(HBĐT) - Đó là chia sẻ của những chàng "sơn tinh” đất Mường chúng tôi gặp ở đảo Trường Sa lớn trong chuyến công tác vừa qua.


Đoàn công tác của tỉnh trò chuyện với cán bộ, chiến sĩ là con em Hoà Bình đang công tác tại đảo Trường Sa lớn.

Trong suốt cuộc hải trình nhiều ngày trên biển đến thăm quân và dân trên các đảo: Cô Lin, Tốc Tan, Sinh Tồn, Tiên Nữ, An Bang, Đá Đông, Đá Tây, Thuyền Chài, Trường Sa Đông, không ai bảo ai nhưng các thành viên đoàn công tác của tỉnh đều ngóng mong sẽ được gặp những người con đất Mường nơi đảo xa, nhất là khi đoàn công tác các tỉnh Nam Định, Thái Nguyên... đi đến đâu cũng gặp "người nhà”. Chỉ còn lại Trường Sa lớn. Có người thất vọng: đó lại là nơi để các đoàn Nam Định, Thái Nguyên tiếp tục gặp gỡ "người nhà”. Nhưng không, khi tàu vừa cập cảng, đại tá Trần Minh Thuần, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 - Quân chủng Hải quân kiêm Phó Chủ tịch HĐND huyện đảo Trường Sa thông báo: ở Trường Sa lớn có 2 CB, CS là người Hòa Bình và 2 người là rể Hòa Bình.

Đó thực sự là điều đặc biệt, bởi ở nơi xa xôi nhất, khó khăn nhất, trên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc đã có những người con của rừng núi Hòa Bình cùng với những chàng trai đến từ mọi miền của Tổ quốc đang ngày đêm vững vàng nơi đầu sóng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Chẳng vậy mà sau chuyến đi, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chia sẻ trong chuyến đi này ông thấy có nhiều điều tâm đắc, trong đó, ông tâm đắc nhất 2 điều. Thứ nhất đó là đoàn công tác đã mang được "hồn Mường” là những chiếc chiêng - một trong những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Mường ở Hòa Bình ra với Trường Sa. Tiếng chiêng Mường lần đầu tiên được gióng lên những nhịp điệu trầm hùng hòa cùng âm vang của hồn thiêng sông núi nơi mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc giữa trùng khơi sóng gió. Tiếp đó là trong chuyến đi này, ông và các thành viên đoàn công tác được gặp gỡ, trò chuyện với những người con - những chàng trai ưu tú là con em nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đang công tác nơi đảo xa. Đây là những chàng trai đại diện cho nhân dân các dân tộc Hòa Bình có mặt ở nơi gian khó. Chính sự có mặt của những chàng trai đến từ đất Mường đã, đang và sẽ góp phần đưa Trường Sa trở nên gần gũi hơn với nhân dân các dân tộc ở Hòa Bình. Để Hòa Bình góp sức cùng nhân dân cả nước bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng.

Gặp gỡ, trò chuyện với chúng tôi, thượng úy Bùi Văn Hải chia sẻ: Quê em ở xóm Vó Cỏ, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn). Trước đây, em ở Lục quân, sau khi chuyển công tác sang Hải quân em đã làm đơn tình nguyện đi công tác ở Trường Sa. Đảo Trường Sa lớn này em mới ra từ tháng 1/2018. Đây đã là "tăng” 3 em đi đảo. Trước đó, em được điều động công tác tại đảo Tốc Tan và sau đó là đảo An Bang. Đây đều là những điểm đảo rất khó khăn nhưng được sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên, của đồng chí, đồng đội, chúng em đã quen dần với sóng gió và những khó khăn, thiếu thốn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Với những cố gắng, nỗ lực không ngừng, Bùi Văn Hải đã nhiều lần vinh dự được cấp trên khen thưởng.

ở Trường Sa lớn, ngoài thượng úy Bùi Văn Hải còn có thiếu úy qưân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Xuân Sang thuộc đơn vị phòng không - không quân. Sang quê ở thôn Quyền Chương, xã Cao Thắng (Lương Sơn). Cậu được cấp trên điều động ra công tác tại đảo Trường Sa lớn từ tháng 12/2017. Sang chia sẻ: Đây là lần đầu em được điều động công tác tại quần đảo Trường Sa. Ban đầu cũng có đôi chút khó khăn, bỡ ngỡ nhưng giờ thì quen rồi, không còn cảm giác sợ sóng gió như trước nữa. Khi được điều động ra đây công tác, em đã xác định rõ tư tưởng, ra đây đều trên tinh thần tự nguyện, có người viết đơn tình nguyện, có người xung phong đi. Do vậy, dù có nhiều khó khăn nhưng ai cũng cố gắng, nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. "Cũng may mắn cho em là ra đây còn có đồng hương. Nhiều khi để vơi đi nỗi nhớ nhà, anh em lại tìm nhau, có khi ngồi nói chuyện cả đêm bằng tiếng Mường. Mỗi người một câu chuyện, khi ấy cũng chẳng biết có ai nghe ai nữa nhưng giữa nơi trùng khơi sóng gió được gặp người cùng quê để cùng nói tiếng mẹ đẻ cũng cảm thấy ấm lòng hơn và nỗi nhớ nhà dường như theo đó mà tan biến đi”, Sang chia sẻ thêm những kỷ niệm ở đảo.

Trong cuộc gặp gỡ đặc biệt này, có lẽ Bùi Văn Hải là người vui nhất, bởi lẽ tham gia đoàn công tác của tỉnh còn có đồng chí Bùi Văn Hành, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn. Chẳng vậy khi gặp nhau cả 2 người cứ ríu rít chuyện làng, chuyện xóm nơi quê nhà. Hải tâm sự: "Thấy cấp trên thông báo trong đoàn công tác đến quần đảo Trường Sa lần này có đoàn Hòa Bình. Biết tin, chúng em cứ mong ngóng mãi. Cả đêm hôm trước khi tàu cập bến, em và Sang không ngủ được. Đến khi nghe tiếng chiêng Mường gióng lên những nhịp điệu quen thuộc, cả 2 anh em chẳng ai bảo ai cùng chạy về một hướng. Từ nay, trên đảo có thêm tiếng chiêng Mường, sẽ làm cho bọn em thấy quê hương mình gần hơn với đảo”.

Đó cũng là điều thôi thúc những chàng "sơn tinh” nơi đảo xa luôn vững vàng niềm tin, chắc tay súng hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Bởi giờ đây, nơi đảo xa ấy đã có thêm một quê hương, một phần hồn Mường luôn ở bên cạnh họ.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục