Việc đăng ký chỉ tiêu chủ yếu dựa vào bài toán thu chi của các trường và sở thích của thí sinh hơn là năng lực đào tạo, nhiệm vụ và định hướng phát triển của trường hay nhu cầu xã hội.
Chỉ tiêu tăng chóng mặt
Những trường có chỉ tiêu tăng vọt so với năm 2011 gồm: ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM (từ 2.450 lên 4.800 chỉ tiêu, tăng 2.350), ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM (từ 3.900 lên 5.600 chỉ tiêu, tăng 1.700; riêng hệ CĐ tăng 1.400), ĐH Tài chính – Marketing (từ 2.800 lên 4.000 chỉ tiêu, tăng 1.200; riêng hệ ĐH tăng 1.000), ĐH Hoa Sen (từ 2.060 lên 2.760 chỉ tiêu, tăng 700), ĐH Công nghiệp TPHCM (từ 8.500 lên 10.000 chỉ tiêu, tăng 1.500).
Các trường CĐ cũng tăng chỉ tiêu chóng mặt. Trong đó, Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn từ 1.500 tăng lên đến 3.000 chỉ tiêu, Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật miền Nam từ 750 lên 1.500 chỉ tiêu...
Điều đáng nói là nhiều trường chưa đáp ứng điều kiện thành lập và bị đình chỉ tuyển sinh một số ngành nhưng vẫn tiếp tục tăng chỉ tiêu. Trong đó, Trường ĐH Nguyễn Trãi, dù bị đình chỉ 2 ngành học nhưng vẫn tuyển 1.100 chỉ tiêu (tăng 800). Tương tự, Trường ĐH Lương Thế Vinh bị đình chỉ 4 ngành nhưng vẫn tuyển 1.000 chỉ tiêu hệ ĐH (chỉ giảm 100), Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng bị đình chỉ 2 ngành vẫn tuyển 1.200 chỉ tiêu (giảm 200)...
Có theo tiêu chí?
Theo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, ĐH, CĐ và TCCN của Bộ GD-ÐT, tỉ lệ sinh viên chính quy/giảng viên của các trường ĐH không được vượt quá 25, CĐ không vượt quá 30 (đối với các nhóm trường khác như y-dược: hệ ĐH 15, hệ CĐ 20; nghệ thuật, thể dục thể thao: hệ ĐH 10, CĐ 15). Về diện tích sàn xây dựng, đối với các ĐH, học viện, viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, CĐ, bình quân một sinh viên không thấp hơn 2 m2.
Tuy nhiên, các trường có xác định chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên những tiêu chí này một cách chính xác không? Theo kết luận của Bộ GD-ĐT về việc kiểm tra cam kết thành lập trường năm 2011, nhiều trường chưa bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên. Trong đó, Trường ĐH Tài chính Marketing có 9.343 sinh viên nhưng chỉ có 184 giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn (tỉ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn là 50,8). Tỉ lệ ở Trường ĐH Hoa Sen là 38,6 (7.400 - 192), Trường ĐH Chu Văn An 33,5 (2.577 - 77), Trường ĐH Hòa Bình 46,5 (3.233 - 90)...
Nhiều trường chưa có diện tích sàn xây dựng, cơ sở hoàn toàn phải thuê mướn, như ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Quốc tế Sài Gòn, ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM, ĐH Hòa Bình, ĐH Chu Văn An... Nhiều trường diện tích sàn xây dựng chưa đạt so với quy định, như: ĐH Hoa Sen (0,8 m²/sinh viên), ĐH Tài chính Marketing (1,07 m²), ĐH Kiến trúc Đà Nẵng (1,44 m²), ĐH Lương Thế Vinh (1,77 m²)...
Như vậy, trong thời điểm mà Bộ GD-ĐT kiểm tra (tháng 12-2011), nhiều trường ĐH vẫn chưa đạt các tiêu chí như quy định nhưng chỉ sau một thời gian ngắn vẫn tăng chỉ tiêu tuyển sinh.
Kẽ hở tự đăng ký?
Một chuyên gia về giáo dục ĐH phân tích nguyên nhân nhiều trường tăng chỉ tiêu “khủng” có thể do các năm trước Bộ GD-ĐT xác định chỉ tiêu không đúng năng lực của các trường hoặc do các trường có sự phát triển vượt bậc về đội ngũ, cơ sở vật chất. Song, nếu các năm trước, Bộ GD-ĐT xác định không đúng chỉ tiêu so với năng lực đào tạo thì các trường đã khiếu nại. Lý do thứ 2 càng khó thực tế, bởi chỉ trong vài tháng thì làm sao các trường trên cùng địa bàn có thể đồng loạt phát triển đội ngũ “khủng” như vậy?
4 trường chấm dứt tuyển sinh ngành đã đình chỉ Sau khi Báo Người Lao Động ngày 12-3 đăng bài “Bị đình chỉ, vẫn tuyển” phản ánh việc một số trường ĐH vẫn công khai tuyển sinh các ngành đã bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi 4 trường: ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Lương Thế Vinh và ĐH Chu Văn An, yêu cầu rà soát, chấm dứt ngay việc thông báo tuyển sinh dưới mọi hình thức đối với những ngành bị đình chỉ. Bộ GD-ĐT cũng đưa danh sách 12 ngành học bị đình chỉ của 4 trường ĐH nêu trên lên trang web thông tin tuyển sinh của bộ để thí sinh biết và không đăng ký dự thi hoặc xét tuyển vào các ngành học này. |
Theo Báo NLĐ
(HBĐT) - Ngày 16/3, Đảng ủy, Ban giám hiệu trường Quân sự tỉnh đã tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, ngày truyền thống (16/3/1967 - 16/3/2012). Tới dự và chia vui với nhà trường có đại diện lãnh đạo Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh, các sở, ngành, Ban CHQS huyện, thành phố, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn và các thế hệ cán bộ, chiến sỹ, giáo viên đã từng học tập, công tác tại nhà trường.
(HBĐT) - Trường Quân sự tỉnh, tiền thân là Đội huấn luyện thuộc tỉnh đội Hòa Bình (nay là Bộ CHQS tỉnh) được thành lập ngày 16/3/1967 với nhiệm vụ huấn luyện cán bộ tuyển chọn từ các ty, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện, xã để bổ sung cho chiến trường và cơ quan quân sự các huyện, thị xã; tập huấn cán bộ quân sự, chính trị đầu ngành, hạ sỹ quan, binh sỹ và dân quân, du kích đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời chiến; huấn luyện nữ tân binh, bồi dưỡng xã đội trưởng, chính trị viên xã đội, trung đội trưởng, trung đội phó DQTV của tỉnh. Đến năm 1971, Đội huấn luyện đổi tên thành trường Quân chính và đến tháng 6/1977 đổi thành trường Quân sự theo Quyết định 46 của Bộ Quốc phòng.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tháng 8-2008 cơ sở Đông Á được Sở Lao động - thương binh & xã hội tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề. Ban đầu quản lý cơ sở này là ông Lê Quang Kiệm (hiện làm việc ở Thanh tra Nhà nước tỉnh Đồng Nai).
Năm 10 tuổi, trong lần đi hái rau khoai với mẹ, Văn Thị Ly bị xe thồ tông phải. Gia đình không có điều kiện chạy chữa, gần một năm trời, cô nằm liệt một chỗ… Không phó mặc số phận, Ly quyết tâm đứng dậy dù bước chân không còn bình thường.
(HBĐT) - Ngày 15/3, Bộ GD - ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 239 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh tham dự hội nghị.
(HBĐT) - Thời kỳ mới thành lập huyện, sự nghiệp “trồng người” của Cao Phong khó khăn trăm bề. Quy mô phát triển trường lớp chưa đồng đều, 5 xã chưa có trường mầm non, 1 xã chưa có trường THCS, 2 xã còn duy trì trường PTCS; huyện chưa có TTGDTX; tỷ lệ huy động trẻ ngành học mầm non còn thấp. Cả huyện chỉ có 4 đơn vị được xây dựng nhà kiên cố; số phòng học là nhà tạm chiếm 80%. Hầu hết các trường học 2 ca. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, không đồng bộ, vừa chưa đáp ứng về mặt chuyên môn. Toàn huyện chưa có trường chuẩn quốc gia...