưu cho tỉnh về kế hoạch, lộ trình tiến hành; khâu nối sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành, đoàn thể và toàn ngành nhằm đạt được kết quả cao nhất. Ban chỉ đạo PCGD các cấp đã quán triệt sâu sắc tinh thần văn bản có tính định hướng, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh; kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD, ban thư ký, tổ công tác PCGD các cấp; có giải pháp đúng đắn nhằm hiện thực hoá Kế hoạch 1925 ngày 8/12/2010 của UBND tỉnh về việc thực hiện PCGDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015. Từ các bước chuẩn bị chung của toàn tỉnh, nhất là của ngành GD&ĐT, hàng loạt phần việc đã được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã, trường, lớp. Trong đó, công tác tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ PCGD mầm non được triển khai bằng các phương thức đa dạng, phong phú. Trong năm 2011, Sở GD&ĐT đã tổ chức 4-5 đợt tập huấn cho đội ngũ làm công tác PCGD với sự tham gia của hàng ngàn lượt người; các phòng GD&ĐT huyện, thành phố đã tập huấn cho gần 2.500 cán bộ, giáo viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ PCGDMN ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Trong hành trình thực hiện nhiệm vụ PCGDMN trẻ 5 tuổi, tỉnh ta đã có sự quan tâm đúng mức thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường mầm non. Năm 2011, trên 2.000 giáo viên mầm non hợp đồng do UBND tỉnh quyết định đã được trả lương theo Nghị quyết số 148 ngày 21/7/2010 của HĐND tỉnh; đồng thời, ngân sách tỉnh đã bổ sung 52 tỷ đồng để chi cho giáo viên hợp đồng diện 161. Kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 cấp cho việc thực hiện PCGDMN cho trẻ 5 tuổi là 4,5 tỷ đồng. Trong 2 năm 2010-2011, tổng kinh phí huy động từ các nguồn vốn khác dành cho các hạng mục của ngành học mầm non toàn tỉnh cũng lên đến 63,8 tỷ đồng (xây mới 164 phòng học phục vụ các lớp 5 tuổi). Việc mua sắm thiết bị, đồ chơi được các huyện, thành phố quan tâm thực hiện. Hai năm gần đây, toàn tỉnh đã đầu tư 13,9 tỷ đồng để mua 175 bộ thiết bị, đồ chơi và các tài liệu học tập. Một số bộ, ngành T.ư và các tổ chức như Childfund, Tầm nhìn thế giới đã hỗ trợ thiết thực cho 4-5 huyện trên địa bàn tỉnh ta. Hầu hết các huyện đều dành quỹ đất phù hợp cho các nhà trường.
Đối với cơ sở vật chất dành cho ngành học mầm non, tỉnh ta có 2.310 phòng học; 731 phòng học cho trẻ 5 tuổi; 1.102 giáo viên dạy lớp 5 tuổi đạt chuẩn và trên chuẩn. Toàn tỉnh đã huy động 100% trẻ em 5 tuổi ra lớp (12.767 trẻ); 98,4% trẻ em 5 tuổi được học 2 buổi/ngày/năm học (9 tháng) theo chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành. Tỉnh ta cũng đạt một số chỉ số quan trọng khác như tỷ lệ trẻ chuyên cần đạt 97,8% ; tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân chỉ chiếm 7,7%, SDD thể thấp còi chiếm 7,3%. Về các đơn vị được công nhận đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, thành phố Hoà Bình là đơn vị về đích sớm nhất khi được công nhận đạt chuẩn PCGDMN trẻ 5 tuổi (tháng 7/2011). Về cấp xã, trong tháng 1/2012, toàn tỉnh đã kiểm tra công nhận 71 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDMN trẻ 5 tuổi, chiếm 33,8%.
Nhiệm vụ trọng tâm của BCĐ PCGD của tỉnh trong năm 2012 là tập trung chỉ đạo PCGD mầm non trẻ 5 tuổi để kiểm tra, công nhận 209 xã, phường, thị trấn; 11 huyện, thành phố đạt chuẩn vào tháng 5/2012; đề nghị Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận tỉnh ta đạt chuẩn vào tháng 6/2012. Để hướng tới đích đó, theo kế hoạch, các huyện, thành phố tiếp tục hoàn thiện việc đầu tư, xây dựng phòng học cho các trường mầm non (dự kiến đầu tư 59,5 tỷ đồng để xây dựng 99 phòng học trong năm 2012); đẩy nhanh tiến độ mua sắm đồ chơi, đồ dùng, thiết bị tối thiểu cho các trường mầm non (các huyện, thành phố tiếp tục đầu tư 31,5 tỷ đồng để mua 282 bộ, phục vụ cho trẻ hoạt động và học tập); hoàn thiện hồ sơ, sổ sách phục vụ cho công tác kiểm tra, công nhận.
Bùi Huy
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có công văn gửi các trường, tiếp tục điều chỉnh giờ học tại 10 quận nội thành và 2 huyện Thanh Trì, Từ Liêm.
(HBĐT) - Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 trên địa bàn tỉnh quy mô gồm 2.704 phòng học và 1.405 phòng công vụ.
Con bỏ ăn, chẳng màng học hành…, bố mẹ đang lo lắng không hiểu sự tình cũng phải bàng hoàng khi con ném chăn gối, sách vở khóc lóc: “Tại sao Hùng lại thích bạn Ân chứ không phải con?”.
Vẫn còn “sạn”, quá chi tiết... đó là những ý kiến “nổi cộm” khi đề cập đến Dự thảo Luật Giáo dục đại học lần thứ năm tại buổi làm việc của Uỷ ban Văn hoá Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (Quốc hội khoá XIII) với giới chuyên gia giáo dục, các nhà quản lý lĩnh vực đại học trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phía nam ngày 7.2.
Hôm qua, 7-2, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo qui định về dạy thêm học thêm (đối với cả dạy thêm học thêm trong nhà trường và dạy thêm học thêm ngoài nhà trường).
Bộ GD-ĐT cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và triển khai chỉ thị 6036/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2011 – 2012, Bộ GD-ĐH tổ chức hội nghị Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng vào ngày 14-2 tới, tại Hà Nội.