(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”.
Mục tiêu của Đề án nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Giáo viên được chuẩn hóa ngang tầm các nước tiên tiến
Đề án phấn đấu đến năm 2020, 100% giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục (bao gồm các trường, khoa, ngành sư phạm) được đào tạo đạt chuẩn về trình độ trở lên theo quy định và được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, năng lực quản lý, năng lực ngoại ngữ và năng lực công nghệ thông tin.
Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi được bổ nhiệm vào hạng nghề nghiệp tương ứng; 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông công tác tại vùng dân tộc sử dụng được ít nhất một tiếng dân tộc ở địa bàn công tác.
Đến năm 2025, Đề án bảo đảm năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục được chuẩn hóa ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
Đẩy mạnh xã hội hóa và hội nhập quốc tế
Để đạt được mục tiêu trên, Đề án đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản, đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, công tác truyền thông về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thuộc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
Đồng thời, tiến hành nâng cấp các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; đẩy mạnh xã hội hóa và hội nhập quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục./.
PV(TH)
(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, họ Hà ở xóm Mỏ và xóm Lác, xã Chiềng Châu (Mai châu) được biết đến là một dòng họ giàu truyền thống hiếu học.
(HBĐT) - Trong 2 ngày (26 – 27/4), Phòng GD&ĐT thành phố tổ chức Giao lưu Olympic học sinh năng khiếu cấp Tiểu học TP.Hoà Bình năm học 2015 – 2016. Tham dự có 144 học sinh đến từ 8 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 20, ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, thời gian qua, huyện Lương Sơn đã đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn. Thông qua đó, trẻ em được tham gia vào các hoạt động tập thể lành mạnh, an toàn và bổ ích. Các hoạt động trợ cấp, trợ giúp cho trẻ em đã được thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giảm bớt những khó khăn, thiếu hụt, đảm bảo được các quyền cơ bản của mọi trẻ em.
(HBĐT) - Ngày 26/4, Hội khuyến học tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giai đoạn I Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 13/5/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” và phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học.
(HBĐT) - Đây là nội dung được đề cập tại quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy kèm theo Thông tư số 10/ 2016/TT-BGDĐT. Theo đó, áp dụng hình thức đình chỉ học tập có thời hạn đối với những sinh viên thuộc diện sau đây:
(HBĐT) - Ngày 25/4, sở GD & ĐT tổ chức buổi giao lưu, giới thiệu về các điển hình tiên tiến ngành GD & ĐT và phát động triển khai xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến giai đoạn 2016 - 2020.