(HBĐT) - Những người lính Trường Sa thường gọi Trường Sa Lớn là “thủ đô” của quần đảo Trường Sa và đảo Đá Tây là “thành phố” của những đảo chìm. Thật may mắn vì trong hải trình thăm cán bộ, chiến sĩ tại quần đảo Trường Sa, chúng tôi được cùng đoàn công tác Vùng 4 Hải quân đến cả hai điểm đặc biệt này. Cụm đảo chim Đá Tây với 3 điểm đảo: Đá Tây A, Đá Tây B, Đá Tây C để lại trong chúng tôi nhiều cảm xúc, cảm nhận và trải nghiệm sâu sắc, bất ngờ.
Đá Tây B là điểm đảo đầu tiên chúng tôi đến. Một ngày biển sóng mạnh. Những con sóng tung cao trùm lên chiếc xuồng CQ làm chúng tôi ướt sũng. Nhưng những con sóng không làm anh em phóng viên sợ hãi, chúng tôi vẫn bình tĩnh, cùng nhau hát vang những bài ca về biển đảo và người lính…
Đại diện đoàn công tác, Chỉ huy đảo và chiến sĩ điểm đảo Đá Tây A trồng cây bàng vuông trên đảo.
Đón khách ngay nơi chân sóng, những người lính đảo dạn dày sương gió, nụ cười rạng rỡ trên môi, cẩn thận dắt tay từng phóng viên từ xuồng CQ lên đảo an toàn. Thượng úy Lâm Văn Mạnh, Chỉ huy trưởng điểm đảo Đá Tây B chia sẻ nhanh về một năm hoạt động với nhiều thành công như: Ngoài nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, cán bộ, chiến sỹ phối hợp với các điểm đảo còn lại cùng Trạm hải đăng Đá Tây bảo đảm an toàn cho toàn tuyến hàng hải thuộc phạm vi đảo; cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ hậu cần cho tàu cá ngư dân... Trong năm 2015, 12 cán bộ, chiến sỹ Đá Tây B được khen thưởng. Trong thời gian ngắn ngủi ở điểm đảo Đá Tây B, chúng tôi được ngắm một góc biển đẹp đến nao lòng, đó là một góc ban công của đảo ngợp sắc hoa và dáng hình chiến sĩ trẻ đang chăm chút, nâng niu những bông hoa rực rỡ. Phía sau dáng hình chiến sĩ là ánh biển lấp lánh dát vàng…
Khoảnh khắc bình yên của những người lính điểm đảo Đá Tây B.
Tiếp đó, chúng tôi lên điểm đảo Đá Tây C. Một ngày biển động dữ dội hơn cộng với quãng đường từ tàu 561 tới điểm đảo dài gấp 3 lần đến điểm đảo Đá Tây B nên cánh phóng viên có phần mệt và say sóng nhiều hơn. Vậy mà khi gặp chiến sĩ cùng những câu chuyện xúc động anh em chúng tôi lại chỉ muốn có được thời gian nhiều hơn để lắng nghe, chia sẻ và cảm phục, yêu thương những người lính đảo. Món quà tôi và nhiều đồng nghiệp trong đoàn nâng niu, trân trọng đó là xin chữ ký và đóng dấu của đảo lên lá cờ Tổ quốc chúng tôi đem theo. Đó là những dấu ấn được lưu lại không chỉ cho hải trình này mà là dấu ấn đặc biệt, khắc sâu trong cuộc đời!
Tạm biệt điểm đảo Đá Tây C về tàu 561, nhiều phóng viên đã say sóng và nằm bẹp. Vậy mà khi nghe thông báo của đoàn trưởng về hành trình ngày thứ 3 đến với cụm đảo Đá Tây, ở đây còn được ở lại đảo 1 đêm, các phóng viên lại hào hứng, sẵn sàng đến với thành phố của đảo chìm Đá Tây A.
Đá Tây A tựa như một con thuyền lớn vững chãi trên biển Đông. Trong tất cả các đảo chìm mà chúng tôi ghé thăm, Đá Tây A tạo ấn tượng mạnh khi phía trước đảo là một âu thuyền mênh mông, yên bình - nơi trú tránh bão, tiếp nhận lương thực, thực phẩm, nước ngọt của ngư dân suốt dọc vùng duyên hải từ Thanh Hóa đến tận cực nam Tổ quốc. Tại đảo, chúng tôi được Chỉ huy điểm đảo đưa đến thắp hương tại đền thờ Lý Thường Kiệt ngay phía trước âu thuyền.
Đại úy Lâm Thế Phong, Chỉ huy trưởng điểm đảo Đá Tây A cho biết: Người dân đi biển, giữa muôn trùng sóng nước nhiều hiểm nguy đã lấy đền thờ là chỗ dựa tinh thần vững chắc để như được tiếp thêm sức mạnh vững vàng ra khơi. Đặc biệt với những người lính và những cán bộ có dịp công tác ghé qua Đá Tây A đều thắp hương tại đền thờ Lý Thường Kiệt như một sự trân trọng và khẳng định chủ quyền biển đảo, vùng trời này là của Việt Nam. Sẽ không có một thế lực ngoại bang nào có thể xâm phạm được!
Quả đúng với danh hiệu “Thành phố đảo chìm”, ở Đá Tây A sôi động như một thành phố còn bởi ở đây có Trung tâm dịch vụ hậu cần (DVHC) đảo Đá Tây thuộc Công ty một thành viên (MTV) Dịch vụ khai thác biển Đông. Trung tâm chính thức hoạt động từ tháng 5/2005, được Bộ NN &PTNT giao nhiệm vụ cung ứng các dịch vụ cho tàu thuyền ngư dân Việt
Đến đảo Đá Tây A, chúng tôi còn được thăm khu chăn nuôi tập trung trên đảo. Chúng tôi bất ngờ và khâm phục cán bộ, chiến sĩ trên đảo chìm, điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn, vậy mà khu chăn nuôi của đảo có đủ gà, vịt, lợn, chó; có vườn rau, ao cá. Chúng tôi cũng được biết công tác chăn nuôi, trồng trọt trên đảo đều có trong kế hoạch, nhiệm vụ hàng tháng, quý. Từng điểm, từng bộ phận được giao tăng gia bao nhiêu, chỉ tiêu thế nào và đưa vào quá trình đánh giá kết quả hoạt động chung. Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, Đá Tây A còn có “hồ cá nhân tạo” cung cấp cá cho đảo cải thiện. Hồ cá này được cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Tây A quây lại, sau khi tăng gia, đánh bắt cá ở biển thì thả cá vào hồ để làm thức ăn dự trữ. Chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến cảnh các chiến sĩ trên đảo xuống hồ giăng lưới “đuổi cá”…
Và chúng tôi sẽ nhớ mãi một đêm ở Đá tây A – một đêm không ở đâu trên đất liền có được. Một đêm được ngồi ở ngôi nhà khang trang, quà tặng nhân dân cả nước thông qua chương trình “Góp đá xây Trường Sa”. Ngôi nhà được bao quanh bởi sóng biển Đông và những vờ òa của cảm xúc và tình đồng chí!
Hồng Duyên
(HBĐT) - Không khí Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh ngập tràn, rộn ràng khắp đất trời Hòa Bình. Thời tiết như chiều lòng người. Sau chuỗi ngày mua rét đầu đông, trời khô tạnh, nắng chan hòa là điều kiện lý tưởng đã nhân lên không khí hân hoan, hạnh phúc cho chuỗi sự kiện của Lễ Kỷ niệm thành công. Hàng vạn con tim người dân Hòa Bình hòa chung nhịp đập. Từ mỗi công dân của thành phố, đến các cụ già, trẻ nhỏ ở mỗi vùng quê đ?u hân hoan, hạnh phúc chứng kiến chuỗi sự kiện chính trị lớn của quê hương.
(HBĐT) - Là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, thế nên, ngay từ thời kỳ đấu tranh dựng nước, giữ nước và cả trong giai đoạn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, xứ Mường Hòa Bình vẫn được xem là vùng đất nuôi dưỡng các vị tướng.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á. Hồ có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích gần 160 ha. Với tiềm năng, lợi thế đặc thù, hồ Hòa Bình được tỉnh xác định là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia (DLQG) hồ Hòa Bình, đặt mục tiêu: Đến năm 2020, khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành khu DLQG. Đến năm 2030, khu DLQG hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, là 1/12 khu DLQG trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
(HBĐT) - Hơn 20 năm sinh sống ở phố núi Kon Tum nhưng người Mường Hòa Bình vẫn luôn lưu giữ riêng cho mình những nếp văn hóa truyền thống của quê hương.
(HBĐT) - “Chúng tôi chẳng hiểu tại sao khi các đơn vị thi công đổ bê tông cứng hoá trên tuyến đường đi xóm Mu - Chiềng (Thung Nai) thì bị cấm không cho thi công nữa. Đường thì càng ngày càng xuống cấp, trời nắng thì còn đi được chứ khi mưa xuống thì đường thành rãnh. Chẳng biết đến khi nào tuyến đường mới được cải tạo, nâng cấp”, chị Nguyễn Thị Nhân, người dân xóm Mu nhìn về phía con đường lởm chởm đá trước mắt ngán ngẩm.
(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình đang sải những bước đi ngoạn mục, chuẩn bị các điều kiện để trở thành đô thị loại II. Trên con đường thênh thang ấy còn không ít những chướng ngại vật - một trong số chướng ngại đó là vấn đề môi trường. Bởi đã hơn 2 năm qua, TP Hòa Bình không có khu xử lý rác thải. Chi tiền tỷ hàng năm để xử lý rác thải ở cự ly 35 km và luôn nơm nớp ở thế bị động đã đến lúc cần xây dựng được nơi xử lý rác thải cho riêng mình và đó thực sự là điều cấp thiết.