“Quy chế tuyển sinh 2012 sẽ bổ sung chế tài xử lý cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với hiệu trưởng và những người khác liên quan nếu kê khai các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh không đúng, không trung thực”.

 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định như vậy tại Hội nghị Hiệu trưởng ĐH, CĐ diễn ra ngày 14/2 tại Hà Nội.

Thứ trưởng Ga cho biết, Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Theo đó, Bộ giao cho các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm trên cơ sở tiêu chí đã quy định. Nếu có gian lận chỉ tiêu tuyển sinh thì tùy theo mức độ sẽ bị đình chỉ tuyển sinh một số ngành hoặc đình chỉ tuyển sinh cả trường năm đó, đồng thời bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành. Khi nào phát hiện sai phạm sẽ xử lý, dù sai phạm xảy ra ở thời điểm nào.

Vì vậy, Quy chế tuyển sinh 2012 sẽ bổ sung chế tài xử lý cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với hiệu trưởng và những người khác liên quan nếu kê khai các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh không đúng, không trung thực.
 
Thí sinh dự thi ĐH năm 2011.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, cho đến thời điểm hiện nay, Bộ đã nhận được đăng ký chỉ tiêu của 133/176 trường ĐH và 152/212 trường CĐ. Kết quả tổng hợp sơ bộ cho thấy, có 55 trường ĐH và 39 trường CĐ đăng ký chỉ tiêu vượt quá năng lực thực tế của nhà trường.

Thứ trưởng Ga đề nghị: “Sau hội nghị này, các trường cần khẩn trương rà soát lại chỉ tiêu tuyển sinh 2012 đã đăng ký. Đối với những trường hợp đặc biệt, cơ sở đào tạo cần nêu những biện pháp khắc phục và đề xuất phương án đảm bảo chất lượng đào tạo trong tuyển sinh năm 2012 và những năm tiếp theo, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể”.

Tại hội nghị, Bộ GD-ĐT đã công bố danh sách 20 trường ĐH, CĐ bị xử phạt vi phạm hành chính trong năm 2011 mà chủ yếu là do tuyển sinh vượt chỉ tiêu.

Đó là các trường ĐH Kinh tế TP.HCM (tuyển vượt 3.453 thí sinh); ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội (tuyển vượt 899 thí sinh); ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN (tuyển vượt 247 thí sinh); ĐHDL Duy Tân (tuyển vượt 504 thí sinh); ĐH Công nghiệp Hà Nội (tuyển vượt 1314 thí sinh); CĐ xây dựng số 1 (tuyển vượt 300 thí sinh); CĐ Y tế Đồng Nai (tuyển vượt 104 thí sinh); CĐ Xây dựng số 2 (tuyển vượt 228 thí sinh); CĐ cộng đồng Kiên Giang (tuyển vượt 96 thí sinh); CĐ Giao thông vận tải số 3 (tuyển vượt 247 thí sinh); CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP.HCM (tuyển vượt 288 thí sinh); CĐ Kinh tế - Kỹ thuật trung ương (tuyển vượt 126 thí sinh); CĐ Công nghệ Thủ Đức (tuyển vượt 177 thí sinh); CĐ Thống kê (tuyển vượt 74 thí sinh).

Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn thông báo tuyển sinh và tổ chức thi tuyển sai đối tượng đào tạo liên thông trình độ CĐ lên ĐH; CĐ Bách nghệ Tây Hà thông báo tuyển sinh CĐ hệ chính quy năm 2011 sai quy định; CĐ Ngoại ngữ công nghệ Việt Nhật thông báo tuyển sinh sai quy định; CĐ Đức Trí - Đà Nẵng tuyển sai đối tượng tuyển sinh; ĐH Công đoàn liên kết đào tạo với tỉnh Bến tre, Hà Nam không đảm bảo trình tự thủ tục và vi phạm quy định về đơn vị phối hợp đào tạo không đúng đối tượng liên kết; CĐ Công nghệ Bắc Hà chấm bài thi tuyển sinh không đúng quy định, liên kết đào tạo năm 2011 tại tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên không đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định.

Kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định: “Chúng tôi đang bàn để cân nhắc không gây sức ép tăng số lượng, chỉ tăng trên cơ sở đảm bảo chất lượng. Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng nóng, việc một vài địa phương tuyên bố không tuyển sinh sinh viên trường ngoài công lập, tại chức... chúng ta phải nghiêm túc đón nhận cảnh báo này, xem xét lại chất lượng đào tạo của mình. Bộ quan niệm, thầy giáo là yếu tố quyết định, phòng học, phòng thí nghiệm và thư viện cũng là yếu tố quan trọng. Không thể chấp nhận mỗi bộ môn chỉ có một người giảng viên. Do vậy, phải điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, sẽ giảm, không thể khác được".
 
 
                                                                          Theo Dantri
 

Các tin khác

Nhiều huyện, thành phố tỉnh ta như TPHB, Kỳ Sơn có tỷ lệ cao xã đạt chuẩn PCGD mầm non trẻ 5 tuổi. 
Ảnh: Trẻ 5 tuổi ở xã Phú Minh (Kỳ Sơn) được quan tâm, đầu tư về nhiều mặt và là xã đầu tiên của huyện được công nhận đạt chuẩn.
HS Trường THPT Quang Trung (huyện Củ Chi, TP.HCM) đặt câu hỏi cho các chuyên gia tư vấn trong chương trình khởi động TVMT năm 2012.
Không có hình ảnh
Học sinh Trường THPT Quang Trung TP.HCM hỏi thông tin ngành nghề trong buổi tư vấn mùa thi năm 2012 do Báo Thanh Niên tổ chức.

Điều chỉnh giờ học ở Hà Nội: Sẽ không cứng nhắc

Ngày 10-2, Sở GD-ĐT TP Hà Nội họp với đại diện các trường, phòng GD-ĐT của 12 quận, huyện trong diện phải điều chỉnh giờ học nhằm nghe ý kiến, đề xuất về việc thực hiện điều chỉnh giờ học.

Hà Nội: Kế hoạch đổi giờ học gần như bị "phá sản”

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có công văn gửi các trường, tiếp tục điều chỉnh giờ học tại 10 quận nội thành và 2 huyện Thanh Trì, Từ Liêm.

Nhìn lại 3 năm thực hiện đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên

(HBĐT) - Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 trên địa bàn tỉnh quy mô gồm 2.704 phòng học và 1.405 phòng công vụ.

Khóc cười chuyện HS tiểu học… thất tình

Con bỏ ăn, chẳng màng học hành…, bố mẹ đang lo lắng không hiểu sự tình cũng phải bàng hoàng khi con ném chăn gối, sách vở khóc lóc: “Tại sao Hùng lại thích bạn Ân chứ không phải con?”.

Năm 2012: Sẽ ban hành Luật Giáo dục đại học

Vẫn còn “sạn”, quá chi tiết... đó là những ý kiến “nổi cộm” khi đề cập đến Dự thảo Luật Giáo dục đại học lần thứ năm tại buổi làm việc của Uỷ ban Văn hoá Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (Quốc hội khoá XIII) với giới chuyên gia giáo dục, các nhà quản lý lĩnh vực đại học trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phía nam ngày 7.2.

Nhiều qui định mới về dạy thêm – học thêm

Hôm qua, 7-2, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo qui định về dạy thêm học thêm (đối với cả dạy thêm học thêm trong nhà trường và dạy thêm học thêm ngoài nhà trường).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục