(HBĐT) - Lần đầu được đến với đất nước Lào tươi đẹp, thật có biết bao cảm nhận mới, thiêng liêng và đáng trân trọng. Truyền thống lịch sử, văn hóa, thiên nhiên, những nét tương đồng, các di tích lịch sử, danh thắng…đều tạo được dấu ấn đẹp đẽ trong lần đầu gặp gỡ. Nhưng điều đáng nhớ đầu tiên và chắc chắn sẽ lưu mãi trong lòng chính là tình cảm chân thành của người dân các bộ tộc Lào, những người bạn mới. Nét hồn hậu, thân thiện, bình dị đã chiếm lĩnh được tình cảm của mỗi thành viên. Cao hơn, toát lên là sự thủy chung son sắt khi các bạn nhắc đến tình hữu nghị Việt - Lào từng được Bác Hồ, Đảng, Nhà nước và nhân dân 2 nước gây dựng, bồi đắp…

 

Nhiều cán bộ, phóng viên của Thông tấn xã Lào(KPL) từng đến công tác, học tập tại Việt Nam.

  Ảnh: Đoàn công tác Cục Báo chí (Bộ TT&TT) với các đồng nghiệp Lào tại trụ sở KPL ỏ thủ đô Viên-Chăn.

Gặp anh Khăm Sinh (56 tuổi) trong chiều muộn ở thành phố Luông – Pha - băng, khi đến điểm tập thể thao của một người bạn. Thấy có người Việt Nam đến chơi, cả nhóm dừng ngay ván bi-sắt đang hồi quyết liệt để cùng đến trò chuyện. Anh từng đến học tiếng Việt tại tỉnh Hà Bắc vào năm 1974 khi 14 tuổi và hiện đang là một phó ngành liên quan đến kinh tế - luật pháp ở tỉnh này. Gương mặt dãi dầu, từng trải nhưng lại toát lên ánh nhìn tinh nhanh, vui tươi khi nói đến Việt Nam. Anh vẫn nói được tiếng Việt nhưng chỉ thể hiện được các câu có 2-3 tiếng khi bộc lộ các cảm xúc đặc biệt như “nhớ quá”, “bạn tốt”, “cô giáo tốt”….Cho nên muốn nghe anh bộc lộ hết tâm tư của mình lại phải qua một “phiên dịch” là cựu sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền Hà Nội (hiện đang công tác tại Sở TT- VH & DL Luông - Pha băng). Anh Khăm Sinh chia sẻ: Sang Việt Nam lúc còn nhỏ, xa gia đình nhớ nhà và học tiếng Việt rất khó. Nhưng học sinh Lào chúng tôi được các thầy, cô và các bạn Việt Nam thương yêu, đùm bọc, dạy dỗ hết sức mình…Dù chỉ 6 tháng thôi nhưng những kỷ niệm đó đã đi theo tôi đến tận bây giờ”. Được biết, sau này, khi Việt Nam thống nhất, anh có từng đến thăm 1-2 thành phố lớn Việt Nam

Với anh Vi - Ra - phông (56 tuổi, cán bộ của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào) lại là một câu chuyện dài về Việt Nam. Hôm mới gặp, hỏi làm quen: Anh đã đến Việt Nam lần nào chưa? Anh hóm hỉnh cười tít mắt và trả lời: Mới khoảng 50 lần thôi. Thế là gặp đúng người, đúng việc rồi. Anh nói tiếng Anh xen lẫn tiếng Việt và tiếng Lào. Chốt lại anh là người rất yêu và gắn bó với con người, đất nước nằm sát biển Đông sóng vỗ. Anh nói rằng: Từ những năm 70 của thế kỷ XX, tôi trước từng được Bộ Văn hóa Lào cử đến Việt Nam chọn những bộ phim hay nhất của Việt Nam mang về chiếu cho quân và nhân dân Lào thưởng thức”. Bộ phim “Hai bà mẹ” của Việt Nam (đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi, sản xuất năm 1975) khiến anh xúc động; mỗi lần xem đều rơi nước mắt vì cảm động bởi tình cảm những người mẹ Lào, mẹ Việt Nam cưu mang, đùm bọc nhau trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Sau này, khi 2 Bộ chuyên ngành của Lào và Việt Nam tiếp tục có các chương trình hợp tác liên quan đến văn hóa, báo chí, du lịch anh lại có cơ hội dẫn đoàn ra, đoàn vào và kiêm cả phiên dịch, dẫn đoàn…

 

Anh từng lên Lạng Sơn và có những kỷ niệm đẹp với miền đất miền biên viễn Việt Nam, nhất là khi đứng dưới chân núi nơi nàng Tô Thị chờ chồng hóa đá. Anh chia sẻ: Năm tới, anh phải cùng gia đình đi Sa Pa (Lào Cai) một chuyến vì đây là điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, anh nghe nhiều mà chưa được đến…Suốt những ngày đoàn nhà báo Việt Nam làm việc và tham quan tại Thủ đô Viêng - Chăn và Luông - Pha - băng, anh Vi-ra-phông chu đáo hết mình. Hôm cả đoàn đã vào hết phòng chờ ở sân bay Luông – Pha - băng để về Hà Nội, nhìn ra ngoài vẫn thấy anh tần ngần đứng nhìn theo…  

Thủ đô Viêng Chăn và cố đô Luông - Pha - băng đúng là có duyên với đoàn công tác lần này khi lại được gặp rất nhiều cán bộ, phóng viên Lào từng học cái nôi: Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội. Anh Koong Khăm (Trưởng ban tiếng Việt) và Hum Pheng (Phó ban Thời sự) Đài Truyền hình quốc gia Lào, anh Sy Văn (Báo Pa-xa-xôn) bồi hồi nhớ những ngày tháng và những người bạn học khoa báo chí một thời. Biết là có người từ các cơ quan báo chí của Hòa Bình, anh nói: Khóa 11 (1992 - 1996), chúng tôi có nhiều anh bây giờ làm lãnh đạo Hội Nhà báo, lãnh đạo Báo đúng không? Hóa ra, dù bận công việc nhưng anh Koong Khăm vẫn dành thời gian tìm hiểu về các bạn Việt Nam. Được biết, sau khi trở về đất nước, anh đã có nhiều lần trở lại Hà Nội, trở lại Việt Nam (công việc làm báo, thăm gia đình vợ ở Hà Nội). Trong cái chung với đất nước Việt Nam, anh còn gắn bó với Việt Nam còn từ cái riêng trong cuộc sống gia đình vợ, con…Nghe anh nói về Hà Nội, mới thấy rằng, miền đất này đã trở thành kỷ niệm đặc biệt thời trai trẻ mà mỗi lần trở lại, anh lại thấy bồi hồi, thiêng liêng…  

Hôm đoàn các nhà báo Việt Nam làm việc tại Đài Truyền hình quốc gia Lào, anh đã trở thành cầu nối phiên dịch tiếng Việt - tiếng Lào cho 2 bên. Nếu chỉ nghe mà không nhìn người, không ai biết đấy là một cán bộ người Lào bởi khả năng diễn đạt, xử lý tình huống và tiếng Việt thực hành nhuần nhuyễn của anh…  

Mỗi dịp gặp nhau, nhóm bạn của anh A-Nu-Sắc (hiện công tác ở các tỉnh, thành phố Viêng - Chăn, Bo-Kẹo, Phong Sa Lỳ, Luông-Pha-băng) lại cùng nhau ôn lại quãng thời gian 5 năm học ở Việt Nam(học tiếng và học chuyên ngành xã hội học). Mỗi lần từ Việt Nam về phải vượt qua hàng nghìn cây số đường bộ. Khó khăn là vậy nhưng họ đã vượt qua vì  luôn có các bạn, các thầy ở Việt Nam đã động viên, chia sẻ. Anh A- Nu - Sắc kể rằng: Thích nhất là mỗi lần được thăm lăng Bác, vườn Bách thảo, hồ Tây, hồ Gươm. Sau này, khi về Lào công tác, anh đã có 5-7 chuyến đi làm việc tại các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Anh đang cố gắng sắp xếp việc nhà, việc cơ quan để có thể trở lại Việt Nam học cao học. Anh khẳng định: Nhất định phải thế.

Anh A Lôm Chăn hiện đang là phó ban quản lý tượng đài Luông Pha - băng là người cũng từng học kinh tế chính trị khóa 23 (2002-2007) tâm sự: “Xa Việt Nam gần 10 năm rồi nhưng em vẫn nhớ những buổi dạy tiếng Việt của cô Hiền, lần đến thăm nhà bạn Quang Đăng và thưởng thức dân ca quan họ (ở Bắc Giang) và những người bạn Việt đã chia sẻ cùng chúng em những năm học ở trường”.

 

Trong những người từng gặp, A Lôm Chăn gây ấn tượng bởi là người thuộc rất nhiều bài hát Việt Nam, nhất là các bài “nhạc đỏ” như Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội niềm tin và hy vọng… Đồng thời cũng có thể hát nhiều bài nhạc trẻ mà thanh niên Việt Nam yêu thích. Chứng kiến những câu chuyện trao đổi, 1 cán bộ phụ trách lĩnh vực tòa án vùng Bắc Lào không giấu nổi tâm trạng háo hức vì anh chưa có may mắn được đến Việt Nam lần nào, anh học đại học ở Viên Chăn. Qua người bạn A Nu Sắc, người bạn kia bộc bạch: Bạn của em hạnh phúc quá khi đã được học tập, nghiên cứu ở Việt Nam. Em chưa có may mắn đó. Em rất muốn đến thăm Việt Nam, các anh sẽ đón chúng em chứ ? Sao lại không. Không phải bây giờ mà đã hàng chục năm qua, tình bạn Việt-Lào anh em luôn được củng cố, thắt chặt hơn bao giờ hết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu thơ rằng: Việt - Lào 2 nước chúng ta/Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long… Việt Nam và Lào chúng ta có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, thủy chung trong sáng, tình đoàn kết đặc biệt. Những người bạn Lào, bạn Việt Nam đã và đang tiếp nối mối quan hệ đặc biệt đó.

 

                                                                   Bùi Huy 

 

Các tin khác


Đất Mường - nơi nuôi dưỡng các vị tướng

(HBĐT) - Là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, thế nên, ngay từ thời kỳ đấu tranh dựng nước, giữ nước và cả trong giai đoạn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, xứ Mường Hòa Bình vẫn được xem là vùng đất nuôi dưỡng các vị tướng.

Hồ Hòa Bình – mênh mang, cuốn hút

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á. Hồ có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích gần 160 ha. Với tiềm năng, lợi thế đặc thù, hồ Hòa Bình được tỉnh xác định là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia (DLQG) hồ Hòa Bình, đặt mục tiêu: Đến năm 2020, khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành khu DLQG. Đến năm 2030, khu DLQG hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, là 1/12 khu DLQG trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Người Mường ở Kon Tum nặng tình với quê hương

(HBĐT) - Hơn 20 năm sinh sống ở phố núi Kon Tum nhưng người Mường Hòa Bình vẫn luôn lưu giữ riêng cho mình những nếp văn hóa truyền thống của quê hương.

Vì sao việc cải tạo, nâng cấp đường đi xóm Mu - Chiềng (Thung Nai) bị... cấm, cản ?

(HBĐT) - “Chúng tôi chẳng hiểu tại sao khi các đơn vị thi công đổ bê tông cứng hoá trên tuyến đường đi xóm Mu - Chiềng (Thung Nai) thì bị cấm không cho thi công nữa. Đường thì càng ngày càng xuống cấp, trời nắng thì còn đi được chứ khi mưa xuống thì đường thành rãnh. Chẳng biết đến khi nào tuyến đường mới được cải tạo, nâng cấp”, chị Nguyễn Thị Nhân, người dân xóm Mu nhìn về phía con đường lởm chởm đá trước mắt ngán ngẩm.

Xây dựng khu xử lý rác thải TP Hòa Bình - việc không thể chùng chình

(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình đang sải những bước đi ngoạn mục, chuẩn bị các điều kiện để trở thành đô thị loại II. Trên con đường thênh thang ấy còn không ít những chướng ngại vật - một trong số chướng ngại đó là vấn đề môi trường. Bởi đã hơn 2 năm qua, TP Hòa Bình không có khu xử lý rác thải. Chi tiền tỷ hàng năm để xử lý rác thải ở cự ly 35 km và luôn nơm nớp ở thế bị động đã đến lúc cần xây dựng được nơi xử lý rác thải cho riêng mình và đó thực sự là điều cấp thiết.

Vì quá bức xúc trước việc gây ô nhiễm môi trường của nhà máy

(HBĐT) - Vì quá bức xúc trước việc xả thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT), vào khoảng 8 h ngày 26/10 cho đến sáng ngày 27/10/2016 đã có khoảng trên 200 người dân xóm Quán Trắng, Ao Kềnh, xã Thành Lập (Lương Sơn) tập trung trước cổng nhà máy xi măng Vĩnh Sơn (đóng trên địa bàn xã Thành Lập) để phản đối, yêu cầu nhà máy dừng ngay lập tức việc xả thải khói bụi gây ÔNMT ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục