(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi xung quanh vụ việc một số hộ dân trên địa bàn xóm, xã có hành vi lấn chiếm đất sản xuất của Công ty CP cà phê Thái Hòa, cả ông Bùi Văn Hà, Trưởng xóm Băng và ông Bùi Văn Thêm, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) đều thừa nhận: "Hành vi lấn chiếm đất sản xuất của một số hộ dân ở các xóm Băng, Khộp 1, Khộp 2 là có thật. Đây là hành vi trái pháp luật, gây ảnh hưởng đến ANTT, đảm bảo an ninh nông thôn trên địa bàn xã. Việc này, xóm, xã đang phối hợp với cấp có thẩm quyền tập trung giải quyết...”.


Theo thống kê của xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn), hiện tại, khu vực Bãi Bùi thuộc diện tích đất UBND tỉnh giao cho Công ty CP cà phê Thái Hòa đang bị 24 hộ dân lấn chiếm trái phép để trồng ngô

Cam kết trả lại nhưng vẫn tái lấn chiếm

Theo ông Bùi Văn Thêm, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu thì việc một số hộ dân lấn chiếm đất do UBND tỉnh giao cho Công ty CP cà phê Thái Hòa (sau đây gọi tắt là Công ty Thái Hòa - NV) thực hiện dự án trồng café xảy ra từ đầu năm 2017 cho đến nay. Theo thống kê của xã, hiện có 24 hộ lấn chiếm trái phép trên diện tích đất của Công ty Thái Hòa được UBND tỉnh cấp. Trong đó có 19 hộ dân xóm Băng, còn lại là ở các xóm Khộp 1 và Khộp 2. Tổng diện tích đất bị người dân lấn chiếm khoảng hơn 14 ha. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo ông Bùi Văn Hà, Trưởng xóm Băng xã Ngọc Lâu là do người dân thấy rằng trong quá trình triển khai dự án trồng cây cà phê của Công ty Thái Hòa từ năm 2008 đến nay không đem lại hiệu quả, một số diện tích còn bỏ hoang. Do vậy, người dân thấy tiếc nên đã lấn chiếm, tổ chức trồng ngô vào diện tích đó. Việc người dân tự ý lấn chiếm đất của Công ty Thái Hòa như vậy là sai. Do vậy, Ban quản lý xóm, Chi bộ xóm thường xuyên tuyên truyền nhưng chưa đem lại hiệu quả tích cực, các hộ dân vẫn tiếp tục tái lấn chiếm đất dự án của Công ty.

Theo thông tin từ Công an huyện Lạc Sơn, tính đến ngày 17/4/2018, trên diện tích đất đang thuộc quyền sử dụng của Công ty Thái Hòa được UBND tỉnh cho thuê vẫn còn 19 hộ dân, trong đó có 8 hộ ở xóm Băng, 11 hộ ở xóm Khộp tái lấn chiếm đất của Công ty thông qua việc tự ý vào để tiến hành cày xới và trồng ngô với diện tích khoảng 14,5 ha. Đáng chú ý, các hộ lấn chiếm đất chủ yếu là những hộ trước đây đã từng lấn chiếm, sau khi được tuyên truyền, vận động đã hoàn trả và có cam kết không tái lấn chiếm.

Theo đó, trong biên bản làm việc giữa Công an huyện Lạc Sơn, chính quyền địa phương và đại diện Công ty vào ngày 24/8/2017 về việc giải quyết tình trạng lấn chiếm đất của người dân thuộc quyền sử dụng của Công ty Thái Hòa đã nêu rõ: Sau khi làm việc với các cơ quan chức năng và được tuyên truyền về pháp luật đất đai, các hộ dân đã nhận thức được đây là việc làm sai trái và cam kết sau khi thu hoạch ngô xong sẽ tự nguyện trả lại đất đã lấn chiếm cho Công ty, cam kết không tiếp tục tái lấn chiếm. Về phía các hộ dân cũng thừa nhận do nhận thức pháp luật còn hạn chế, thấy đất của Công ty bỏ trống nên đã tự ý phát cỏ để trồng ngô. Thực hiện cam kết đó, ngày 2/8/2017, sau khi thu hoạch ngô xong, các hộ dân đều tự nguyện trả lại toàn bộ diện tích đất đã lấn chiếm cho Công ty Thái Hòa.

Tuy nhiên, vào ngày 2/5/2018 khi Công ty Thái Hòa cho công nhân cày đất trên diện tích bị người dân lấn chiếm trước đó để trồng thử nghiệm cây bơ thì có 19 hộ dân ở xóm Băng và xóm Khộp 1, Khộp 2 tự ý vào ngăn cản. Đồng thời, chiếm luôn diện tích đất Công ty vừa cày xới, bỏ phân để trồng ngô. Theo ông Bùi Văn Khon, Phó Giám đốc Công ty Thái Hòa, hầu hết là các hộ dân tái lấn chiếm đất của Công ty đều là những hộ đã từng ký cam kết không tái lấn chiếm. Trong đó, hộ lấn chiếm nhiều nhất là gia đình bà Bùi Thị Ngoan, khoảng 2ha; gia đình ông Bùi Văn Cường khoảng 1,3 ha...

Chỉ yêu cầu người dân trả lại đất

Trước thực trạng đó, trong buổi làm việc với Đảng ủy, UBND và các ngành đoàn thể xã Ngọc Lâu, ngày 05/5/2018, đồng chí Bùi Văn Phục, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn đã nhấn mạnh: việc các hộ dân tự ý chiếm đất của Công ty Thái Hòa là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể, các đồng chí bí thư chi bộ, trưởng xóm có hộ dân tự ý chiếm đất cần tuyên truyền để người dân nắm rõ các quy định của pháp luật về đất đai để nghiêm túc thực hiện, thu hồi, trả lại đất cho Công ty.

Tiếp đó, ngày 16/5/2018, Huyện ủy Lạc Sơn đã có Công văn số 382-CV/HU về việc chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm đất của Công ty Thái Hòa trên địa bàn xã Ngọc Lâu. Theo đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Lạc Sơn đã nhận định đây là hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định ANTT. Do vậy, UBND huyện và các ngành chức năng cần có sự phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Ngọc Lâu tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật, không lấn chiếm đất đai, chấm dứt tình trạng tự ý chặt phá cây cà phê, cản trở việc phát triển, sản xuất của Công ty. Để chấn chỉnh tình trạng trên, Huyện ủy Lạc Sơn đã yêu cầu Đảng ủy xã Ngọc Lâu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, các ngành, đoàn thể tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân trong khu vực dự án không tự ý chặt phá, lấn chiếm đất, cản trở việc sản xuất của Công ty. UBND huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức đối thoại với nhân dân để nắm bắt tình hình, giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Về phía Công ty Thái Hòa, trao đổi với chúng tôi ông Bùi Văn Khon, Phó Giám đốc Công ty cho biết: Việc người dân tái lấn chiếm đất của Công ty đã có tác động và gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động, kế hoạch sản xuất của Công ty. Hiện nay chúng tôi chỉ có mong muốn người dân trả lại đất để Công ty triển khai kế hoạch đầu tư, sản xuất.

Có thể khẳng định, việc lấn chiếm đất của người dân ở các xóm Băng, Khộp xã Ngọc Lâu vào khu vực dự án do UBND tỉnh cấp phép cho Công ty Thái Hòa từ năm 2008 đến nay là hành vi sai trái đáng lên án. Nhất là khi các hộ dân này đã từng lấn chiếm rồi trả lại và cam kết không tái lấn chiếm đất của Công ty. Để giải quyết vấn đề này, giữ vững ổn định an ninh nông thôn ở địa phương, thiết nghĩ, xã Ngọc Lâu cần có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của huyện thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp. Trong đó, cần phải tập trung tuyên truyền để cho người dân hiểu, nắm bắt chủ trương thu hút đầu tư của địa phương cũng như các chính sách pháp luật về đất đai, từ đó vận động người dân trả lại phần đất đã tự ý lấn chiếm. Còn đối với những trường hợp cố ý lấn chiếm cũng cần phải có những biện pháp hành chính đồng bộ, quyết liệt để chấm dứt tình trạng này.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Ký sự Trường Sa Bài 6 - “đẹp dịu dàng tiên nữ - an bang”

(HBĐT) - "Tôi muốn ôm ghì bãi san hô/Vang vọng về con sóng Bạch Đằng Giang/Một màu xanh Sinh Tồn, Song Tử/Đẹp dịu dàng tiên nữ An Bang/Bao xương máu đắp hình hài Tổ quốc/Vang vọng về dòng máu Lạc Hồng xưa...”, lời bài hát "Bâng khuâng Trường Sa” của tác giả Lê Đức Hùng mỗi sáng sớm được phát trên hệ thống phát thanh của tàu Trường Sa 571 đọng lại thật nhiều cảm xúc. Giữa trùng khơi dữ dằn sóng gió, chúng tôi vẫn thấy vẻ đẹp dịu dàng nơi điểm đảo cực Đông và cực Nam trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Tổ quốc...

Cô Lin, Sinh Tồn vững vàng nơi “mắt bão”

(HBĐT) - Cô Lin, Sinh Tồn - điểm đến đầu tiên của cuộc hải trình của đoàn công tác số 11 đến thăm, động viên quân và dân trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Nhìn trên bản đồ, Cô Lin, Sinh Tồn chỉ nhỏ như một vết chấm nhỏ, song đã đi vào lịch sử nước nhà bằng những chiến công bi tráng trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền năm 1988 của CBCS Hải quân nhân dân Việt Nam.

Bài 5: Bất tử Gạc Ma

(HBĐT) - Cũng giống như tất cả các cuộc hải trình đến với Trường Sa trước đây, điểm đến đầu tiên của chúng tôi không phải là điểm đảo. Mà là một cuộc tưởng niệm những người lính đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo tại Gạc Ma ngày 14/3/1988. Dù đã 30 năm, nhưng nước mắt vẫn chưa ngừng rơi...

Bài 4 – Cuộc hành trình đi về phía mặt trời

(HBĐT) - Cho đến bây giờ, trong chuyến hải trình cùng con tàu Trường Sa 571, tôi mới hiểu tại sao trong suốt bao nhiêu năm qua, anh bạn học cùng Đại học, hiện đang công tác tại một cơ quan báo chí trung ương(vốn là một người lính Trường Sa sau khi hết nghĩa vụ quân sự mới về đất liền thi đại học), trong tất cả bài viết của mình đều lấy bút danh Phương Đông. Bởi, phía mặt trời mọc ấy cũng là Trường Sa...

Khoảng lặng bên Tượng đài Tây Tiến Mộc Châu

(HBĐT) - Trung đoàn 52 (Trung đoàn Tây Tiến) đã đi vào lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam bằng những dấu son chiến công đặc biệt. Trung đoàn cũng đi vào thi ca, nhạc họa và tạo nên những giá trị tinh thần bền bỉ cùng thời gian. Ghi nhận những chiến công, sự hy sinh mất mát của người lính Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ở miền Bắc đã có nhiều tượng đài, con đường, trường học mang tên Tây Tiến. Tượng đài ở Châu Trang (Thượng Cốc - Lạc Sơn), đài tượng niệm ở ngã ba Chăm Mát (thành phố Hòa Bình), tượng đài ở Mường Lát (Thanh Hóa)…

Xông lên chỉ với cây súng trường trong tay

(HBĐT) - 64 năm đã trôi qua nhưng tinh thần chiến đấu quyết tử vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức những người chiến sĩ Điện Biên Phủ. Những chàng thanh niên tuổi đôi mươi quê hương đồng bằng đã tình nguyện nhập ngũ, hành quân ngược núi vượt đèo lên đến Điện Biên Phủ. Thức ăn là củ sắn củ mài, doanh trại là núi rừng và hang đá nhưng họ đã dũng cảm, vững tay súng xông lên, cùng trải qua 3 đợt chiến đấu gay go và gian khổ liên tục trong 56 ngày đêm để làm nên thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục