Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Năng,  Trưởng xóm Nhót  (bên phải) thừa nhận  tình trạng một số  hộ dân của xóm lấn chiếm đất Lâm trường Tân Lạc  là có thật và kéo dài nhiều năm chưa giải quyết được, hiện đang có những  diễn biến phức tạp.

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Năng, Trưởng xóm Nhót (bên phải) thừa nhận tình trạng một số hộ dân của xóm lấn chiếm đất Lâm trường Tân Lạc là có thật và kéo dài nhiều năm chưa giải quyết được, hiện đang có những diễn biến phức tạp.

(HBĐT) - “Việc người dân xóm Nhót, xã Thanh Hối (Tân Lạc) lấn chiếm đất thuộc quản lý của Chi nhánh Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình Lâm trường Tân Lạc (sau đây gọi tắt là Lâm trường Tân Lạc (LTTL) là sự việc có thật. Sự việc này đang diễn ra và khá phức tạp trong vấn đề xử lý, giải quyết...” - Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Tân Lạc Nguyễn Văn Khuông cho biết.

 

 Nóng” việc lấn chiếm đất lâm trường  

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề quản lý đất lâm trường trên địa bàn huyện Tân Lạc, ông Kim Danh Hà, Giám đốc LTTL cho biết: Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoà Bình được UBND tỉnh cho thuê đất, cấp giấy CNQSD đất theo Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 20/1/2014 tại huyện Tân Lạc là 556, 85 ha thuộc địa bàn các xừ: Gia Mô, Lỗ Sơn, Tử Nê, Mãn Đức, Mỹ Hoà, Trung Hoà và Thanh Hối. Trước đây, Lâm trường được giao quản lý, sử dụng khoảng 40 ha đất trồng rừng sản xuất thuộc địa phận xóm Nhót, xã Thanh Hối. Đến năm 2013, căn cứ vào điều kiện thực tế đất sản xuất của địa phương và quá trình sắp xếp đổi mới của đơn vị, LTTL đã tiến hành các thủ tục giao trả cho địa phương quản lý 14,4 ha, hiện giữ lại 21, 2 ha. Tuy nhiên, trong những năm qua, diện tích đất rừng sản xuất của LTTL trên địa bàn xóm Nhót, xã Thanh Hối liên tục bị người dân lấn chiếm trái phép.  

Điển hình ngày 25/3/2015, khi hợp đồng liên doanh trồng rừng tại thửa số 3 nằm trên địa giới hành chính xã Thanh Hối giữa LTTL và hộ ông Bùi Văn Lon ở xóm Nhót hết thời hạn nhưng ông Lon vẫn chiếm giữ diện tích đất nêu trên, không trả lại cho Lâm trường theo quy định. Trước thực tế đó, LTTL đã ra thông báo về việc thu hồi đất và đề nghị nếu hộ ông Bùi Văn Lon có nhu cầu liên doanh trồng rừng thì liên hệ với Lâm trường để đăng ký làm thủ tục. Sau nhiều lần gửi giấy mời,  không nhận được yêu cầu liên doanh giữa gia đình ông Lon với Lâm trường, LTTL đã ký kết hợp đồng chăm sóc, bảo vệ rừng nguyên liệu chu kỳ 2015 - 2020 và giao đất cho hộ ông Sực ở xóm Nhót. Tuy nhiên, ngày 3/6/2015, khi gia đình ông Sực cuốc hố, trồng cây thì bị ông Bùi Văn Lon, Bùi Văn Thanh cùng một số người dân xóm Nhót đến ngăn cản. Sau đó, ông Bùi Văn Thanh tổ chức đưa người lên cuốc hố trồng cây và rào lại toàn bộ diện tích đất thuộc thửa số 3 do LTTL được giao quản lý. Vụ việc trên đã được báo cáo Công an huyện (CAH). Tại Báo cáo số 589 của CAH Tân Lạc đã chỉ rõ: “Việc LTTL thanh lý hợp đồng trồng rừng nguyên liệu với hộ ông Bùi Văn Lon và tiến hành ký hợp đồng với hộ ông Bùi Văn Sực là đúng với các quy định của pháp luật. Hành vi ngăn cản việc trồng rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp của hộ ông Bùi Văn Lon là hành vi phạm các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng đất”. Về phía UBND xã Thanh Hối, qua quá trình xác minh cũng khẳng định lô đất mà gia đình ông Bùi Văn Lon lấn chiếm là lô đất trong khu đất do LTTL quản lý, sử dụng. Khi mọi việc đang trong quá trình giải quyết thì ngày 24/8/2015, ông Bùi Văn Lon tiếp tục có hành vi lấn chiếm đất trái phép để trồng rừng và trồng cây ăn quả.  

Không chỉ có cá nhân các hộ gia đình thực hiện hành vi lấm chiếm mà ngay cả Ban quản lý (BQL) xóm Nhót cũng đã có hành vi lấn chiếm đất lâm trường. Theo đó, ngày 28/3/2016, LTTL đã phát hiện tại lô 1, khoảnh 14 trên diện tích 2,4 ha, hộ ông Bùi Văn Trình người xóm Nhót đã đưa máy xúc vào cuốc xới, san ủi để trồng cây ăn quả. Sau khi phát hiện sự việc, LTTL đã phân giải, khuyên can nhưng ông Bùi Văn Trình vẫn tiếp tục cho máy san ủi mặt bằng. Sự việc này đã được báo cáo CAH. Tại biên bản làm việc với CAH Tân Lạc, ông Trình cho biết, diện tích đất nêu trên ông thuê lại của BQL xóm Nhót trong thời gian 15 năm với số tiền 140 triệu đồng. Ngày 1/3/2016, 2 bên đã ký kết hợp đồng giao nhận đất. Qua xác minh của CAH và phòng TN &MT huyện Tân Lạc đã khẳng định: Việc BQL xóm Nhót tự ý cho thuê đất là vi phạm pháp luật. Diện tích đất BQL xóm Nhót tự ý cho người dân thuê thuộc quyền quản lý, sử dụng của LTTL. Sự việc trên đã được giải quyết triệt để. Tuy vậy, mới đây vào hồi 6h30’ ngày 7/6/2016, hơn 70 người dân xóm Nhót đã tự ý tổ chức trồng cây trên diện tích đất LTTL được giao quản lý thuộc lô số 1, khoảnh 14. Đây cũng chính là lô đất mà BQL xóm Nhót đã tự ý cho hộ ông Bùi Văn Trình thuê trước đó. Theo ông Kim Danh Hà, việc người dân xóm Nhót tự ý trồng rừng lấn chiếm đất của LTTL đã xảy ra, kéo dài từ năm 2008 đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.         

Giải quyết lấn chiếm: Huyện quyết liệt, xã ách tắc  

Làm việc với chúng tôi xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Văn Khuông, Phó Trưởng phòng TN &MT huyện Tân Lạc và ông Bùi Văn Năng, trưởng xóm Nhót đều thừa nhận việc người dân xóm Nhót lấn chiếm đất lâm trường là sự việc có thật và kéo dài trong nhiều năm nay chưa giải quyết được. Theo ông Bùi Văn Năng, trước sự việc này, xóm đã nhiều lần tuyên truyền, vận động người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, không tự ý lấn chiếm đất của lâm trường. Tuy nhiên, người dân không chấp hành mà tiếp tục có hành vi lấn chiếm.  

Về vấn đề này, ông Kim Danh Hà cho biết thêm: Khi các vụ việc lấn chiếm đất của Lâm trường được báo cáo lên huyện, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc quyết liệt. Về phía UBND huyện Tân Lạc đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất của LTTL ở xóm Nhót. Tuy nhiên, chẳng hiểu sao khi các văn bản này đưa về xã thì việc triển khai, giải quyết luôn trong tình trạng ách tắc, khó giải quyết. Đáng lưu ý, trong số những hộ lấn chiếm đất có một số hộ là người thân của lãnh đạo xã như hộ ông Bùi Văn Lon, Bùi Văn Thanh. Theo ông Nguyễn Văn Khuông, nhiều khi đoàn công tác liên ngành của huyện về xã Thanh Hối để nắm bắt tình hình, xử lý vụ việc cũng không nhận được sự hợp tác nhiệt tình. Điều này được minh chứng khi chúng tôi về xã Thanh Hối liên hệ làm việc với lãnh đạo xã về những vấn đề liên quan đến tình hình KT -XH của địa phương nhưng ông Bùi Văn Phon, Chủ tịch UBND xã đã lấy lý do bận họp để từ chối tiếp và làm việc.  

Nguyên nhân của sự việc này theo ông Nguyễn Văn Khuông thì một phần do diện tích đất của LTTL nằm trên địa giới hành chính xã thanh Hối chưa có ranh giới rõ ràng nên nhiều người vẫn cho rằng đấy là đất của xã nên đã có hành vi xâm chiếm. Để giải quyết dứt điểm vấn đề này thì các cấp, các ngành của huyện cần tập trung thực hiện giải pháp đồng bộ. Trong đó, yếu tố cốt lõi là phải thực hiện tốt Kế hoạch số 71, ngày 7/6/2016 của UBND tỉnh về “Triển khai thực hiện Chỉ thị số 11, ngày 4/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH-13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, BQL rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng”. Theo đó, tính đến trước ngày 30/7/2016, các địa phương và công ty lâm nghiệp phải hoàn thành phương án sử dụng đất, rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất rõ ràng. Có như vậy, việc xử lý các hành vi lấn chiếm đất lâm trường mới giải quyết dứt điểm, hiệu quả. Cùng với đó, về phía LTTL cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý, hiệu quả sử dụng đất góp phần cùng địa phương thúc đẩy phát triển KT -XH một cách hiệu quả để tránh những sự việc phức tạp nảy sinh.

                                                                            Nhóm PV

 

Các tin khác

Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân, nhóm trẻ Măng Non (số nhà 49, tổ 13A, đường Hai Bà Trưng, phường Phương Lâm - TP Hòa Bình) hiện đang trông giữ khoảng 20 trẻ (ảnh chụp sáng 11/7/2016).
Mặc dù đã đến thời vụ gieo cấy nhưng cánh đồng xóm Quà, xã Yên Lập (Cao Phong) vẫn trơ gốc rạ.
Ngôi nhà tranh, vách đất là nơi bà Nguyễn Thị Hiếm, xóm Mè, xã Tu Lý (Đà Bắc) sinh sống khi thiếu vắng trụ cột trong gia đình.
Hiện tượng cá chết tại ao nhà ông Bùi Văn Biên, xóm Quà xã Yên Lập ngày 3/7.

Huyện Cao Phong: An toàn nguồn nước được đặt lên hàng đầu

(HBĐT) - Không đánh đổi lợi ích kinh tế bằng nguồn sống và môi trường. Đó là quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong ngay sau khi có thông tin về việc một số hộ dân địa phương chuyển đổi đất rừng sản xuất, đưa cây cam vào trồng ở các xã vùng đầu nguồn nước hồ Cạn Thượng.

“Mùa” ôn luyện

(HBĐT) - Thấm thoắt đã nghỉ hè được gần 1 tháng bởi từ trung tuần tháng 5, chương trình học của học sinh đã xong, chờ ngày tổng kết năm học. Nghỉ hè, với học sinh tiểu học, THCS là được vui chơi, đùa nghịch, gác sách, bút sang một bên để đi chơi, đi du lịch cùng gia đình, được thả hồn mộng mơ với biết bao dự định. Nhưng với những học sinh khối lớp 12 là cả một tháng vùi đầu vào học hành, ôn luyện. Chưa tổng kết thì lo ôn thi học kỳ II, tổng kết rồi lại lo tìm nơi ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, xét vào các trường đại học, cao đẳng. Chặng đường 12 năm đèn sách gần như được các sĩ tử “gói gọn” trong 1 tháng ôn luyện này.

Xã Thượng Bì (Kim Bôi): 9 năm dang dở một cây cầu

(HBĐT) - Giữa trưa hè tháng 6, ai cũng vội vã lao nhanh trên đường để trở về nhà hoặc tìm một bóng râm. Nhưng thà chịu nắng bỏng rát còn hơn nguy hiểm tính mạng nên bất chấp cái nắng 40 độ C hầm hập bủa vây, cứ đến cầu Bến Khốm (xóm Đầm Sáng, xã Thượng Bì, huyện Kim Bôi) là người dân dừng xe, xuống dắt bộ qua cầu. Kể từ ngày khởi công năm 2008 đến nay, cầu Bến Khốm vẫn chỉ là mấy mố cầu dang dở. Cầu tạm được dựng lên, cầu gỗ đã sập rồi đến cầu tre cũng mục, giờ đây, những tấm bê tông được đổ tạm làm cầu.

Loay hoay trước ngưỡng cửa “vào đời”

(HBĐT) - Ngoài “kho” kiến thức tích lũy được qua 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, hàng ngày các cô, cậu học trò còn được tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác từ các phương tiện truyền thông, hoạt động xã hội mang tính trải nghiệm... tuy nhiên, phần đông trong giới trẻ hiện nay vẫn loay hoay trước ngưỡng cửa “vào đời”.

Tình người trong hoạn nạn

Sự có mặt kịp thời cùng với tinh thần dũng cảm quên mình của những thuyền viên trên 2 chiếc cano và 2 tàu du lịch đã cứu sống 53 con người trong đêm tối giữa sông Hàn. Ngay sau cuộc tìm kiếm 3 người mất tích kết thúc, chúng tôi đã tìm đến họ...

Huyện Cao Phong: Nhà máy nước ngừng hoạt động - dân khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt

(HBĐT) - Chất lượng nguồn nước không đảm bảo. Nhà máy nước Cao Phong ngừng hoạt động. Hơn 1 tháng nay, hàng nghìn hộ dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong) bị mất nước sạch sinh hoạt. Giữa mùa hè, người dân phải vật lộn với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục