Phần lớn cơ sở nội trú của các trường phổ thông ngoài công lập tại TP.HCM đều chật chội, kém an toàn và dễ có nguy cơ gây dịch bệnh.

 

35m2 và 34 người

Cơ sở 3B của Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến có hơn 2.000 học sinh (HS) với 56 phòng học và 52 phòng nội trú.

Khi bước vào dãy phòng nội trú, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận là tối tăm và chật hẹp. Mỗi phòng ở có diện tích chỉ khoảng 35m2 nhưng có tới 33 HS và 1 quản nhiệm với 11 chiếc giường sắt xếp thành 3 tầng, thêm 1 giường của thầy quản nhiệm. Mỗi chiếc giường bề ngang chỉ khoảng 0,8m và gắn sát nhau thành một dãy. Lối đi chung cũng chỉ hơn 1m. Chưa hết, HS ngủ ở giường tầng 3 mỗi lần lên xuống đều phải chịu cảnh khom lưng vì khoảng cách giữa giường tầng thứ 3 và trần nhà chỉ khoảng 1m. HS không có chỗ phơi quần áo nên cứ treo la liệt tại hành lang trước phòng nội trú.

 
HS nội trú thường phải chịu cảnh chật hẹp, thiếu điều kiện. Ảnh chụp tại THPT tư thục Nguyễn Khuyến (CS 3B, Q.Tân Bình) - Ảnh: M.L

Trần nhà trang bị vài ba quạt trần, vách thì có thêm vài cái quạt treo tường. Trao đổi với chúng tôi, nhiều HS cho biết, vào mỗi trưa nắng nóng, dù mở quạt vù vù nhưng cũng khó lòng ngủ được vì mồ hôi chảy như “mưa ruộng cày”.

Phụ huynh khi chọn trường thường căn cứ vào tỷ lệ tốt nghiệp THPT, đậu ĐH-CĐ chứ ít quan tâm tới vấn đề nội trú. Một phụ huynh có con đang theo học tại Trường Nguyễn Khuyến ngậm ngùi: “Xin cho con vào được trường có nhiều thủ khoa, tỷ lệ tốt nghiệp THPT 100% là mừng hết lớn. Đến khi con phản ánh thì mới biết thực hư về vấn đề nội trú của trường. Dù điều kiện nội trú kém như vậy, nhưng hằng tháng trường thu mỗi HS khoảng 6 triệu đồng”.

Nhiều trường ngoài công lập có nội trú cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Chẳng hạn cơ sở Trường THCS-THPT tư thục Đăng Khoa tại đường Nguyễn Đình Chính, Phú Nhuận khoảng 1.000m2. Phòng ốc xây dựng tạm bợ, đồ đạc để ngổn ngang dọc theo lối đi vào trường, sân nhỏ mà phần lớn dùng cho hoạt động của căn tin, HS của trường phải tập thể dục ngay lối đi vào trường. Phòng nội trú khoảng 35m2 nhưng có tới 18 giường.

Giáo sư Trần Hữu Tá - Hiệu trưởng Trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký, cho biết: “Khách quan mà nói, số lượng trường chăm lo tới vấn đề nội trú như: an toàn, vệ sinh, tạo được sân chơi hiệu quả cho HS chỉ đếm được trên đầu ngón tay”.

Nguy cơ dịch bệnh

Môi trường chật hẹp, điều kiện vệ sinh không tốt nên ở những nơi này dễ dẫn tới tình trạng dịch bệnh.

Vào năm 2009, tại Trường THPT Ngô Thời Nhiệm (Q.9) và Nguyễn Khuyến (cơ sở 3B, Q.Tân Bình) đã xảy ra dịch cúm A/H1N1 với hàng chục HS nhiễm. Gần đây nhất, vào tháng 12.2011, cũng tại cơ sở vừa nêu của Trường Nguyễn Khuyến, rất đông HS bị mạt cắn. Trường phải xử lý thuốc trong nhiều tuần liền mới có thể chấm dứt tình trạng này. Ông Trần Khắc Huy - Trưởng phòng Công tác HS sinh viên, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: “Môi trường nội trú như hiện nay rất dễ xảy ra dịch bệnh. Và khi có dịch, mức độ lây lan sẽ khó lường”.

Bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu -Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, thông tin: “Điều kiện nội trú chật hẹp, thiếu an toàn vệ sinh sẽ dễ dẫn tới nhiều bệnh dịch. Ví dụ như trong mùa đông xuân này, đang xuất hiện bệnh “viêm não mô cầu”. Đây là loại bệnh dễ lây trong môi trường nội trú (lây qua đường hô hấp). Bệnh cúm như: H5N1, H1N1, ghẻ cũng dễ phát sinh và lây lan, vì ký sinh trùng lây qua đường tiếp xúc da, chăn mền…”.

Không có căn cứ để xử phạt

Theo ông Trần Khắc Huy, hiện nay Bộ GD-ĐT có ban hành quy chế về HS, SV nội trú ở các trường ĐH-CĐ, TCCN nhưng không có trường phổ thông. Trên thực tế cũng chưa có một quy định cụ thể nào về phòng ốc, diện tích tối thiểu hoặc sân chơi cho các trường có tổ chức nội trú. “Trong quá trình đi kiểm tra các trường, nếu thấy điều kiện vệ sinh kém, chật hẹp, Sở cũng chỉ nhắc nhở để khắc phục tốt hơn. Chứ thật sự, nếu có xử phạt thì chúng tôi không biết căn cứ vào đâu để thực hiện vì không có quy chế hay quy định gì về vấn đề này”, ông Huy cho biết thêm.

Chính vì vậy, dù bị nhắc nhở lãnh đạo nhiều trường cũng chẳng ngại. Giáo sư Trần Hữu Tá cho rằng: “Cần phải có một quy định cụ thể về điều kiện nội trú, diện tích, vệ sinh, phòng ốc… Từ đó, nếu trường nào không thực hiện theo đúng quy định thì chịu xử phạt, có như vậy mới chấm dứt tình trạng be bét ở nội trú như hiện nay”. Còn ông Huy thì khẳng định: “Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn, quy định về chuyện này. Và phải có chế tài thì mới có thể xử lý nghiêm các trường vi phạm”.

Những nỗ lực

Bên cạnh đó cũng có một số trường chú trọng tới chỗ ở của HS. Chẳng hạn Trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký (Q.11) có 663 HS sinh hoạt trong một ký túc xá 6 tầng, mỗi tầng 5 phòng, mỗi phòng chứa khoảng 20 HS (diện tích phòng từ 48-58m2). Mỗi lầu có tới 12 nhà vệ sinh, phòng tắm. Giường ngủ thiết kế 2 tầng, có nệm. Ngoài ra, mỗi tầng có khoảng không gian chừng 40m2 để HS tham gia sinh hoạt, vui chơi vào các ngày lễ, ngày cuối tuần.

 Trường THPT tư thục Đại Việt (Q.Gò Vấp) vừa hoàn thành xây dựng cơ sở mới trên diện tích 6.000m2 ở Q.Gò Vấp. Bà Cao Ngọc Sa - Hiệu trưởng, cho biết: “Trong tháng này, chúng tôi sẽ chuyển hơn 400 HS nội trú sang cơ sở mới. Đây là cơ sở có hồ bơi, sân bóng rổ, bóng chuyền, phòng tập đa năng… nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho HS”.

 

 

                                                          Theo ThanhNien

 

Các tin khác

Toàn cảnh hội nghị Hội đồng giáo dục tỉnh.
Không có hình ảnh
Vấn đề tuyển sinh làm

Hội nghị hiệu trưởng trường ĐH-CĐ: Từ năm 2016 không thi theo khối

“Quy chế tuyển sinh 2012 sẽ bổ sung chế tài xử lý cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với hiệu trưởng và những người khác liên quan nếu kê khai các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh không đúng, không trung thực”.

Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi - hành trình về đích

(HBĐT) - Từng được thử thách và trải nghiệm qua nhiều hoạt động liên quan đến công tác PCGD, nhất là PCGD THCS (năm 2003), tỉnh ta có nhiều kinh nghiệm trong các bước triển khai, thực hiện công tác PCGDMN trẻ 5 tuổi suốt 2 năm qua.

Hướng về học sinh xa trung tâm

Không chú trọng hoành tráng, chương trình Tư vấn mùa thi (TVMT) năm nay của Báo Thanh Niên mong muốn đem đến cho thí sinh những thông tin gần gũi và thiết thực nhất.

Học sinh đi xe máy đến trường: Xử lý kỷ luật cao nhất là đuổi học

Ngày 11-2, ông Nguyễn Minh Hùng - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng - cho biết sau khi Tuổi Trẻ có bài phản ánh “Học sinh vẫn đi xe phân khối lớn” (Tuổi Trẻ ngày 2-2), sở đã có cuộc họp với lãnh đạo các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm chấn chỉnh việc học sinh đi xe máy đến trường.

Chọn ngành dự thi hiệu quả

Chọn ngành, trường dự thi phù hợp luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu thí sinh và các bậc phụ huynh trước mỗi mùa thi tuyển sinh ĐH-CĐ. Đây là bước đi quyết định tương lai nên thí sinh (TS) cần cân nhắc kỹ trước khi làm hồ sơ đăng ký dự thi.

Điều chỉnh giờ học ở Hà Nội: Sẽ không cứng nhắc

Ngày 10-2, Sở GD-ĐT TP Hà Nội họp với đại diện các trường, phòng GD-ĐT của 12 quận, huyện trong diện phải điều chỉnh giờ học nhằm nghe ý kiến, đề xuất về việc thực hiện điều chỉnh giờ học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục