(HBĐT) -Một ngày tháng 8, chúng tôi có dịp trở lại địa danh lịch sử Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), vùng đất huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Là lần thứ 2 đến đây nhưng cảm xúc trong tôi vẫn như ngày đầu khi được nghe, được cảm nhận câu chuyện về sự hi sinh anh dũng của 10 cô gái thanh niên xung phong.
Đoàn công tác cán bộ,
phóng viên Báo Hòa Bình dâng hương tại phần mộ các nữ thanh niên xung phong hi
sinh tại Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh).
Đó là thời điểm địch đánh phá ác liệt khu vực Ngã ba
Đồng Lộc là huyết mạch giao thông nối liền Bắc - Nam và tuyến đường 15A. Trong vòng
7 tháng (từ tháng 4- tháng 10/1968), Mỹ ném bom hạn chế trên 2.000 trận với gần
50.000 quả bom các loại. Mỗi tháng chúng đánh 28 ngày, ngày nhiều nhất là 103
lần bay, trên 800 quả bom. Suốt ngày đêm không lúc nào Đồng Lộc ngớt tiếng bom
đạn, đến nỗi không một bóng cây, ngọn cỏ nào đủ sức mọc lên. Để giao thông được
thông suốt, hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống, trong đó, phải kể đến sự hi sinh
anh dũng của 10 cô gái thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 4, C552-Tổng đội 55.
Các chị
đều sinh ra và lớn lên trên quê hương Hà Tĩnh, người trẻ nhất là chị Võ Thị Hà
(SN 1951), lúc hi sinh chị vừa tròn 17 tuổi. Sáng ngày 24/7/1968, máy bay Mỹ
liên tục quần đảo chiến ngã ba Đồng Lộc, mặt đường 15A nham nhở các hố bom. Nhận
lệnh của đại đội, khoảng 12h trưa, Tiểu đội mười cô gái do chị Võ Thị Tần làm
Tiểu đội trưởng còn chưa kịp ăn cơm, các chị chia nhau từng nắm mỳ luộc rồi vác
lên vai cuốc xẻng vừa cười nói, vừa í ới gọi nhau ra mặt đường đào đất, bê đá,
san lấp hố bom mở đường tránh. Công việc của các chị chủ yếu làm ban đêm, nhưng
để đảm bảo cho một đoàn xe chi viện đặc biệt đêm đó đi qua an toàn, các cô gái
gan dạ bất chấp tính mạng lao ra ngoài làm nhiệm vụ giữa cái nắng chói chang
trưa hè. Dưới đất các chị làm việc, "đội” trên đầu là máy bay trinh sát của
giặc Mỹ trút bom. Nhiều lần tiểu đội bị bụi đất, khói bom phủ kín. Bằng tiếng
hát át tiếng bom, các chị quyết tâm thông suốt tuyến đường 15A trong đêm. Lượt
bom định mệnh thứ 15 lúc 16h cùng ngày, tốp máy bay địch kéo đến trút bom vào
nơi các chị làm nhiệm vụ buộc họ phải lánh vào một căn hầm chữ A gần đó. Không
may, một quả bom trong số đó rơi ngay trước cửa hầm và sập xuống bao trùm lên
các cô.
Đoàn giảng viên Đại học Quốc gia Lào đến thăm, dâng hương tại Ngã ba Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Đồng
đội trên đài quan sát không thấy bóng dáng cô gái nào, chỉ thấy một hố bom sâu
hoắm với vài chiếc xẻng, nón rách văng ra mặt đường. Đồng đội xé làn khói chạy
ào xuống và gọi tên từng chị: Tần ơi!, Cúc ơi! Nhỏ ở mô rồi? nhưng không một ai
trả lời. Hơn 2 ngày sau, thi thể của 9 chị được tìm thấy, 10 chiếc quan tài thì
9 chiếc đã có chủ, chỉ còn thiếu thi thể chị Hồ Thị Cúc. Đồng đội không ai bảo
ai nhưng tất cả đều nghĩ dù thế nào cũng phải an táng 10 chị cùng lúc, bởi tuổi
trẻ của họ đã sống, chiến đấu bên nhau.
Ngồi
bên quan tài chị Cúc, bằng cả nỗi xót thương, anh Thanh Bính sau này là nhà thơ
Yến Thanh viết nên những vần thơ với tựa đề "Cúc ơi” như lời thỉnh cầu kêu gọi
người em gái đang ở đâu đó trong lòng đất hãy về với đồng đội. Như nghe thấy
tiếng gọi, thi thể chị được tìm thấy trong căn hầm ngay chiều hôm đó trong tư
thế ngồi, đầu đội nón và đầu mười ngón tay bầm tím. Đêm đó, 10 chiếc quan tài
làm bằng gỗ tạp thời chiến, thân cây chuối cắt ra làm bát nhang, lễ truy điệu
diễn ra trong sự im lặng, đồng đội tiếc thương, uất ức đến nghẹn ngào...
Chiến
tranh đã lùi xa, cuộc sống hồi sinh trên tọa độ chết năm xưa. Đoàn công tác của
chúng tôi gồm cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình đã đến thăm,
thắp nén nhang thơm gửi đến các chị. Cũng trong sáng đó, chúng tôi gặp những người bạn từ đất nước khác cũng đặt
chân đến đây để nghe "chuyện cổ tích” giữa thời chiến. PGS.TS Bua Adam Sẻng
khăm khút tha vong, Trưởng đoàn giảng viên Đại học Quốc gia Lào sang công tác
tại tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Tôi đã nhiều lần đến Việt Nam nhưng đây là lần đầu
tiên được biết đến Ngã ba Đồng Lộc với câu chuyện của mười cô gái anh hùng. Qua
đây, chúng tôi hiểu thêm về lịch sử cách mạng của nước bạn, tinh thần quật
cường của quân dân chống giặc ngoại xâm. Thắp nén nhang trước anh linh các nữ
thanh niên xung phong, chúng tôi tự hào về mối quan hệ anh em Việt – Lào thủy
chung, son sắt và mong muốn góp một phần sức, trí tuệ tô thắm thêm ân tình đó”.
Ngày
nay, Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành điểm thăm quan, du lịch, đón hàng nghìn lượt
khách thập phương mỗi ngày. Chúng tôi biết rằng, tuổi trẻ và sự hy sinh anh dũng của các chị đã dựng lên
một kỳ đài – biểu tượng của thế hệ trẻ Việt nam, của những người phụ nữ Việt
một thời lửa đạn.
Thanh Sơn
(HBĐT) - Đến thăm quân và dân tại quần đảo Trường Sa, chúng tôi nhận thức sâu sắc tinh thần gắn kết và đồng thuận rất cao về quyết tâm giữ vững chủ quyền, toàn vẹn biển đảo Tổ quốc của quân và dân nơi đây. Hình ảnh những người lính Trường Sa luôn chắc tay súng, ánh mắt cảnh giác dõi ra khơi xa. Hình ảnh em thơ tíu tít tới trường cho tới hình ảnh những con tàu vào bến, ra khơi…
(HBĐT) - "Chiến tranh kết thúc, dù sao chúng ta cũng được trở về nhưng còn rất nhiều đồng chí, đồng đội vẫn nằm lại ở nơi khe suối, bìa rừng. Vì vậy, những người lính được trở về như chúng ta hôm nay phải có trách nhiệm, nghĩa vụ với những đồng đội đã ngã xuống”. Lời tâm sự xúc động của đồng chí Hoàng Việt Cường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch danh dự Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh và cũng là CCB từng chiến đấu tại chiến trường miền Nam đã đưa tôi đến với Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh trong những ngày tháng 7 tri ân, để một lần nữa xúc động với hành trình hơn 3 năm đi tìm hài cốt liệt sỹ của những hội viên nơi đây.
(HBĐT) - Năm 2018, thật may mắn khi chúng tôi đã có dịp về thắp nén hương thơm tại Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (khu vực núi Cấm, thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú - thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam). Trời xanh thẳm, mây trắng bay ngang trời cùng làn gió mát từ biển Đông như thì thầm, chia sẻ về những huyền thoại Mẹ Việt Nam anh hùng đã cùng dân tộc gánh vác nhiệm vụ lịch sử giải phóng đất nước suốt 2 cuộc kháng chiến trường kỳ cùng công cuộc xây dựng và bảo vệ Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lời bài hát "Người mẹ của tôi”(Xuân Hồng) vang vọng trong không gian càng khiến mọi người thêm cảm phục, xúc động khi tới nơi đây: "Nước mắt mẹ không còn để khóc những đứa con, lần lượt ra đi mãi mãi…”…
(HBĐT) - Đó là chia sẻ của những chàng "sơn tinh” đất Mường chúng tôi gặp ở đảo Trường Sa lớn trong chuyến công tác vừa qua.
(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của trung tá Lê Văn Tặng, Phó trưởng phòng Kế hoạch, Quân chủng Hải quân chúng tôi mới biết trung tá Bùi Xuân Bổng chính là nhân chứng sống, người đã "trở về” từ lòng biển trong cơn bão số 10, ngày 4/12/1990 với sức gió giật trên cấp 12 làm đổ sập Nhà giàn DK1/3 Phúc Tần, khiến 3 đồng đội của anh mãi mãi nằm lại nơi biển sâu. Đã 28 năm trôi qua kể từ trận bão năm ấy nhưng trong ký ức của vị trung tá này, trận cuồng phong như mới ngày hôm qua...
Bài 1: Nơi máu xương người lính hòa vào sóng biển
(HBĐT) - Đến được Nhà giàn DK1 - Trạm dịch vụ kinh tế - khoa học - kỹ thuật được xây dựng trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc đã khó. Lên được Nhà giàn là việc còn khó khăn gấp bội. Thế nhưng, giữa sóng gió trùng khơi, hàng ngày vẫn có những con người hiên ngang, kiên cường trước biển mặc cho bão tố, phong ba, những hiểm nguy rập rình để giữ vững chủ quyền Tổ quốc trước sự nhăm nhe chiếm đoạt của các thế lực ngoại bang với lời thề "Còn người, còn Nhà giàn, còn Tổ quốc”.