Giáo dục phổ thông, mầm non, dạy nghề là những vấn đề cần phải được bàn rốt ráo sau khi đã đưa ra được luật Giáo dục đại học - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng vừa qua đã quyết định chưa ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo.
Lý giải nguyên nhân, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (QH), cho rằng: “Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mang tính chất chiến lược nhưng đồng thời cũng hết sức cấp bách, đã được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng. Thế nhưng, Hội nghị T.Ư 6 vừa qua sau khi xem xét, thấy rằng sự chuẩn bị chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Chính vì vậy, Trung ương quyết định tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 2 khóa 8, đồng thời bước đầu tiến hành một số giải pháp cụ thể trước mắt nhưng phải tiếp tục chuẩn bị kỹ hơn để đến khi đáp ứng được các yêu cầu thì sẽ ra nghị quyết”.
Chưa giải quyết những vấn đề cốt lõi
Tiếp cận với dự thảo Đề án trình hội nghị T.Ư vừa qua, cá nhân ông thấy những yêu cầu chưa đáp ứng được là gì?
|
Theo cá nhân tôi, thực ra việc chuẩn bị cũng rất công phu, đầu tư nhiều công sức. Tuy nhiên, cái mà tôi cho là thiếu, đó là nó chưa có những điểm mới xứng tầm được gọi là “căn bản”, “toàn diện” của GD-ĐT. Tất cả những gì được nêu trong đề án đó đều là những cái mà Nghị quyết T.Ư 2, khóa 8 cách đây 16 năm đã đề cập và nhiều cái chúng ta cũng đang làm.
Vậy theo ông, việc chưa ban hành nghị quyết có ảnh hưởng gì đến tiến độ đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT hay không?
Việc đổi mới căn bản toàn diện là một quá trình lâu dài; không phải là một việc làm trong một thời gian ngắn, trong một thời điểm là xong. Bởi vậy, những gì chúng ta đã làm, đang làm và sẽ làm cũng nhằm để chuẩn bị cho việc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đó.
Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục không phải là một “phép thuật” nào đó mà khi chúng ta ban hành nghị quyết là xong. Nghị quyết chưa ra được thì ngành GD-ĐT lại càng phải chuẩn bị tốt hơn, quá trình chuẩn bị đó cũng là để thực hiện quá trình đổi mới. Nếu cứ ngồi chờ đến khi có nghị quyết mới chuẩn bị đổi mới là một sai lầm rất lớn.
Tôi lấy ví dụ, luật Giáo dục đại học được QH thông qua mới đây cũng là một bước chuẩn bị cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở bậc đại học. Khi chuẩn bị ban hành luật này, cũng có ý kiến cho rằng nên chờ nghị quyết thông qua mới làm, nhưng tôi đã bảo lưu quan điểm rằng chúng ta cứ nên chuẩn bị làm để ban hành trước, bởi khi làm như vậy là chúng ta đã chủ động một phần trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Còn một loạt vấn đề khác phải làm như giáo dục phổ thông, mầm non, dạy nghề, những vấn đề khác thì sao? Tất cả đều phải chuẩn bị, phải làm dần chứ không thể có chuyện chỉ khi nghị quyết ra thì tất cả mới cùng khởi động.
Đương nhiên, rõ ràng không thể nói nghị quyết chậm được ban hành thì không ảnh hưởng gì. Nghị quyết không ra được có nghĩa là những vấn đề cốt lõi nhất chúng ta chưa giải quyết được.
Luẩn quẩn vì không xác định được phương hướng
Một số ý kiến cho rằng, GD-ĐT của chúng ta đang“lạc lối”, nếu không nhìn nhận đúng vấn đề này thì không thể đưa ra giải pháp đổi mới đúng hướng. Ông có suy nghĩ gì về nhận định này?
Tôi cũng không bình luận về việc này vì chưa xác định được nhận xét ấy xác thực với thực tiễn như thế nào. Chỉ có điều, đúng là đề án vừa qua chưa xác định được những vấn đề cần phải đổi mới căn bản toàn diện là gì.
Có thể chúng ta không lạc lối nhưng chúng ta cứ luẩn quẩn ở một chỗ vì không xác định được phải đi theo hướng nào. Việc quyết định chưa ban hành nghị quyết để chuẩn bị lại tốt hơn đã thể hiện thái độ của Hội nghị T.Ư Đảng trong vấn đề này. Tuy nhiên, Hội nghị T.Ư cũng đã tạo tiền đề cho việc chuẩn bị đổi mới bằng một kết luận về đổi mới căn bản toàn diện, chứ không bỏ qua vấn đề này. Kết luận đã bước đầu định hướng và giao nhiệm vụ cho cơ quan có trách nhiệm tiến hành một cách khẩn trương và có trách nhiệm hơn.
Theo Báo Thanhnien
(HBĐT) - Xã Đông Lai (Tân Lạc) chưa phát triển mạnh về KT-XH, khi điều kiện cuộc sống của nhiều xóm, nhất là các xóm thuộc Chương trình 135 (xóm Chếch, Muôn, Vạch) còn gặp không ít khó khăn trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo.
(HBĐT) - Sáng 24/10, Ban vận động thành lập Hội trí thức tỉnh tổ chức lễ ra mắt và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến tháng 6/2013. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung cấp nghề tỉnh, theo Quyết định số 798/QĐ-LĐTBXH ngày 28/6/2010 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc thành lập trường Cao đẳng nghề Hòa Bình. Đến nay, nhà trường đã khẳng định được vai trò trong đào tạo nguồn nhân lực. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập trường, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn thạc sỹ Trương Tuấn Dũng - Hiệu trưởng nhà trường xung quanh những kết quả nổi bật trong thời gian qua và phương hướng hoạt động của nhà trường trong thời gian tới.
(HBĐT) - Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời giáo dục đảng viên và tổ chức Đảng khắc phục những khuyết điểm, ngăn ngừa những vi phạm. Thời gian qua, ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động công tác kiểm tra, giám sát. Chủ động, tập trung phát hiện những dấu hiệu vi phạm để kịp thời chấn chỉnh và xử lý, góp phần tích cực vào việc ngăn ngừa, hạn chế vi phạm, đem lại hiệu quả tích cực trong công tác quản lý, giáo dục và nâng cao ý thức rèn luyện cho CBĐV trong các chi, Đảng bộ, cơ quan trực thuộc.
(HBĐT) - Từng được thử sức mình ở các nhiều cuộc PCGD khác, nên 3 năm gần đây, khi thực hiện công tác PCGDMN trẻ năm tuổi, huyện Yên Thuỷ tiếp tục tạo được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn dân. Nếu về cá nhân, nhiều người biết các ông Quách Văn Mạo, Quách Văn Cạp (xóm Rại, xã Hữu Lợi), ông Quách Tất Vở (xóm Yên Tân - Lạc Lương) hiến 2000 m2 đất để xây lớp học mầm non. Nhiều xã như Yên Trị, Lạc Lương, do có quy hoạch từ trước đã mở mang được khuôn viên, diện tích cho nhà trường nhằm có được không gian hợp lý. Có được những việc làm có ý nghĩa đó, đều xuất phát từ nhận thức đúng đắn của toàn dân...
(HBĐT) - Hiện nay, trong 210 trung tâm học tập đồng (TTHTCĐ) ở 11 huyện, thành phố đã có 204 TT thành lập được 5 tổ chuyên môn, nghiệp vụ, cùng 1.977 CLB phát triển cộng đồng thôn và 4.480 nhóm thành viên CLB. 173 TT đã có tủ sách cộng đồng; 178 TT có kết nối in-tơ-nét; 85 TT được trang bị loa đài, thiết bị.