Nhiều đoàn CB, CNVC và học viên các lớp trung, cao cấp lý luận chính trị từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước chọn ngã ba Đồng Lộc là điểm đến để dâng hương, báo công với anh linh các anh hùng liệt sĩ.
(HBĐT) - Dẫu không có một kế hoạch hay lộ trình cụ thể nhưng dường như có một chút “duyên” đưa đẩy nên mỗi chuyến hành trình về “khúc ruột” miền Trung của tôi đều có điểm dừng ở ngã ba Đồng Lộc. Mười năm với 4 lần góp mặt ở nơi này thắp nén hương thơm viếng những linh hồn bất tử những chiến sỹ TNXP đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc, nhiều người bảo tôi thật may mắn! Thật vậy! Tôi may mắn và đã biết tận dụng sự “may mắn” đó để nuôi dưỡng nguồn cảm xúc, dòng nhiệt huyết cho mình và chia sẻ với những bằng hữu.
Cảm nhận sự sống nơi “tọa độ chết”
Đã nhiều lần đến với Ngã ba Đồng Lộc và lần nào cũng vậy tôi đều sử dụng hết công năng của thính giác, thị giác và xúc giác…để nghe, nhìn và cảm nhận. Bởi từ trước khi được đặt chân tới nơi này tôi đã được nghe, được biết những chi tiết sơ đẳng: Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường Hồ Chí Minh qua dãy Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh. Vào những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua nơi đây. Địa thế nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo. Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân, dân ta hướng về chiến trường miền
Hàng trăm, hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong đã ngã xuống trên mảnh đất này, trong đó có 10 cô gái TNXP mà mỗi cái tên đã trở thành bất tử. Cái chết của họ đã gieo mầm cho sự sống và cho đến hôm nay sau gần 50 năm, sự sống ấy đã trổ lá, vươn cành trở thành cây đại thụ luôn được Đảng, Nhà nước và lớp lớp người dân đất Việt Nam quan tâm, chăm sóc. Cũng thật ngẫu nhiên, tôi đã đến đây 4 lần vào 4 mùa trong năm và không khi nào, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong cảnh đìu hiu, vắng vẻ mà ngược lại luôn tấp nập những đoàn người viếng thăm. Chiến tranh đã lùi vào quá khứ, cái tên “tọa độ chết” vẫn vẹn nguyên vì được các anh, chị em hướng dẫn viên du lịch của khu di tích nhắc đi, nhắc lại cả trăm lần mỗi ngày thế nhưng tuyến đường vào Nam những năm đó giờ đã thênh thang rộng mở, cả một vùng Ngã ba Đồng Lộc nay đã xanh tươi. Từ cầu Sông Nghẽn đi lên vùng cung đường ngã ba là cả một vùng lúa Đại Lộc, Tiến Lộc, Thanh Lộc, Đồng Lộc… xanh mướt. Những hố bom chi chít, giờ đã thành địa chỉ đỏ chứa đựng những huyền thoại cao cả, linh thiêng.
Để nuôi dưỡng tinh thần cách mạng
Không chỉ sụt sùi mà còn nấc nghẹn, mỗi lần nghe hướng dẫn viên kể về những phút giây định mệnh: 16 giờ 30 phút ngày 24/7/1968, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom rơi trúng vào đội hình 10 cô gái TNXP đang làm nhiệm vụ san lấp hố bom để nhanh chóng thông đường cho xe qua. Các chị đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ: chị Võ Thị Tần (24 tuổi), Hồ Thị Cúc (24 tuổi), Nguyễn Thị Nhỏ (24 tuổi), Dương Thị Xuân (21 tuổi), Võ Thị Hợi (20 tuổi), Nguyễn Thị Xuân (20 tuổi), Hà Thị Xanh (19 tuổi), Trần Thị Hường (19 tuổi), Trần Thị Rạng (18 tuổi), Võ Thị Hà (17 tuổi). Họ đã ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ với bao ước mơ, nhiệt huyết còn dang dở. Đau đớn, xót thương nhưng sự ủy mị đó gần như được xóa nhòa mỗi lần ánh mắt tôi chạm vào những bức di ảnh của các chị trên từng ngôi mộ (khu mộ của 10 nữ TNXP Ngã ba Đồng Lộc). Sự cương nghị, rắn rỏi nhưng cũng rất đỗi hồn nhiên trên mỗi gương mặt ấy như muốn nhắn nhủ rằng: Hãy tiếp bước chúng tôi để sống cuộc đời đáng sống, góp sức xây dựng Tổ quốc giàu đẹp hơn.
Xin một vài phút để chụp ảnh lưu niệm và trò chuyện bên lề cùng anh Đào Anh Tuân, Phó trưởng Ban quản lý di tích TNXP Ngã ba Đồng Lộc được biết: Với đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, hàng ngày có nhiều đoàn của các cơ quan, ban, ngành thắp nhang tưởng nhớ 10 cô gái trẻ đã hy sinh anh dũng. Nhiều cây xanh mang tên của các cơ quan, đơn vị trồng quanh khu vực. Ngã ba Đồng Lộc bây giờ bốn mùa xanh tươi, ngày đêm rì rào tiếng gió thổi. Khu tưởng niệm, Nhà truyền thống xây dựng khang trang, hiện đại. Thuộc lòng những câu thơ mộc mạc lời nhắn nhủ của nhà thơ Huy Cận: “… Trong đời mỗi người cũng có những ngã ba đường /Trong đời một dân tộc cũng có những ngã ba quyết định /Những ngã ba vận mệnh / Những cái nút trên dặm dài lịch sử /Gặp những ngã ba đời, con sẽ nghĩ suy /Và con ơi, muốn tìm đúng hướng đi /Con sẽ nhớ đến ngã ba Đồng Lộc…” bởi vậy trong tâm khảm tôi luôn thôi thúc tìm về để được thấy, được nghe và cảm nhận mà nuôi dưỡng thêm tinh thần. Có lẽ cũng cùng chung cảm nhận nên người đã đến rồi đi và rồi lại đến thăm lại địa chỉ đỏ này để hun đúc thêm tinh thần cách mạng. Bởi, những chiến công của các chị đã đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng vững vàng, chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ Việt
Thúy Hằng
(HBĐT) - Như tin đã đưa, vào khoảng 16h30’ ngày 3/7 theo phản ánh của nhân dân và lãnh đạo xã Yên Lập, (huyện Cao Phong) về tình hình cá chết dọc ven suối Nhẹm và suối Màn cũng như 2 ao của nhân dân xóm Quà khu vực lưu vực nhà máy tuyển luyện quặng đồng của Công ty cổ phần khoáng sản An Phú tại xã Yên Thượng. Để rộng đường dư luận, PV Báo Hoà Bình đã trực tiếp xuống hiện trường để ghi nhận tình hình.
(HBĐT) - Không đánh đổi lợi ích kinh tế bằng nguồn sống và môi trường. Đó là quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong ngay sau khi có thông tin về việc một số hộ dân địa phương chuyển đổi đất rừng sản xuất, đưa cây cam vào trồng ở các xã vùng đầu nguồn nước hồ Cạn Thượng.
(HBĐT) - Thấm thoắt đã nghỉ hè được gần 1 tháng bởi từ trung tuần tháng 5, chương trình học của học sinh đã xong, chờ ngày tổng kết năm học. Nghỉ hè, với học sinh tiểu học, THCS là được vui chơi, đùa nghịch, gác sách, bút sang một bên để đi chơi, đi du lịch cùng gia đình, được thả hồn mộng mơ với biết bao dự định. Nhưng với những học sinh khối lớp 12 là cả một tháng vùi đầu vào học hành, ôn luyện. Chưa tổng kết thì lo ôn thi học kỳ II, tổng kết rồi lại lo tìm nơi ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, xét vào các trường đại học, cao đẳng. Chặng đường 12 năm đèn sách gần như được các sĩ tử “gói gọn” trong 1 tháng ôn luyện này.
(HBĐT) - Giữa trưa hè tháng 6, ai cũng vội vã lao nhanh trên đường để trở về nhà hoặc tìm một bóng râm. Nhưng thà chịu nắng bỏng rát còn hơn nguy hiểm tính mạng nên bất chấp cái nắng 40 độ C hầm hập bủa vây, cứ đến cầu Bến Khốm (xóm Đầm Sáng, xã Thượng Bì, huyện Kim Bôi) là người dân dừng xe, xuống dắt bộ qua cầu. Kể từ ngày khởi công năm 2008 đến nay, cầu Bến Khốm vẫn chỉ là mấy mố cầu dang dở. Cầu tạm được dựng lên, cầu gỗ đã sập rồi đến cầu tre cũng mục, giờ đây, những tấm bê tông được đổ tạm làm cầu.
(HBĐT) - Ngoài “kho” kiến thức tích lũy được qua 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, hàng ngày các cô, cậu học trò còn được tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác từ các phương tiện truyền thông, hoạt động xã hội mang tính trải nghiệm... tuy nhiên, phần đông trong giới trẻ hiện nay vẫn loay hoay trước ngưỡng cửa “vào đời”.
Sự có mặt kịp thời cùng với tinh thần dũng cảm quên mình của những thuyền viên trên 2 chiếc cano và 2 tàu du lịch đã cứu sống 53 con người trong đêm tối giữa sông Hàn. Ngay sau cuộc tìm kiếm 3 người mất tích kết thúc, chúng tôi đã tìm đến họ...