Những ngày này, thời tiết tỉnh Kon Tum khô hanh, nắng nóng kéo dài khiến 15/39 trường học trên địa bàn huyện Sa Thầy thiếu nước phục vụ sinh hoạt cho học sinh. Hàng trăm phụ huynh đưa con đến trường phải khệ nệ đèo thêm can nước.
Danh sách các ngôi trường có giếng nước bị cạn kiệt trong mùa khô dài dằng dặc, Trường Mầm non Sa Nghĩa, Trường thcs Sa Nghĩa, Trường Mầm non Chim Non xã Yaly, Trường TH Nguyễn Bá Ngọc xã Sa Bình... Mặc dù các ngôi trường này được xây dựng khang trang nhưng ngặt nỗi, có nơi chưa đào giếng để lấy nước phục vụ sinh hoạt cho học sinh và giáo viên.
Vừa đèo cháu vừa chở nước đến trường. Ảnh: M.T |
Cô Lê Thị Mạnh - Hiệu trưởng Trường Mầm non Sa Bình cho biết: Theo thỏa thuận giữa phụ huynh và giáo viên, đối với học sinh bán trú, mỗi phụ huynh hằng ngày cung cấp từ 10 - 50 lít nước. Thế nhưng, một số phụ huynh nhà ở cách xa trường học, một lúc đèo từ 2-3 cháu đến trường thì không có chỗ để kèm theo can nước. Để giải quyết khó khăn này, một số phụ huynh phải chở can nước tới trường, sau đó, về nhà chở con em đến trường hoặc ngược lại.
Thậm chí có một số gia đình chồng đèo can nước, vợ đón cháu đến trường. Anh Trần Văn Hùng, trú tại thôn 2, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy bức xúc: “Mấy ổng xây dựng trường đẹp đẽ. Nhưng giá như đào giếng nước phục vụ sinh hoạt cho học sinh và giáo viên có phải thiết thực hơn không”. Cô Phạm Thị Hiền - giáo viên Trường Mầm non Sa Bình - cho biết thêm: "Có phụ huynh hôm nay chở một lúc vài chục lít nước, hôm sau lại không chở nên cô giáo gặp khó khăn trong điều tiết nước phục vụ cho các cháu học sinh bán trú”.
Nhằm có nước, Trường Mầm non Sa Bình đang vận động mỗi phụ huynh góp từ 100 - 150 ngàn đồng để đào giếng, nhưng hầu hết người dân ở đây thuộc diện hộ nghèo nên quyên góp vô cùng nan giải. Ông Nguyễn Minh Thuận - Chủ tịch UBND xã Sa Bình - cho rằng: “Điều kiện của xã còn khó khăn về kinh phí, muốn đào một cái giếng phải mất 25-30 triệu đồng, còn giếng khoan khoảng 100 triệu, địa phương không thể giải quyết được”. Theo ông Trần Đình Huân - Trưởng phòng GDĐT huyện Sa Thầy, "đã nhiều năm liền chúng tôi đề xuất, kiến nghị đến chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục".
Theo Báo LĐ
Nếu đi học trễ, học sinh tại thành phố Soweto, Nam Phi sẽ bị đưa đến đồn cảnh sát địa phương và chờ phụ huynh bảo lãnh. Quy định cứng rắn này vừa được Sở Giáo dục Soweto đưa ra ngày 14-2.
Hầu hết lãnh đạo các trường ĐH,CĐ đều tán thành những thay đổi tuyển sinh 2012 của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, nhiều đại biểu vẫn không đồng tình về việc kéo dài thời gian xét tuyển, không in cuốn “Những điều cần biết”. Đặc biệt, đề nghị thay đổi lịch thi ĐH, CĐ.
“Quy chế tuyển sinh 2012 sẽ bổ sung chế tài xử lý cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với hiệu trưởng và những người khác liên quan nếu kê khai các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh không đúng, không trung thực”.
(HBĐT) - Từng được thử thách và trải nghiệm qua nhiều hoạt động liên quan đến công tác PCGD, nhất là PCGD THCS (năm 2003), tỉnh ta có nhiều kinh nghiệm trong các bước triển khai, thực hiện công tác PCGDMN trẻ 5 tuổi suốt 2 năm qua.
Không chú trọng hoành tráng, chương trình Tư vấn mùa thi (TVMT) năm nay của Báo Thanh Niên mong muốn đem đến cho thí sinh những thông tin gần gũi và thiết thực nhất.
Ngày 11-2, ông Nguyễn Minh Hùng - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng - cho biết sau khi Tuổi Trẻ có bài phản ánh “Học sinh vẫn đi xe phân khối lớn” (Tuổi Trẻ ngày 2-2), sở đã có cuộc họp với lãnh đạo các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm chấn chỉnh việc học sinh đi xe máy đến trường.