Lần đầu tiên sau gần 2 năm qua, Việt Nam đã không còn bệnh nhân COVID-19 nặng; Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác dịp Tết; TP HCM triển khai nhiều điểm tiêm vaccine COVID-19 xuyên Tết Nguyên đán Quý Mão...
Lần đầu tiên sau gần 2 năm Việt Nam không còn bệnh nhân COVID-19 nặng
Theo thông tin của Bộ Y tế cho biết, ngày 20/1 tức 29 Tết Quý Mão cả nước chỉ có 17 ca mắc COVID-19 mới, giảm nhẹ so với những ngày trước đó. Đây cũng là ngày có số mắc COVID-19 thấp nhất kể từ đầu tháng 1/2023 đến nay.
Ngày 20/1 cũng là ngày đầu tiên trong gần 2 năm qua, cả nước không còn bệnh nhân COVID-19 nặng nào đang điều trị. Trong khi có những thời điểm số bệnh nhân COVID-19 nặng lên đến con số gần chục nghìn bệnh nhân nặng.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.301 ca nhiễm, đứng thứ 13/230quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.482 ca nhiễm).
Tại TP HCM sẽ triển khai nhiều điểm tiêm vaccine COVID-19 xuyên Tết Nguyên đán Quý Mão
Đến nay cũng tròn 20 ngày liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng phương án, điều kiện phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác dịp Tết
Theo đánh giá mới nhất của Bộ Y tế, dự báo tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới. Giai đoạn giao mùa tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp, dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch.
Dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, nhu cầu giao thương du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số nhiễm, nhất là với nhóm trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền.
Do đó, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng phương án, điều kiện bảo đảm phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong dịp Tết Nguyên đán 2023; chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng chống dịch.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tổng số mũi tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam đến nay là 266.049.914 liều.
Đối với nhóm 18 tuổi trở lên:
- Tiêm mũi 3: Tổng số có 51.880.113 mũi tiêm (81,1%),
5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (64,2%); Quảng Nam (63,1%); Phú Yên (62,8%); Đồng Nai (53,9%); Đồng Tháp (60,7%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (100%); Sóc Trăng (100,4%).
- Tiêm mũi 4: Tổng số có 17.491.170 mũi tiêm (87,3%)
Nhóm từ 12-17 tuổi: Số tiêm mũi 3 có 5.808.005 mũi tiêm (69,1%)
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Phú Yên (48,6%); Bình Thuận (44,1%); TP. HCM (36,4%); Đồng Nai (43,1%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Sóc Trăng (103,5%); Bến Tre (94,9%).
Nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.468.337 mũi tiêm:
- Mũi 1: 10.245.228 mũi tiêm (92,7%)
Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77,5%); Quảng Trị (78,8%); Đà Nẵng (68,5%); TP HCM (64,6%), BRVT (73,3%)
- Mũi 2: 8.223.109 mũi tiêm (74,4%)
Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (56,1%); Đà Nẵng (37%); Quảng Nam (49,4%); TP HCM (41%), BRVT (44,6%)
Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và tăng cường tiêm chủng phòng COVID-19 cho trẻ em theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.
Theo khuyến cáo của bà Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, những loại vaccine COVID-19 được WHO phê chuẩn vẫn đang chống chọi tốt với các biến thể mới và có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do COVID-19.
Vì vậy, trong thời điểm hiện tại, WHO khuyến khích người dân đeo khẩu trang ở những nơi có nguy cơ cao; rửa tay thường xuyên; tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ, bao gồm tất cả liều nhắc lại.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Sau một năm làm việc bận rộn, dịp Tết đến, xuân về, ai cũng mong muốn được sum họp cùng gia đình. Thế nhưng, với những người công tác trong ngành Y tế, Tết lại là những ngày vất vả, bởi họ vẫn miệt mài với công việc chăm sóc, cứu chữa người bệnh. Dẫu có phần thiệt thòi, nhưng mỗi khi thấy bệnh nhân qua cơn nguy kịch, dần bình phục, đó là niềm vui, hạnh phúc trọn vẹn trong những ngày trực Tết của các y, bác sỹ.
Theo thống kê của Bộ Y tế hiện cả nước chỉ còn 5 ca COVID-19 nặng phải thở máy, o xy; Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục theo dõi chặt tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới; Sản xuất, lưu hành dược chất dùng trong chẩn đoán ung thư chưa được cấp phép, một đơn vị bị xử phạt nặng.
(HBĐT) - Ngày 8/1, tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội LHTN tỉnh phối hợp với Báo Tiền Phong, Viện Huyết học truyền máu Trung ương, Hội CTĐ tỉnh tổ chức chương trình "Chủ nhật đỏ” và "Ngày hội xuân Hòa Bình”.
Gần Tết, nhiều dịch bệnh vẫn được dự báo còn diễn biến phức tạp; có thể bùng phát mạnh nếu chủ quan, lơ là. Để đón Tết an toàn, người dân vẫn cần hết sức cảnh giác với các dịch bệnh.
(HBĐT) - Thời gian qua, nhằm góp phần nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội, cùng với chính quyền địa phương, Hội LHPN xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) tập trung nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trên địa bàn.