(HBĐT) - "Tôi năm nay 91 tuổi, thế nhưng trong cuộc đời đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến trận mưa lũ lịch sử gây thiệt hại nặng nề như vậy”. Câu nói đầu tiên cụ Xa Văn Hấu, xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) thốt lên khi đoàn công tác của tỉnh có mặt tại nhà bè tránh lũ cách xóm chừng 10-15 phút đi thuyền mà cụ cùng nhiều người dân khác đang trú ngụ.



Khung cảnh tan hoang sau khi cơn lũ đi qua khiến một số người dân không có nhà để ở.

 Đêm chạy lũ lịch sử đó khiến cụ cùng hơn 100 nhân khẩu trong xóm vẫn chưa hết bàng hoàng. Anh Đinh Văn Đồng, người dân xóm Nhạp nhớ lại: "Ngày 10/10 trời mưa tầm tã, đến rạng sáng hôm sau mưa dữ dội hơn. Lo ngại vì đang trong lúc mưa lũ nên tôi không ngủ được và tỉnh dậy lúc 1h sáng. Thức đến 2h sáng bỗng tôi nghe tiếng hô hoán mọi người "chạy lũ, chạy lũ”, và cảnh tượng nước chảy xối xả từ trên núi cao tràn xuống kèm theo đất, đá khiến tôi hoảng hốt bỏ chạy. Đến được chỗ đỗ thuyền, tôi cùng những người khỏe mạnh trong làng nhanh chóng hỗ trợ mọi người lên thuyền và di chuyển đến nơi an toàn”.

Lũ quét nhanh như chớp gây sạt lở nghiêm trọng toàn bộ xóm Nhạp khiến cho người dân không kịp trở tay. ông Nguyễn Công Hung, Bí thư Chi bộ xóm Nhạp giãi bày: "Lũ đến, cả xóm chỉ biết chạy và chạy. Nhiều người trong đó có cả tôi chạy trên nền đất, đá gồ ghề đến xước chân. Lúc đó, ai cũng chỉ biết chạy để giữ mạng chứ không kịp mang theo tài sản gì. Có những người tiếc của còn định vào nhà lấy chút đồ giá trị mang đi nhưng chúng tôi ngăn lại, kéo xuống chỗ có thuyền vì nếu để họ trở lại nhà, không chừng mất luôn cả mạng. Gia đình tôi bất lực nhìn mồ mả tổ tiên bị lũ cuốn trôi ra giữa dòng sông mà chỉ biết xót xa, đau đớn. Nhưng may thay, con người vẫn còn đó, vẫn còn để mà nương tự vào nhau vượt qua khoảng thời gian kinh hoàng này”. Tại chi trường mầm non xóm Nhạp có 2 cô giáo và 1 đứa trẻ ngủ say, may thay, anh Bùi Văn Gam sống cạnh trường kịp chạy đến gọi mọi người dậy và hỗ trợ sơ tán xuống thuyền nên thoát nạn.

Thế nhưng thoát ra được nguy hiểm này lại đến nguy hiểm khác, khoảng 20 chiếc thuyền con nối đuôi nhau chở người dân ra nhà bè cách đó chừng 10-15 phút đi thuyền để tránh lũ, khi lên nhà thì số lượng quá đông. Lo sợ nguy cơ chìm nhà bè, một số người vội bơi thuyền con ra khu vực gần đó gọi cho anh Huy là chủ một thuyền buôn chuyên thu mua tre, luồng của bà con trong xóm đến cứu giúp. Thuyền buôn của anh Huy chuyên chở hàng hóa nên có sức chứa lớn, người dân nhanh chóng di chuyển lên thuyền để trú ngụ, các dây thuyền đều được cột chặt vào nhà bè và cột chống tạo sự chắc chắn và an toàn cho người dân.

Theo thống kê sơ bộ ban đầu, cả xóm Nhạp chỉ còn 4 hộ nguyên vẹn nhà, 23 hộ chịu thiệt hại về nhà cửa và tài sản, đặc biệt có 4 hộ bị mất nhà hoàn toàn là các hộ: Đinh Hải Nam, Quách Thị Quế, Đinh Đức Thiện và Quách Công Hung. Hiện, chi trường tiểu học xóm Nhạp bị sập hoàn toàn, chi trường mầm non bị bùn đất tràn vào phải di chuyển toàn bộ đồ đạc; chết 7 con trâu bò, thiệt hại toàn bộ cây trồng; đường giao thông nội thôn ngập trong bùn đất, có chỗ lên đến nửa mét. Rất may không có thiệt hại về người.

Thoát được nạn thủy thần, người dân lại lo lắng khi mất liên lạc với người thân đang ở các xã lân cận. Bà Quách Thị Luyến rầu rĩ chia sẻ: "Lúc lũ đến, 3 bà cháu tôi dắt nhau chạy thật nhanh lên thuyền, đến được nơi an toàn thì giờ lại mất liên lạc với người con trai đang ở xã Đồng Chum chưa kịp về nhà trước cơn lũ”. Chị Quách Thị Quế, bị sập nhà hoàn toàn, hiện cũng mất liên lạc với 5 người thân của mình đang ở trạm y tế xã Mường Chiềng. Hiện còn một hộ dân trong xóm đang mất liên lạc với con trai là cháu Đinh Công Thành, học sinh lớp 12 đang học tại xã Mường Chiềng.

Sau khi cơn lũ đi qua, một số người quay lại xóm để dọn dẹp, tập trung lại số gia cầm, gia súc còn sống và nhận đồ cứu trợ. Trước diễn biến phức tạp và hậu quả mà cơn lũ gây ra, đoàn công tác của tỉnh đã kịp thời hỗ trợ bà con quần áo, đồ ăn, thức uống. Với sự động viên, cứu trợ kịp thời, mong rằng bà con xóm Nhạp được tiếp thêm động lực vượt qua thời gian khó khăn này.

 

                                                         Thanh Sơn

Các tin khác


Vụ hành hung phóng viên báo công lý tại xã Hợp Châu (Lương Sơn): Vì quá bức xúc!

(HBĐT) - Trong những ngày qua, trên trang điện tử tv.congly.vn của Báo Công Lý (Cơ quan của TAND tối cao) và một số trang báo điện tử đưa tin về việc phóng viên Nguyễn Văn Hoan hiện đang công tác tại Báo Công Lý bị một số người hành hung dã man trong quá trình điều tra về "vàng tặc” tại xã Hợp Châu (Lương Sơn). Xung quanh sự việc này, phóng viên Báo Hoà Bình đã về Hợp Châu và huyện Lương Sơn để làm rõ vụ việc.

Các anh không còn cô đơn

(HBĐT) - Nhắc đến Hà Giang, ngoài sự hùng vĩ của đá chắc chẳng ai quên được địa danh Vị Xuyên với những trận đánh ác liệt. Tên những điểm cao, các sư đoàn của ta tranh giành từng mét đất với giặc đã đi vào lịch sử.

Bài 1: Sinh tồn trên đá

(HBĐT) - Người ta nói lên Hà Giang chỉ đến thành phố coi như chưa đến Hà Giang. Phải qua con đường Hạnh Phúc, thưởng ngoạn những vách đá cheo leo, những đoạn đường cua tay áo mới thấy người Hà Giang sống như thế nào ở trên đá.

Những người lính viết tiếp “khúc tráng ca” của Đoàn quân Tây Tiến

(HBĐT) - Họ là những chiến sỹ của Trung đoàn 12 Hòa Bình (E12- bộ đội địa phương)- những người lính vừa làm nhiệm vụ giữ gìn ANCT, trật tự an toàn hậu phương vừa xây dựng lực lượng chiến tranh nhân dân chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chỗ, chuẩn bị chiến trường cho bộ đội chủ lực về giải phóng tỉnh nhà. Bằng tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, họ đã tiếp tục viết "khúc tráng ca” của Đoàn quân Tây Tiến.

Chuyện chưa kể về người giết 7 tên giặc trong trận đánh cầu Vai Réo

(HBĐT) - Giết 7 tên địch, thu 7 khẩu súng về cho bộ đội ta trong một trận đánh - chiến công ấy thuộc về ông Bạch Công Sẻn, người lính cựu giờ đây mắt đã mờ, chân đã chậm. Gặp ông, sau 3 tiếng trò chuyện chúng tôi thực sự được sống trong khí thế sục sôi quyết tâm đánh thắng giặc thù để giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Khu căn cứ cách mạng Tu Lý, Hiền Lương - nơi ghi dấu lịch sử

(HBĐT) - Một ngày thu tháng Tám, chúng tôi về xã Tu Lý (Đà Bắc). Nơi đây trong thời kỳ tiền khởi nghĩa tháng 8/1945, cùng với xã Hiền Lương đã hình thành khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương, 1t rong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong hệ thống chiến khu Hòa - Ninh -Thanh (Chiến khu Quang Trung). Tại khu căn cứ này đã tổ chức lớp huấn luyện quân sự đầu tiên của tỉnh. Từ đây, phong trào cách mạng lan rộng ra các vùng xung quanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục