UBND tỉnh Hậu Giang vừa có quyết định số 10/2012/QĐ-UBND về chế độ và chính sách đãi ngộ thu hút nguồn nhân lực về địa phương công tác. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi về tỉnh Hậu Giảng công tác sẽ được hưởng 100% lương, không qua lương tập sự.

 

Người tốt nghiệp đại học tự nguyện về công tác tại xã (trừ giáo viên có chính sách riêng) khi tỉnh có yêu cầu (cam kết phục vụ từ 5 năm trở lên) được hỗ trợ ban đầu là 3 tháng lương, được hưởng 100% lương (không qua tập sự) và được phụ cấp hàng tháng bằng 30% mức lương hiện hưởng trong 36 tháng.

Ngoài ra, người tốt nghiệp sau đại học tự nguyện xin về công tác trong các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước của tỉnh Hậu Giang cam kết phục vụ từ 5 năm trở lên và cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh được cử đi đào tạo có cam kết phục vụ lâu dài cho tỉnh được hưởng các chế độ ưu đãi với mức từ 50 - 100 triệu đồng.

Cụ thể, người có trình độ Thạc sĩ (hoặc tương đương) là 70 triệu đồng, bác sĩ chuyên khoa I là 50 triệu đồng; trình độ Tiến sĩ (hoặc tương đương) là 100 triệu đồng, bác sĩ chuyên khoa II là 80 triệu đồng. Ngoài ra còn được xem xét hỗ trợ nhà ở, đất ở đúng theo quy định pháp luật và chính sách thu hút nhân lực của địa phương.

Bên cạnh đó, những người có đề tài nghiên cứu khoa học áp dụng hiệu quả trong thực tế, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cao cho tỉnh Hậu Giang (đã được triển khai trên thực tế) và tự nguyện về công tác trong các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước của tỉnh Hậu Giang (ít nhất 5 năm) sẽ được xem xét hỗ trợ đất ở theo quy định của pháp luật.

 

                                                                 Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Vấn đề tuyển sinh làm
Không có hình ảnh
Nhiều huyện, thành phố tỉnh ta như TPHB, Kỳ Sơn có tỷ lệ cao xã đạt chuẩn PCGD mầm non trẻ 5 tuổi. 
Ảnh: Trẻ 5 tuổi ở xã Phú Minh (Kỳ Sơn) được quan tâm, đầu tư về nhiều mặt và là xã đầu tiên của huyện được công nhận đạt chuẩn.

Hướng về học sinh xa trung tâm

Không chú trọng hoành tráng, chương trình Tư vấn mùa thi (TVMT) năm nay của Báo Thanh Niên mong muốn đem đến cho thí sinh những thông tin gần gũi và thiết thực nhất.

Học sinh đi xe máy đến trường: Xử lý kỷ luật cao nhất là đuổi học

Ngày 11-2, ông Nguyễn Minh Hùng - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng - cho biết sau khi Tuổi Trẻ có bài phản ánh “Học sinh vẫn đi xe phân khối lớn” (Tuổi Trẻ ngày 2-2), sở đã có cuộc họp với lãnh đạo các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm chấn chỉnh việc học sinh đi xe máy đến trường.

Chọn ngành dự thi hiệu quả

Chọn ngành, trường dự thi phù hợp luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu thí sinh và các bậc phụ huynh trước mỗi mùa thi tuyển sinh ĐH-CĐ. Đây là bước đi quyết định tương lai nên thí sinh (TS) cần cân nhắc kỹ trước khi làm hồ sơ đăng ký dự thi.

Điều chỉnh giờ học ở Hà Nội: Sẽ không cứng nhắc

Ngày 10-2, Sở GD-ĐT TP Hà Nội họp với đại diện các trường, phòng GD-ĐT của 12 quận, huyện trong diện phải điều chỉnh giờ học nhằm nghe ý kiến, đề xuất về việc thực hiện điều chỉnh giờ học.

Hà Nội: Kế hoạch đổi giờ học gần như bị "phá sản”

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có công văn gửi các trường, tiếp tục điều chỉnh giờ học tại 10 quận nội thành và 2 huyện Thanh Trì, Từ Liêm.

Nhìn lại 3 năm thực hiện đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên

(HBĐT) - Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 trên địa bàn tỉnh quy mô gồm 2.704 phòng học và 1.405 phòng công vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục