Sau học nghề, đối tượng học nghề xã Quy Hậu  (Tân Lạc) vận dụng kiến thức sửa chữa nông cụ cho nông dân.

Sau học nghề, đối tượng học nghề xã Quy Hậu (Tân Lạc) vận dụng kiến thức sửa chữa nông cụ cho nông dân.

(HBĐT) - Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lực lượng lao động và phát triển KT-XH, việc đẩy mạnh dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nông dân là yêu cầu có tính cấp thiết.

 

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, HND tỉnh đã tập trung tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề, tư vấn miễn phí về dạy nghề, tạo việc làm. Ngoài ra còn khuyến khích thành lập DN, trang trại và cơ sở SX-KD, tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện đề án.

 

Theo ông Bùi Văn Tiến, Phó Chủ tịch HND tỉnh, thách thức lớn nhất hiện nay là tỉnh vẫn còn khoảng 80% lao động nông thôn (chủ yếu là nông dân) chưa qua đào tạo nghề. Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa, CNH diễn ra ngày càng sôi động, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, lao động nông thôn dư thừa tăng. Trong 2 năm (2010 - 2011), Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (HND tỉnh) đã triển khai các hoạt động thực hiện Quyết định 1956, sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ vào việc đào tạo, dạy nghề cho nông dân. Phối hợp với trường Trung học Kinh tế kỹ thuật Hòa Bình, Trung tâm đã tổ chức khai giảng 2 lớp kỹ thuật trồng trọt, sửa chữa máy nông nghiệp, thời gian học mỗi lớp kéo dài 6 tháng. Với đối tượng đào tạo là nông dân, địa bàn tuyển sinh gồm xã Yên Mông (TPHB) và xã Quy Hậu (Tân Lạc).

 

Công tác tuyển sinh của Trung tâm có nhiều thuận lợi do Hội có hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, việc tiếp cận nhu cầu học nghề của người lao động nhanh chóng và sát thực. Hơn nữa, đối tượng học đa số là lao động nông thôn, nhu cầu được trang bị kiến thức nông - lâm nghiệp là rất lớn, phù hợp với chương trình dạy nghề của Trung tâm. Đến nay, Trung tâm đã đào tạo nghề cho 100 nông dân theo Đề án. 100% học viên qua đào tạo đã vận dụng tốt kiến thức trồng trọt đã học vào công việc SX của gia đình. Nhiều học viên sau khóa học sửa chữa máy nông nghiệp đã sử dụng, vận hành máy nông cụ và tự sửa chữa các hư hỏng thông thường. Một vài nơi đã hình thành tổ giúp nhau trong vận hành và sửa chữa máy nông cụ.

 

Cũng theo Phó Chủ tịch HND tỉnh, Đề án đào tạo gắn với tạo việc làm tại chỗ đã góp phần khai thác và sử dụng các nguồn lực đào tạo nghề cho nông dân một cách hợp lý. Thông qua hoạt động mở lớp đào tạo, nông dân tự nhìn nhận và đánh giá đúng về bản thân trong quá trình tạo ra hiệu quả lao động đã xác định và lựa chọn nghề cần học để có việc làm phù hợp. Đồng thời, những mô hình làm hay, làm tốt về dạy nghề gắn với việc làm cũng được tuyên truyền, nhân rộng. Đây cũng là một phương thức mới vận động, tập hợp nông dân theo hướng hiệu quả, thiết thực, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

 

Tuy nhiên, nhu cầu chuyển đổi ngành nghề trong nông dân và con em nông dân trong độ tuổi lao động chưa qua học nghề hiện còn rất lớn, nhất là tại địa bàn có số lượng đất nông nghiệp thu hồi lớn như Lương Sơn, Kỳ Sơn, TPHB. Hầu hết nông dân, nhất là chủ hộ còn hạn chế kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, hoạt động LĐSX vẫn thông qua kinh nghiệm là chính, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, chậm đổi mới. Để nâng cao giá trị năng suất lao động, gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, giảm chi phí lao động, Trung tâm đang đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nhân lực trong SX, dịch vụ, vận động hội viên tham gia học nghề, có nhận thức đúng đắn về học nghề.

 

                                                                                      Đỗ Hà

 

Các tin khác

Nông dân học nghề đan mâm tại Trung tâm học tập cộng đồng xã Dũng Phong đã tự tay làm ra sản phẩm được thị trường ưa chuộng.
Tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2011 - 2012, thành phố Hoà Bình đã có 66 học sinh đạt giải trong đó có 5 giải nhất.
Tham dự tập huấn, các học viên được cung cấp thông tin, kỹ năng, kiến thức và phương pháp tuyên truyền phát luật cho người dân tại cộng đồng.
Giờ học môn tự nhiên - xã hội của lớp 2A1, trường tiểu học Hùng Sơn, thị trấn Lương Sơn.

Tặng 45 suất quà và sách cho học sinh xã Miền Đồi

(HBĐT) - Ngày 9/5, đồng chí Nguyễn Minh Thành, Giám đốc sở GD&ĐT, các phòng chuyên môn thuộc Sở đã tổ chức đi thăm, nắm bắt tình hình và tặng quà cho học sinh nghèo tại các trường mầm non, tiểu học, THCS xã Miền Đồi (Lạc Sơn).

Lớp 2 đua lấy chứng chỉ tiếng Anh

Càng đến thời điểm cuối năm học, những kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh Cambridge cấp độ Starters tại TP.HCM càng nhộn nhịp, rộn ràng hơn với những HS đang học lớp 2.

Lo ngại chất lượng liên thông: Xử phạt thích đáng trường làm sai

Để chương trình liên thông tránh theo vết xe đổ của hệ tại chức - bị xã hội từ chối - là vấn đề cấp bách cần đặt ra.

Trường THCS Võ Thị Sáu thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Hai tốt” và các hoạt động công đoàn

(HBĐT) - Ngay từ khi mới thành lập, phong trào CNVC-LĐ và hoạt động công đoàn trường THCS Võ Thị Sáu (Lạc Sơn) đã khẳng định được vai trò phối hợp chặt chẽ với chính quyền, thống nhất những định hướng cơ bản để lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ năng lực, trình độ tương xứng với vai trò, vị trí của một trường có chất lượng cao của huyện Lạc Sơn. Do đó, BCH công đoàn nhà trường thường xuyên quan tâm bồi dưỡng tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đoàn viên như: tổ chức học tập các nghị quyết của Đảng, nghị quyết của công đoàn các cấp, chỉ thị năm học mới, nội dung các CVĐ, giúp đội ngũ cán bộ, đoàn viên nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ.

Một cách thi... lạ

Kỳ kiểm tra học kỳ 2 các môn khoa học, lịch sử, địa lý của học sinh Trường tiểu học Lương Thế Vinh, quận 7, TP.HCM vừa diễn ra sáng 3 và 4-5 tại... sân trường.

Cần sớm dạy kỹ năng tài chính cho trẻ?

Các nhà sư phạm khẳng định rằng giáo dục trẻ em nhất định sẽ phải gắn với vấn đề dạy kỹ năng dùng tiền (Financial Literacy).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục