Theo thống kê của Bộ Y tế hiện cả nước không còn bệnh nhân COVID-19 nào phải thở máy; Cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, đẩy nhanh tiêm chủng vaccine COVID-19, không lơ là phòng chống dịch dịp Tết.
Cả nước không còn bệnh nhân COVID-19 nào phải thở máy
Bộ Y tế cho biết ngày 17/1 có 46 ca mắc COVID-19, tăng gần 20 ca so với ngày trước đó. Kể từ đầu dịch COVID-19 đến nay Việt Nam có 11.526.213 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.481 ca nhiễm).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là 10.612.146 trường hợp, trong số các trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 9 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 8 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 1 ca. Số bệnh nhân nặng này có tăng nhẹ so với 2 ngày trước đó.
Đã tròn 17 ngày liên tiếp từ đầu năm 2023 đến nay, Việt Nam không ghi nhận bệnh nhân COVID-19 tử vong. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống dịch COIVD-19 tại cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (Ảnh: Thái Bình)
Theo Bộ Y tế, dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội nhu cầu giao thương du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số mắc, nhất là với nhóm trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Do đó cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19;
Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và tăng cường tiêm chủng phòng COVID-19 cho trẻ em theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.
TP HCM tiếp tục lấy mẫu ca COVID-19 trong cộng đồng và bệnh viện để giải trình gene, phát hiện biến chủng mới của Omicron
Theo Sở Y tế TP HCM mặc dù Việt Nam chưa xuất hiện biến thể phụ XBB.1.5, nhưng việc giao lưu, đi lại qua biên giới sẽ tăng cao trong dịp lễ Tết, nguy cơ xâm nhập của các biến thể phụ vào nước ta là rất lớn.
Do đó, Sở Y tế giao HCDC tăng cường phòng chống dịch, trực 24/7 tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng hàng hải, thực hiện giám sát tất cả người nhập cảnh bằng máy đo thân nhiệt từ xa và quan sát thực tế.
Người có triệu chứng nghi ngờ sẽ được đưa đến khu vực cách ly tạm thời để khám sàng lọc, khai thác yếu tố dịch tễ và lấy mẫu test nhanh COVID-19.
Trường hợp test nhanh âm tính, hành khách sẽ tiếp tục thủ tục nhập cảnh và được hướng dẫn tự giám sát tại nơi lưu trú. Trường hợp test nhanh dương tính, bệnh nhân sẽ được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới để lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR, giải trình tự gene.
Hiện HCDC vẫn duy trì hoạt động giám sát, phát hiện các biến thể phụ, kể cả trong các ngày nghỉ Tết. Đồng thời phối hợp với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) tiếp tục lấy mẫu trong cộng đồng và trong bệnh viện để giải trình gene, phát hiện biến chủng mới của Omicron (nếu có).
Theo Báo SKĐS
Gần Tết, nhiều dịch bệnh vẫn được dự báo còn diễn biến phức tạp; có thể bùng phát mạnh nếu chủ quan, lơ là. Để đón Tết an toàn, người dân vẫn cần hết sức cảnh giác với các dịch bệnh.
(HBĐT) - Thời gian qua, nhằm góp phần nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội, cùng với chính quyền địa phương, Hội LHPN xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) tập trung nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trên địa bàn.
(HBĐT) - Mặc dù có chuyển biến tích cực, song công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn huyện Kim Bôi vẫn còn nhiều khó khăn do hình thức sản xuất nhỏ lẻ, thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và quản lý quy trình giết mổ chưa đảm bảo. Trước thực tế đó, huyện Kim Bôi tập trung nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
(HBĐT) - Chiều 28/12, Sở Y tế tổ chức hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Bắc với hơn 85 vạn dân, trong đó, đồng bào dân tộc Mường chiếm 63% tổng dân số toàn tỉnh. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ). Đặc biệt thực hiện chiến lược về dân số - sức khỏe sinh sản - KHHGĐ, công tác dân số và phát triển (DS&PT) của tỉnh đạt được những kết quả quan trọng, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về sinh đẻ có kế hoạch ngày càng được cải thiện. Chính nhờ sinh đẻ có kế hoạch, cuộc sống của người dân dần bớt đi những khó khăn. Những em bé đồng bào dân tộc Mường, Dao, Thái, Tày, Mông sinh ra được chăm sóc đầy đủ, chu đáo hơn.