Bài 1: Nơi máu xương người lính hòa vào sóng biển

(HBĐT) - Đến được Nhà giàn DK1 - Trạm dịch vụ kinh tế - khoa học - kỹ thuật được xây dựng trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc đã khó. Lên được Nhà giàn là việc còn khó khăn gấp bội. Thế nhưng, giữa sóng gió trùng khơi, hàng ngày vẫn có những con người hiên ngang, kiên cường trước biển mặc cho bão tố, phong ba, những hiểm nguy rập rình để giữ vững chủ quyền Tổ quốc trước sự nhăm nhe chiếm đoạt của các thế lực ngoại bang với lời thề "Còn người, còn Nhà giàn, còn Tổ quốc”.

Trải qua giông gió, bão bùng, Nhà giàn DK1 vẫn vững vàng, hiên ngang trước biển, trở thành cột mốc chủ quyền của Tổ quốc trên thềm lục địa phía Nam.

Chiến tranh đã lùi xa. Đất nước đã hòa bình, nhưng với người lính hải quân nhân dân (HQND) Việt Nam chưa một ngày ngơi nghỉ. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc vẫn đặt lên vai họ với trách nhiệm lớn lao. Thật nhói lòng nghe hai chữ liệt sỹ khi đất nước đã thanh bình. Thế nhưng, sự hy sinh đó vẫn hiện hữu từng ngày, từng giờ giữa trùng khơi sóng gió...

Cùng đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn trong chuyến công tác đi thăm, động viên CB, CS trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 cuối tháng 4, đầu tháng 5/2018, thật may mắn cho chúng tôi khi là một trong số ít đoàn công tác được đặt chân lên Nhà giàn; được nắm tay, ôm thật chặt những con người, chiến sỹ HQND Việt Nam luôn hiên ngang trước sóng, gió khơi xa. Vui mừng là vậy nhưng những ký ức đau thương vẫn còn hiện hữu, dù đã trôi xa hàng chục năm. Và với người lính Nhà giàn thì ai cũng nhớ. Bởi họ không cho phép mình được quên những đồng đội đã anh dũng hy sinh, vĩnh viễn nằm lại giữa biển khơi trong khúc tráng ca bất tử của lịch sử HQND Việt Nam để bảo vệ sự sống còn cho những "Ngôi nhà của Tổ quốc” trên biển Đông.

Khúc tráng ca ấy được viết nên bởi chính những con người bình dị đã sống, gắn bó với Nhà giàn, với biển; đã kiên cường vượt qua muôn vàn gian khó chống chọi với thiên tai, bão tố. Sức người có hạn trước những trận cuồng phong dữ dội. Vào những năm 1990, 1996, 1998 và năm 2000, bão tố với sức tàn phá khủng khiếp đã làm đổ một số Nhà giàn. Trong thời khắc giữa sự sống và cái chết, người lính Nhà giàn đã bình tĩnh, kiên cường bám trụ với tinh thần "Còn người, còn Nhà giàn, còn Tổ quốc”. Lịch sử HQND Việt Nam vẫn còn khắc ghi những tấm gương hy sinh cao cả của CB, CS Nhà giàn DK1/3 Phúc Tần. Khi cơn bão số 10 đổ bộ vào khu vực Nam biển Đông chiều ngày 4/12/1990 với sức gió giật trên cấp 12, tạo ra sóng lớn như nuốt lấy Nhà giàn. Trong hiểm nguy, dưới sự chỉ huy của Trạm trưởng, trung úy Bùi Xuân Bổng và Trạm phó Chính trị, thượng uý Nguyễn Hữu Quảng, CB, CS Nhà giàn đã kiên cường chống chọi với bão tố. Song, trong đêm tối, sức gió mỗi lúc một mạnh lên, sức người thì có hạn, Nhà giàn bị sóng dữ làm đổ sập, cuốn cả 8 CB, CS xuống biển. 3 người đã không trở về. Trong đự, câu chuyện về hành động cao đẹp của Thượng úy Nguyễn Hữu Quảng, người Bí thư chi bộ mẫu mực, trong lúc cận kề với cái chết, anh vẫn luôn động viên đồng đội bám sát để hỗ trợ nhau chống chọi với sóng dữ. Trong những đợt sóng dữ dội vùi dập, anh đã nhường chiếc phao cá nhân và miếng lương khô cuối cùng của mình cho người chiến sĩ yếu nhất, để rồi thanh thản đi vào lòng biển sâu. Hành động đó đã trở thành biểu tượng cho ý chí, sức mạnh và phẩm chất anh hùng cho lớp lớp CB, CS ở Nhà giàn nói riêng và HQND Việt Nam nói chung noi theo.

Không chỉ có vậy, lịch sử còn mãi khắc ghi hành động cao đẹp của anh hùng liệt sỹ, đại uý Vũ Quang Chương - Trạm trưởng và 8 CB, CS Nhà giàn DK1/16 Phúc Nguyên, trước sự hung dữ của cơn bão số 8 năm 1998, Nhà giàn bị rung lắc dữ dội, các anh vẫn kiên trì bám trụ, giữ vững thông tin liên lạc với Sở chỉ huy, bình tĩnh, kiên cường chống chọi với những trận cuồng phong giữa đêm đen mịt mùng. Nhưng sức người quá nhỏ bé trước thiên nhiên hung dữ, một đợt sóng lớn ập đến đã xô đổ và cuốn đi cả 9 CB, CS. Mặc dù lực lượng cứu hộ đã làm hết sức mình nhưng đại uý Vũ Quang Chương, chuẩn úy chuyên nghiệp Nguyễn Văn An và chuẩn úy chuyên nghiệp Lê Đức Hồng đã không trở về. Trước khi đi vào lòng biển, họ đã gửi lời chào "Vĩnh biệt đất liền” về Sở chỉ huy Quân chủng để rồi thanh thản ra đi...

Hay như tấm gương dũng cảm của Thuyền phó, thượng uý Phạm Tảo, thượng úy chuyên nghiệp Trần Văn Là, chuẩn úy chuyên nghiệp Lê Tiến Cường, chiến sĩ Tạ Ngọc Tú, chiến sĩ Hồ Văn Hiền... những người đã vì đồng đội thân yêu, bất chấp hiểm nguy, hy sinh thân mình tự nguyện đi vào vùng bão tố để cứu vớt các chiến sĩ Nhà giàn bị nạn mà không một chút ưu tư, đắn đo. Các anh đã nằm lại giữa biển khơi để cho đồng đội được sống. Linh hồn những chàng trai con Lạc, cháu Hồng ấy đã hóa thân vào sóng nước đại dương mênh mông. Máu xương các anh đã thấm đẫm, hoà quyện với từng con sóng, từng sải biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Còn biết bao tấm gương của những người lính hải quân mà chúng tôi chưa nói hết, kể hết. Gương hy sinh của các anh đã trở thành biểu tượng cao đẹp, biến thành những viên gạch hồng xây nên tượng đài bất khuất của dân tộc Việt Nam trên biển Đông, viết tiếp những câu chuyện của những vị hùng binh thủa trước. Họ đã gác lại đời tư, gác lại cuộc sống bình yên nơi phồn hoa phố thị để đến đây tiếp bước cha anh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Để bảo vệ vững chắc chủ quyền, biển đảo thiêng liêng, thế hệ hôm nay sẵn sàng vào nơi khó khăn, nguy hiểm, dù có thể phải đổi bằng tính mạng. Không ai trong số họ nghĩ rằng, mình ngã xuống để rồi được vinh danh trên tượng đồng, bia đá. Nhưng chắc rằng ai cũng khát khao sự hy sinh của mình được đền đáp bằng sự bình an cho Tổ quốc. Cùng với biển mẹ thân yêu, hoà quyện với hồn thiêng sông núi, bản hùng ca của những người giữ biển quê hương còn mãi ngân vang.

Bài 2: Nhà giàn DK1 - Gặp những người viết bản hùng ca trên biển cả

                                                                                         Mạnh Hùng


Các tin khác


Nước vẫn chảy nhưng người dân... khát cháy

(HBĐT) - Đó là thực tế đang diễn ra ở nhiều địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt mưa lũ lịch sử xảy ra vào tháng 10/2017. Cho đến nay, nhiều công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh được đầu tư bằng các nguồn vốn dự án bị phá hủy vẫn chưa được khắc phục. Nước vẫn chảy nhưng người dân vẫn... khát.

Người sưu tầm 1.000 tấm ảnh Bác Hồ

Anh Trường đã sưu tầm được khoảng 1.000 tấm ảnh khác nhau về Bác Hồ được người dân phóng để treo trong nhà hoặc treo ở các công trình văn hóa.

Khúc quân ca trên đảo Trường Sa

(HBĐT) - Đảo Trường Sa lớn sừng sững, hiên ngang hiện ra trước sự háo hức của chúng tôi sau nhiều ngày lênh đênh trên biển. Ba hồi còi tàu vang lên chào đảo hòa chung với tiếng nói tự hào từ trong tim: Chào Trường Sa!

Trường Sa Đông - mặc sóng gió, mãi hiên ngang trước biển

(HBĐT) - Mặc dù trước khi lên đảo, chúng tôi được nghe kể nhiều về Trường Sa Đông. Nhưng quả thật, khi xuồng còn chưa cập đảo, tôi đã choáng ngợp trước màu xanh của cây cối hoà trong sắc xanh vời vợi của trời và màu nước xanh thăm thẳm của biển cả...

Ký sự Trường Sa Bài 6 - “đẹp dịu dàng tiên nữ - an bang”

(HBĐT) - "Tôi muốn ôm ghì bãi san hô/Vang vọng về con sóng Bạch Đằng Giang/Một màu xanh Sinh Tồn, Song Tử/Đẹp dịu dàng tiên nữ An Bang/Bao xương máu đắp hình hài Tổ quốc/Vang vọng về dòng máu Lạc Hồng xưa...”, lời bài hát "Bâng khuâng Trường Sa” của tác giả Lê Đức Hùng mỗi sáng sớm được phát trên hệ thống phát thanh của tàu Trường Sa 571 đọng lại thật nhiều cảm xúc. Giữa trùng khơi dữ dằn sóng gió, chúng tôi vẫn thấy vẻ đẹp dịu dàng nơi điểm đảo cực Đông và cực Nam trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Tổ quốc...

Cô Lin, Sinh Tồn vững vàng nơi “mắt bão”

(HBĐT) - Cô Lin, Sinh Tồn - điểm đến đầu tiên của cuộc hải trình của đoàn công tác số 11 đến thăm, động viên quân và dân trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Nhìn trên bản đồ, Cô Lin, Sinh Tồn chỉ nhỏ như một vết chấm nhỏ, song đã đi vào lịch sử nước nhà bằng những chiến công bi tráng trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền năm 1988 của CBCS Hải quân nhân dân Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục