(HBĐT) - Trải qua hơn 5 thập kỷ, từ một nước nghèo, Hàn Quốc vươn mình trở thành quốc gia kinh tế vượt trội của châu á, nằm trong nhóm cường quốc phát triển hàng đầu thế giới. Thành công đó có đóng góp không nhỏ của hạ tầng giao thông vốn được coi là động lực phát triển kinh tế của đất nước này. Trong chuyến thăm “xứ sở Kim Chi”, đoàn chúng tôi không khỏi thán phục trước những kỳ tích của nước bạn về phát triển hạ tầng giao thông, trong khi cũng với điều kiện tương tự như nước ta, địa hình của nước bạn chiếm tới 70% là đồi, núi.
Hình mẫu giao thông thông minh của thế giới
Từ sân bay Incheon, chúng tôi di chuyển vào thủ đô
Một góc hạ tầng giao thông bắc qua sông Hàn tại thủ đô
Nhiều nước quan tâm, muốn học hỏi kinh nghiệm về việc xây dựng hạ tầng giao thông của Hàn Quốc. Trên thực tế, quá trình hiện đại hóa của đất nước này bắt đầu cách đây hơn 40 năm, khởi đầu từ đường cao tốc Seoul – Busan được coi là bước đi đúng đắn nhất, mở đầu cho những dự án kinh tế tập trung dọc theo hành lang Seoul – Busan, đưa Busan trở thành một cảng biển sầm uất, đồng thời phát triển Seoul trở thành trung tâm kinh tế của cả nước. Tiếp đó, giao thông tạo đột phá với đường sắt cao tốc
…Và trật tự giao thông đáng kinh ngạc
Những ngày lưu lại ở thủ đô
Đáng ngạc nhiên là trên những tuyến giao thông ở thủ đô
Hạ tầng quá tốt, trật tự an toàn giao thông tuyệt vời và còn rất nhiều câu chuyện về giao thông, nét văn hóa của người dân khi tham gia giao thông mà chúng tôi được “tai nghe, mắt thấy” trên hành trình khám phá đất nước Hàn Quốc. Chẳng hạn như khi xảy ra va quệt, họ ứng xử rất văn hóa, không có tình trạng cãi nhau, gây gổ trên đường mà việc trước tiên là gọi cho các hãng bảo hiểm. Bất cứ người đi đường nào khi gặp trường hợp tai nạn đều sẵn sàng giúp đỡ người bị nạn chứ không xúm vào nhìn ngó, bàn tán gây tắc đường. Các vỉa hè thông thoáng, sạch sẽ, không có tình trạng rác thải bừa bãi, xe cộ ngổn ngang, quán hàng rong hay biển hiệu lấn chiếm hành lang giao thông. Tại bất kỳ điểm vui chơi hay khu mua sắm, bến tàu điện, sân bay, người dân xếp hàng trật tự, không có cảnh chen lấn, xô đẩy. Tác phong đi nhẹ, nói khẽ, luôn dùng điện thoại ở chế độ rung và sử dụng tai nghe… cũng là thói quen ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông của người dân sở tại.
(HBĐT) - Trong các ngày 26 - 27/10 vừa qua, người dân xóm Ao Kềnh, Quán Trắng, xã Thành Lập (Lương Sơn) tụ tập đông người trước cổng nhà máy xi măng (NMXM) Vĩnh Sơn để phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường (ôNMT) do nhà máy gây ra. Đó là lần đầu tiên nhưng đây chưa hẳn là lần duy nhất người dân tổ chức tụ tập đông người để phản đối nếu tình trạng ôNMT do các nhà máy xi măng trong khu vực gây ra vẫn tiếp diễn.
(HBĐT) - Dòng sông của ánh sáng, của thơ và nhạc... đó là những ngôn từ mà những người nghệ sỹ đương đại thường dùng để đặt tên cho những tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí miêu tả về dòng sông Đà hiền hoà, thơ mộng. Đọc, nghe và ngày ngày soi mình trong bóng nước sông Đà lững lờ nơi hạ lưu đập thủy điện Hoà Bình, tôi cũng ngộ như vậy. Thế nhưng, một ngày, tôi đã hăm hở ngược dòng thời gian để tìm về cội nguồn của con sông Đà huyền thoại trong dặm dài lịch sử.
(HBĐT) - Không khí Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh ngập tràn, rộn ràng khắp đất trời Hòa Bình. Thời tiết như chiều lòng người. Sau chuỗi ngày mua rét đầu đông, trời khô tạnh, nắng chan hòa là điều kiện lý tưởng đã nhân lên không khí hân hoan, hạnh phúc cho chuỗi sự kiện của Lễ Kỷ niệm thành công. Hàng vạn con tim người dân Hòa Bình hòa chung nhịp đập. Từ mỗi công dân của thành phố, đến các cụ già, trẻ nhỏ ở mỗi vùng quê đ?u hân hoan, hạnh phúc chứng kiến chuỗi sự kiện chính trị lớn của quê hương.
(HBĐT) - Là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, thế nên, ngay từ thời kỳ đấu tranh dựng nước, giữ nước và cả trong giai đoạn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, xứ Mường Hòa Bình vẫn được xem là vùng đất nuôi dưỡng các vị tướng.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á. Hồ có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích gần 160 ha. Với tiềm năng, lợi thế đặc thù, hồ Hòa Bình được tỉnh xác định là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia (DLQG) hồ Hòa Bình, đặt mục tiêu: Đến năm 2020, khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành khu DLQG. Đến năm 2030, khu DLQG hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, là 1/12 khu DLQG trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
(HBĐT) - Hơn 20 năm sinh sống ở phố núi Kon Tum nhưng người Mường Hòa Bình vẫn luôn lưu giữ riêng cho mình những nếp văn hóa truyền thống của quê hương.