(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của trung tá Lê Văn Tặng, Phó trưởng phòng Kế hoạch, Quân chủng Hải quân chúng tôi mới biết trung tá Bùi Xuân Bổng chính là nhân chứng sống, người đã "trở về” từ lòng biển trong cơn bão số 10, ngày 4/12/1990 với sức gió giật trên cấp 12 làm đổ sập Nhà giàn DK1/3 Phúc Tần, khiến 3 đồng đội của anh mãi mãi nằm lại nơi biển sâu. Đã 28 năm trôi qua kể từ trận bão năm ấy nhưng trong ký ức của vị trung tá này, trận cuồng phong như mới ngày hôm qua...


Trung tá Bùi Xuân Bổng (người ngồi bên trái) nhân chứng sống trong vụ sập nhà giàn trong cơn bão xảy ra năm 1990 ký và trao tặng lá cờ Tổ quốc đã từng tung bay trước sóng, gió biển khơi cho nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Trong cuộc trò chuyện với người lính hải quân dạn dày sóng gió, nhiều người đã đặt câu hỏi tại sao 28 năm qua kể từ trận cuồng phong năm đó, anh vẫn tiếp tục bám trụ và trở thành một trong những người lính có thâm niên công tác lâu nhất tại các Nhà giàn DK1. Trước câu hỏi đó, đôi mắt người lính hải quân Bùi Xuân Bổng nhìn xa xăm về phía biển rồi chia sẻ: Sau đợt đó, bản thân tôi và một số anh em có cơ hội chuyển công tác vào đất liền. Nhưng chúng tôi vẫn chọn Nhà giàn là bởi chúng tôi không nỡ rời xa nơi này. Chúng tôi ở lại và nhiều người đã quay trở lại Nhà giàn vì phía dưới lòng biển sâu vẫn còn những đồng đội nằm lại đó...

Gần 30 năm qua, kể từ ngày Nhà nước thành lập Cụm kinh tế Khoa học - Dịch vụ trên thềm lục địa phía Nam (5/7/1989), chúng ta đã xây dựng được 15 nhà giàn thuộc khu vực DK1. Cũng từ đó đến nay, biết bao thế hệ CB,CS Quân chủng Hải quân, trực tiếp là Tiểu đoàn DK1 - Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đã gác lại tình cảm riêng tư, gác lại hoài bão, khát vọng lớn lao của tuổi trẻ để có mặt, làm nhiệm vụ trên các Nhà giàn muôn vàn gian khổ và khắc nghiệt để bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước. Tại đây, CB,CS Nhà giàn phải đối mặt thường xuyên với nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là bão gió giữa đại dương mênh mông. Trong đó, những trận cuồng phong dữ dội làm đổ một số nhà giàn, cướp đi sinh mạng của nhiều CB,CS. Trong thời khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết, những người lính hải quân nhân dân Việt Nam đều tỏ rõ lòng trung kiên, tình đồng đội, đồng chí, sẵn sàng hy sinh thân mình, nhường nốt giọt nước ngọt, miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội và thanh thản đi vào cõi vĩnh hằng.

Hơn thế nữa, giữa phong ba, bão tố đã có những cái chết hóa thành bất tử như câu chuyện về sự hy sinh của anh hùng liệt sỹ, đại úy Vũ Quang Chương trong cơn bão số 8 xảy ra vào cuối năm 1998. Trước khi đi vào lòng biển, trong giờ phút sinh tử, đại úy Vũ Quang Chương, Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/6 Phúc Nguyên vẫn bình tĩnh chỉ huy anh em rời khỏi ngôi nhà đang chuẩn bị đổ sập trong sự vùi dập của những đợt sóng cao đến hàng chục mét. Còn anh ở lại thu xếp tài liệu, cuốn lá cờ đỏ sao vàng vào người rồi mới rời Nhà giàn để hòa thân xác, xương máu vào lòng biển sâu thẳm. Sự hy sinh của anh hùng liệt sĩ Vũ Quang Chương cùng các liệt sĩ trên vùng biển thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc đã trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kỳ mới. Sự hy sinh đó đã trở thành cột mốc chủ quyền bất tử, để Tổ quốc mãi hiên ngang dáng đứng giữa biển khơi.

Chính điều này đã trở thành ngọn nguồn sức mạnh để những chàng trai trẻ mà chúng tôi được gặp gỡ tại Nhà giàn DK1/9 Ba Kè như thiếu uý Nguyễn Thế Tùng, thiếu uý Hoàng Thái Sơn, trung uý Mai Xuân Cương... tiếp nối truyền thống bất khuất, kiên cường, vững vàng trước mọi gian khó của thế hệ cha anh đi trước để viết tiếp những bản hùng ca của người lính hải quân luôn hiên ngang, vững vàng trước biển cả.

Mạnh Hùng

Các tin khác


Người dân đang vi phạm pháp luật

(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi xung quanh vụ việc một số hộ dân trên địa bàn xóm, xã có hành vi lấn chiếm đất sản xuất của Công ty CP cà phê Thái Hòa, cả ông Bùi Văn Hà, Trưởng xóm Băng và ông Bùi Văn Thêm, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) đều thừa nhận: "Hành vi lấn chiếm đất sản xuất của một số hộ dân ở các xóm Băng, Khộp 1, Khộp 2 là có thật. Đây là hành vi trái pháp luật, gây ảnh hưởng đến ANTT, đảm bảo an ninh nông thôn trên địa bàn xã. Việc này, xóm, xã đang phối hợp với cấp có thẩm quyền tập trung giải quyết...”.

Nước vẫn chảy nhưng người dân... khát cháy

(HBĐT) - Đó là thực tế đang diễn ra ở nhiều địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt mưa lũ lịch sử xảy ra vào tháng 10/2017. Cho đến nay, nhiều công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh được đầu tư bằng các nguồn vốn dự án bị phá hủy vẫn chưa được khắc phục. Nước vẫn chảy nhưng người dân vẫn... khát.

Người sưu tầm 1.000 tấm ảnh Bác Hồ

Anh Trường đã sưu tầm được khoảng 1.000 tấm ảnh khác nhau về Bác Hồ được người dân phóng để treo trong nhà hoặc treo ở các công trình văn hóa.

Khúc quân ca trên đảo Trường Sa

(HBĐT) - Đảo Trường Sa lớn sừng sững, hiên ngang hiện ra trước sự háo hức của chúng tôi sau nhiều ngày lênh đênh trên biển. Ba hồi còi tàu vang lên chào đảo hòa chung với tiếng nói tự hào từ trong tim: Chào Trường Sa!

Trường Sa Đông - mặc sóng gió, mãi hiên ngang trước biển

(HBĐT) - Mặc dù trước khi lên đảo, chúng tôi được nghe kể nhiều về Trường Sa Đông. Nhưng quả thật, khi xuồng còn chưa cập đảo, tôi đã choáng ngợp trước màu xanh của cây cối hoà trong sắc xanh vời vợi của trời và màu nước xanh thăm thẳm của biển cả...

Ký sự Trường Sa Bài 6 - “đẹp dịu dàng tiên nữ - an bang”

(HBĐT) - "Tôi muốn ôm ghì bãi san hô/Vang vọng về con sóng Bạch Đằng Giang/Một màu xanh Sinh Tồn, Song Tử/Đẹp dịu dàng tiên nữ An Bang/Bao xương máu đắp hình hài Tổ quốc/Vang vọng về dòng máu Lạc Hồng xưa...”, lời bài hát "Bâng khuâng Trường Sa” của tác giả Lê Đức Hùng mỗi sáng sớm được phát trên hệ thống phát thanh của tàu Trường Sa 571 đọng lại thật nhiều cảm xúc. Giữa trùng khơi dữ dằn sóng gió, chúng tôi vẫn thấy vẻ đẹp dịu dàng nơi điểm đảo cực Đông và cực Nam trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Tổ quốc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục