(HBĐT) - Thật khó để diễn tả hết vẻ đẹp"yêu kiều”mà thiên nhiên ưu đã ban tặng cho "cô gái” Tràng An của mảnh đất Ninh Bình. Đến với Tràng An, tôi cùng cả đoàn ngỡ ngàng tưởng như lạc vào cõi "tiên cảnh”. ở đó, chúng tôi được cảm nhận một Tràng An nên thơ, người Tràng An thanh lịch.


Nét đẹp non nước Tràng An

Đặt chân lên bến thuyền trung tâm, theo chỉ dẫn của chị Huyền, hướng dẫn viên du lịch của Khu du lịch Tràng An, 16 thành viên trong đoàn chia thành 4 thuyền nhỏ bắt đầu cuộc hành trình. Theo tuyến này, chúng tôi đi qua 12 hang động, 3 điểm tâm linh trong 3 tiếng đồng hồ. Thuyền dần trôi ra giữa dòng mở ra trước mắt chúng tôi non nước Tràng An với quần thể đồi núi trùng trùng điệp điệp nối nhau in bóng trên nền sông xanh màu ngọc bích. Lời giới thiệu của chị Huyền đưa chúng tôi vào quần thể danh thắng Tràng An có tổng diện tích 12.251 ha, trong đó, khu di sản có diện tích 6.172 ha, khu sinh thái có diện tích 2.168 ha. Nơi đây có 48 hang động xuyên thủy đã được khám phá, 31 thung lũng và 5 động cạn. Vùng đệm bao quanh hơn 6.000 ha chủ yếu là những cánh đồng lúa trải dài tưởng chừng như vô tận bao gồm 40 di tích lịch sử gắn liền với những câu chuyện oai hùng của một thời máu lửa.


Bến thuyền trung tâm, nơi xuất phát của tuyến du lịch đường thủy thuộc Khu du lịch. 

Xuôi theo dòng nước uốn lượn như mái tóc dài của thiếu nữ, chị Huyền cho biết: "Tràng An không chỉ được thiên nhiên ưu đãi vẻ đẹp tự nhiên, thuần túy mà thời tiết vùng này cũng khá ôn hòa. Những ngày mưa gió vẫn cứ hoạt động phục vụ du khách bình thưởng bởi đặc trưng không bao giờ có lũ quét, lũ ống xảy ra, du khách chỉ việc thong thả mà thưởng ngoạn núi non, sông nước”.

Điểm đặc biệt ở Tràng An là những khối đá vôi, một trong những cảnh quan các-xtơ nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa nổi bật toàn cầu. Nó đã đạt đến giai đoạn cuối cùng của quá trình các-xtơ hóa với một loạt hình dạng như cảnh quan các-xtơ dạng tháp, dạng nón và dạng trung gian chuyển tiếp bao quanh vô số thung lũng, hố sụt kín, liên kết với nhau bởi hệ thống hàng trăm hang động. Khối đá vôi Tràng An độc đáo ở chỗ đã từng bị biển xâm lấn, biến cải nhiều lần và ngày nay đã nổi trên cạn. Lênh đênh trên thuyền, chúng tôi tha hồ chụp ảnh và ngắm ngía những khối đá đủ hình dáng, kích thước.

Theo quy hoạch, khu du lịch sinh thái Tràng An có 9 tuyến du lịch đường thuỷ và 2 tuyến du lịch đường bộ. Hiện nay, mới đưa vào khai thác phục vụ du khách một tuyến du lịch đường bộ và một tuyến du lịch đường thuỷ. Từ khi được ghi danh là Di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới, quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan. 7 tháng năm nay, Tràng An đã đón hơn 4,7 triệu lượt khách (tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2016), trong đó, khách nội địa hơn 4,3 triệu lượt, khách quốc tế hơn 425 nghìn lượt (tăng lần lượt là 8,1% và 12,2%). Nơi đây cũng đón nhiều đoàn làm phim trong nước và quốc tế đến ghi hình.

Trên con thuyền ngược dòng thời gian

Dưới tay chèo đều đặn, chuyên nghiệp của những "tài xế lái đò”, đoàn thuyền của chúng tôi nối đuôi nhau xuôi theo dòng nước. ở đây có cả thảy 2.000 chiếc thuyền được xếp hàng ngay ngắn do những người phụ nữ Tràng An điều khiển. Khó để ai đến đây có thể thấy hình ảnh chen lấn, tranh giành khách bởi sự thanh lịch của người Tràng An thể hiện qua việc xếp thứ tự thuyền để được chở khách.

Chúng tôi lên chiếc thuyền số 158 của cô Hạnh, chủ thuyền tâm sự: "Nghề này cần nhất là sức khỏe và ý thức tuân thủ quy định của BQL Khu du lịch. Để được làm công việc này, chúng tôi phải học và thi lấy chứng chỉ do Sở GTVT cấp. Lái đò tưởng đơn giản nhưng cần có kỹ năng, nhất là những lúc vào hang động phải đưa đò đi đúng hướng để không va vào đá, du khách không chạm vào nhũ đá trên đầu. Với tôi, niềm vui là được gặp du khách khắp mọi miền đất nước để trò chuyện, hỏi thăm về quê hương, công việc của nhau”. Đặc biệt hơn là những "người lái đò không chuyên” như chúng tôi cũng được tham gia chèo thuyền suốt chặng đường, một trải nghiệm thú vị mà Tràng An đem lại.

Con đò nhỏ đưa chúng tôi ngược dòng lịch sử với điểm đến đầu tiên là đền Suối Tiên. Tương truyền rằng, nơi đây có nguồn nước trong và sạch, các cô tiên hay xuống đây tắm nên gọi là đền Suối Tiên. Ngôi đền được xây dựng lại trên nền móng cũ bằng 4 loại gỗ đinh, lim, sến, táu. Kiến trúc đền mang dáng dấp hiện đại, bên trong là tượng Thánh Quý Minh Đại Vương và phu nhân, các vị quan văn, võ. Vua Đinh cho xây ngôi đền nhằm mục đích mượn uy danh của Đức Thánh để trấn trạch 4 phương của kinh thành Hoa Lư xưa. Xuôi dòng nước qua hang Đại, chúng tôi dừng chân tại di tích Hành Cung Vũ Lâm. Chị Huyền cho biết: "Đây là nơi các vua Trần lập căn cứ địa để củng cố lực lượng, tích trữ lương thảo, rèn luyện binh khí và chờ cơ hội phản công chống giặc Nguyên Mông thế kỷ 13. Nơi đây còn gắn liền sự kiện các vua Trần xuất gia tu hành, mở mang Phật giáo. Với tầm nhìn của Thái Thượng Hoàng Trần Thái Tông, hành cung Vũ Lâm không chỉ là nơi tu thiền mà còn là căn cứ địa quan trọng của quân dân thời Trần”.

Trở về hiện tại, chúng tôi đến thăm phim trường "Kong: Skull and Island” nổi tiếng của Hollywood. Hiện nay, phim trường được phục dựng tạo thành điểm du lịch hấp dẫn du khách. Xuôi dòng quay về bến sau 3 tiếng đồng hồ trải nghiệm, một cuộc đua thuyền tự phát của những tay chèo không chuyên để lại trong mỗi chúng tôi ấn tượng sâu sắc. Tràng An trong tôi thực sự đã trở thành "nơi mơ đến - chốn mong về”.

 


                                                                          Thanh Sơn


Các tin khác


Bài 1: Sinh tồn trên đá

(HBĐT) - Người ta nói lên Hà Giang chỉ đến thành phố coi như chưa đến Hà Giang. Phải qua con đường Hạnh Phúc, thưởng ngoạn những vách đá cheo leo, những đoạn đường cua tay áo mới thấy người Hà Giang sống như thế nào ở trên đá.

Những người lính viết tiếp “khúc tráng ca” của Đoàn quân Tây Tiến

(HBĐT) - Họ là những chiến sỹ của Trung đoàn 12 Hòa Bình (E12- bộ đội địa phương)- những người lính vừa làm nhiệm vụ giữ gìn ANCT, trật tự an toàn hậu phương vừa xây dựng lực lượng chiến tranh nhân dân chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chỗ, chuẩn bị chiến trường cho bộ đội chủ lực về giải phóng tỉnh nhà. Bằng tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, họ đã tiếp tục viết "khúc tráng ca” của Đoàn quân Tây Tiến.

Chuyện chưa kể về người giết 7 tên giặc trong trận đánh cầu Vai Réo

(HBĐT) - Giết 7 tên địch, thu 7 khẩu súng về cho bộ đội ta trong một trận đánh - chiến công ấy thuộc về ông Bạch Công Sẻn, người lính cựu giờ đây mắt đã mờ, chân đã chậm. Gặp ông, sau 3 tiếng trò chuyện chúng tôi thực sự được sống trong khí thế sục sôi quyết tâm đánh thắng giặc thù để giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Khu căn cứ cách mạng Tu Lý, Hiền Lương - nơi ghi dấu lịch sử

(HBĐT) - Một ngày thu tháng Tám, chúng tôi về xã Tu Lý (Đà Bắc). Nơi đây trong thời kỳ tiền khởi nghĩa tháng 8/1945, cùng với xã Hiền Lương đã hình thành khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương, 1t rong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong hệ thống chiến khu Hòa - Ninh -Thanh (Chiến khu Quang Trung). Tại khu căn cứ này đã tổ chức lớp huấn luyện quân sự đầu tiên của tỉnh. Từ đây, phong trào cách mạng lan rộng ra các vùng xung quanh.

Linh thiêng “đất lửa” Quảng Trị

(HBĐT) - Giữa bạt ngàn mộ của Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9, chúng tôi đã tìm đến các phần mộ của những người con đất Hòa Bình. Hiện nay, tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn có 85 phần mộ liệt sỹ của tỉnh, tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9 có 295 phần mộ liệt sỹ tỉnh Hà Sơn Bình. Các anh yên nghỉ bên đồng đội, từng đoàn người vẫn nối dài về thăm các anh.

Nhìn lại vụ cá lồng chết hàng loạt khi Nhà máy thủy điện Hòa Bình xả lũ: Nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra

(HBĐT) - "Qua việc cá lồng chết hàng loạt trên địa bàn huyện sau khi Nhà máy thuỷ điện (NMTĐ) Hòa Bình xả lũ, chúng tôi đã rút ra được nhiều bài học đắt giá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nói chung và khuyến khích phát triển nghề nuôi cá lồng ở vùng hạ lưu sông Đà nói riêng” - Đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục