Trường Đai học Việt Đức. (Nguồn: Internet)

Trường Đai học Việt Đức. (Nguồn: Internet)

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 303/QĐ-TTg về quy định cơ chế tài chính đặc thù của Trường Đại học Việt Đức.

 

Quyết định ghi rõ, Trường Đại học Việt Đức là đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước thành lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động ban hành kèm theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 24/3/2009, Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 13/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Việt Đức và cơ chế tài chính đặc thù quy định tại Quyệt định nay.

Nguồn tài chính của Trường Đại học Việt Đức gồm kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp; các nguồn thu sự nghiệp; vốn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước; nguồn tài chính khác.

Trong đó, Ngân sách Nhà nước đảm bảo hỗ trợ 60% kinh phí hoạt động thường xuyên của năm 2012; không quá 50% trong giai đoạn 2013-2015 và không quá 40% trong giai đoạn 2016-2020. Mức kinh phí hoạt động thường xuyên ngân sách Nhà nước hỗ trợ hàng năm được tính toán theo mức thu học phí, chi phí đào tạo và tổng quy mô Nhà nước đặt hàng đào tạo hàng năm.

Đối với đào tạo theo nhu cầu xã hội hoặc theo đơn đặt hàng của các tổ chức, doanh nghiệp thì Trường tự đảm bảo chi phí đào tạo từ nguồn thu học phí theo nguyên tắc thu học phí đủ bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên và tiến tới có tích lũy.

Bên cạnh kinh phí hoạt động thường xuyên, Ngân sách Nhà nước cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng của các dự án, kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt bố trí trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.

Các nguồn thu sự nghiệp của trường gồm nguồn thu từ hoạt động thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ do Nhà nước đặt hàng; thu từ phí và lệ phí theo quy định; thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ... Khoản hỗ trợ, tài trợ của đối tác Đức được coi là nguồn thu của Trường và phải được hạch toán vào tài khoản của Trường.

Quyết định cũng nêu rõ, Trường Đại học Việt Đức được tự chủ về quản lý và sử dụng nguồn tài chính; là đơn vị sự nghiệp công lập, được tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng nguồn tài chính. Cụ thể, Trường được quyền tự xây dựng và quy định mức thu học phí; mức thu lệ phí thi và tuyển sinh.

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xây dựng mức thu phí, lệ phí, trình Hội đồng Trường thông qua và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện.

Bên cạnh đó, Trường được tự quyết định các nội dung và mức chi (bao gồm cả chi trả học bổng khuyến khích học tập đối với người học, chi trả tiền lương, tiền công đối với cán bộ quản lý, giảng viên của Trường) trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ trong phạm vi nguồn tài chính của Trường đảm bảo đúng chế độ, công khai, minh bạch, hiệu quả.

Hằng năm, sau khi trang trải tất cả các khoản chi phí hợp lý, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật, trong phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có), Trường phải trích lập quỹ phát triển sự nghiệp công lập tối thiểu 25%.

Sau khi đã trừ tất cả các khoản chi và trích lập quỹ phát triển sự nghiệp công lập theo quy định, Trường Đại học Việt Đức được tự quyết định việc sử dụng kinh phí còn lại để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức và người lao động tùy thuộc vào nội dung, kết quả công việc và chính sách đãi ngộ theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường./.

                                                                      Theo Báo TTXVN
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Chi lớp học mầm non xóm Tân Phúc, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) được xây dựng và đi vào hoạt động bằng phương thức XHHGD, tạo điều kiện cho con em di dân vùng sạt lở được học hành.
Học sinh trường tiểu học thị trấn Mai Châu được học tập trong điều kiện về CSVC đảm bảo tốt nhất.
Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt TP.HCM, hướng dẫn các em học sinh ở H.Thủ Thừa (Long An) ghi hồ sơ đăng ký dự thi.

'Trí thức', một từ nhập nội

Trong khoa học tự nhiên hay xã hội, nếu chúng ta không sáng tạo được một từ hàm chứa một khái niệm mới về học thuật, thì cứ việc nhập nội mà dùng.

Trường Quân sự tỉnh kỷ niệm 45 năm ngày thành lập

(HBĐT) - Ngày 16/3, Đảng ủy, Ban giám hiệu trường Quân sự tỉnh đã tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, ngày truyền thống (16/3/1967 - 16/3/2012). Tới dự và chia vui với nhà trường có đại diện lãnh đạo Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh, các sở, ngành, Ban CHQS huyện, thành phố, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn và các thế hệ cán bộ, chiến sỹ, giáo viên đã từng học tập, công tác tại nhà trường.

Phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục, đào tạo trong tình hình mới

(HBĐT) - Trường Quân sự tỉnh, tiền thân là Đội huấn luyện thuộc tỉnh đội Hòa Bình (nay là Bộ CHQS tỉnh) được thành lập ngày 16/3/1967 với nhiệm vụ huấn luyện cán bộ tuyển chọn từ các ty, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện, xã để bổ sung cho chiến trường và cơ quan quân sự các huyện, thị xã; tập huấn cán bộ quân sự, chính trị đầu ngành, hạ sỹ quan, binh sỹ và dân quân, du kích đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời chiến; huấn luyện nữ tân binh, bồi dưỡng xã đội trưởng, chính trị viên xã đội, trung đội trưởng, trung đội phó DQTV của tỉnh. Đến năm 1971, Đội huấn luyện đổi tên thành trường Quân chính và đến tháng 6/1977 đổi thành trường Quân sự theo Quyết định 46 của Bộ Quốc phòng.

Thành lập trung tâm chuyên... thi thuê

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tháng 8-2008 cơ sở Đông Á được Sở Lao động - thương binh & xã hội tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề. Ban đầu quản lý cơ sở này là ông Lê Quang Kiệm (hiện làm việc ở Thanh tra Nhà nước tỉnh Đồng Nai).

Vượt lên đôi chân tật nguyền

Năm 10 tuổi, trong lần đi hái rau khoai với mẹ, Văn Thị Ly bị xe thồ tông phải. Gia đình không có điều kiện chạy chữa, gần một năm trời, cô nằm liệt một chỗ… Không phó mặc số phận, Ly quyết tâm đứng dậy dù bước chân không còn bình thường.

Sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 239 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015

(HBĐT) - Ngày 15/3, Bộ GD - ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 239 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh tham dự hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục