(HBĐT) - Xóm Chếch, xã Đông Lai (Tân Lạc) là 1 trong 36 xóm đặc biệt khó khăn của tỉnh. Xóm có hơn 30 nóc nhà này nằm ở vị trí cao nhất xã, đường giao thông trắc trở nên hành trình XĐ-GN của bà con nơi đây vẫn bộn bề gian khó.
Những ngày đầu năm, con đường đất lởm chởm sỏi, đá dẫn về xóm Chếch mờ ảo, ẩm ướt trong làn sương mờ đục. Từ xóm Đồi Bưng (Đông Lai), sau khoảng 5 km đường đất, chúng tôi đặt chân đến xóm Chếch. Những ngôi nhà sàn cũ, mới đan xem trên triền đồi là hình ảnh ấn tượng đầu tiên về bản mường này.
Theo ông Bùi Văn Kiêm, Bí thư chi bộ xóm Chếch cho biết: Xưa kia, Chếch chỉ có dăm bảy nóc nhà, mỗi nhà ngự ở một quả đồi, quanh năm chìm trong rừng núi, mây mù. Nay, Chếch đã đông vui hơn với 32 hộ, 137 nhân khẩu. “Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đường về xóm được mở rộng hơn nên việc đi lại đỡ vất vả vài phần. Mừng nhất là 3 năm trước, điện lưới quốc gia kéo về tận xóm, đời sống vật chất, tinh thần của chúng tôi được nâng cao hơn”, ông Kiêm cho biết.
“Ngày trước chỉ độc canh cây lúa, phụ thuộc vào nước trời nên vào thời điểm giáp hạt phải đi đong gạo. Vài năm trở lại đây, bà con phát triển trồng sắn (khoảng 30 ha) rồi trồng sả (4-5 ha) nên thu nhập khá hơn. Ban Dân tộc tỉnh hỗ trợ cây giống, bò lai
Ở xóm Chếch, xã Đông Lai (Tân Lạc) nhiều hộ dân vẫn sống trong những ngôi nhà sàn tạm bợ.
Cùng ông Kiêm, chúng tôi đến thăm một số hộ dân trong xóm. Nhìn chung, đa số bà con nơi đây vẫn ở nhà sàn xây dựng đã lâu, nhiều ngôi nhà cũ kỹ, xuống cấp, chưa kể, vẫn còn một số hộ nhốt trâu, bò dưới gầm sàn. Gia đình ông Bùi Văn Tửng, một trong những hộ khó khăn nhất ở Chếch. Căn nhà sàn tuềnh toàng, vách nứa chắp vá, nhiều cột nhà bị mối xông là nơi trú mưa, nắng của vợ chồng ông Tửng. “Biết là nguy hiểm, cũng muốn làm lại nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn lắm”, ông Tửng thở dài. Theo nhẩm tính của Bí thư chi bộ Bùi Văn Kiêm, ở Chếch có trên 10 hộ thuộc diện phải làm nhà mới vì đã xuống cấp nhưng chưa có điều kiện.
Giao thông dù đã thuận lợi hơn trước nhưng vẫn là nỗi thở dài của bà con ở Chếch. “Trời khô ráo đi lại còn thuận lợi, vào mùa mưa khổ lắm. Nhiều hôm hết gạo nhưng đường lầy lội không xuống xóm Bưng xát được. Các cháu phải đi học xa. Cháu lớn còn tự đi được, các cháu học mầm non thì phải đưa đón vì trên xóm không có chi trường nào. Đưa đi, đón về như vậy cũng hết nửa buổi rồi…”, ông Bùi Văn Khiển, người dân trong xóm chia sẻ.
Con số 24/32 (75%) hộ thuộc diện nghèo đã nói lên những gì mà chúng tôi ghi nhận được ở xóm nghèo này. Trong câu chuyện với bà con ở xóm Chếch, họ bày tỏ nhiều mong muốn như: được xây dựng chi trường để con em đi học đỡ vất vả; tăng mức vốn cho vay phát triển kinh tế; định hướng về hướng phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập; hỗ trợ một số hộ có nhà xuống cấp làm nhà ở. Trong đó, “Đường giao thông thuận lợi thì kinh tế mới phát triển được. Rất mong các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư cho Chếch con đường được cứng hóa”, ông Khiển bày tỏ.
Đồng chí Bùi Hải Châu, Chủ tịch UBND xã Đông Lai cho biết: Chếch là xóm khó khăn nhất xã, tỷ lệ hộ nghèo cao, giao thông còn trắc trở. Những năm qua, được sự quan tâm của các cơ quan hữu quan, đời sống của bà con có những chuyển biến nhất định. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, UBND xã đang tích cực định hướng những loại cây trồng mũi nhọn như: cây sả, trồng mía nguyên liệu. Đồng thời, chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc để khai thác hiệu quả tiềm năng của xóm.
Viết Đào
(HBĐT) - Dòng sông của ánh sáng, của thơ và nhạc... đó là những ngôn từ mà những người nghệ sỹ đương đại thường dùng để đặt tên cho những tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí miêu tả về dòng sông Đà hiền hoà, thơ mộng. Đọc, nghe và ngày ngày soi mình trong bóng nước sông Đà lững lờ nơi hạ lưu đập thủy điện Hoà Bình, tôi cũng ngộ như vậy. Thế nhưng, một ngày, tôi đã hăm hở ngược dòng thời gian để tìm về cội nguồn của con sông Đà huyền thoại trong dặm dài lịch sử.
(HBĐT) - Không khí Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh ngập tràn, rộn ràng khắp đất trời Hòa Bình. Thời tiết như chiều lòng người. Sau chuỗi ngày mua rét đầu đông, trời khô tạnh, nắng chan hòa là điều kiện lý tưởng đã nhân lên không khí hân hoan, hạnh phúc cho chuỗi sự kiện của Lễ Kỷ niệm thành công. Hàng vạn con tim người dân Hòa Bình hòa chung nhịp đập. Từ mỗi công dân của thành phố, đến các cụ già, trẻ nhỏ ở mỗi vùng quê đ?u hân hoan, hạnh phúc chứng kiến chuỗi sự kiện chính trị lớn của quê hương.
(HBĐT) - Là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, thế nên, ngay từ thời kỳ đấu tranh dựng nước, giữ nước và cả trong giai đoạn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, xứ Mường Hòa Bình vẫn được xem là vùng đất nuôi dưỡng các vị tướng.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á. Hồ có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích gần 160 ha. Với tiềm năng, lợi thế đặc thù, hồ Hòa Bình được tỉnh xác định là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia (DLQG) hồ Hòa Bình, đặt mục tiêu: Đến năm 2020, khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành khu DLQG. Đến năm 2030, khu DLQG hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, là 1/12 khu DLQG trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
(HBĐT) - Hơn 20 năm sinh sống ở phố núi Kon Tum nhưng người Mường Hòa Bình vẫn luôn lưu giữ riêng cho mình những nếp văn hóa truyền thống của quê hương.
(HBĐT) - “Chúng tôi chẳng hiểu tại sao khi các đơn vị thi công đổ bê tông cứng hoá trên tuyến đường đi xóm Mu - Chiềng (Thung Nai) thì bị cấm không cho thi công nữa. Đường thì càng ngày càng xuống cấp, trời nắng thì còn đi được chứ khi mưa xuống thì đường thành rãnh. Chẳng biết đến khi nào tuyến đường mới được cải tạo, nâng cấp”, chị Nguyễn Thị Nhân, người dân xóm Mu nhìn về phía con đường lởm chởm đá trước mắt ngán ngẩm.