(HBĐT) - Không chỉ nổi tiếng với khung cảnh thơ mộng trong phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, Phú Yên còn được mẹ thiên nhiên ban tặng ghềnh Đá Đĩa, một thắng cảnh độc lạ bậc nhất trên dải đất hình chữ S. Ghềnh này được nhiều người ví von như một tổ ong khổng lồ ven đại dương xanh biếc, quanh năm được sóng biển vỗ bề…


Danh thắng Ghềnh Đá Đĩa tại huyện An Ninh Đông (Phú Yên).

Ghềnh Đá Đĩa (hay còn gọi là gành Đá Đĩa) nằm ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Chúng tôi đến thăm ghềnh Đá Đĩa vào một ngày trung tuần tháng tám, tiết trời khá râm mát. Theo như một đồng nghiệp ở Báo Phú Yên chia sẻ, đây là khoảng thời gian lý tưởng để khám phá danh thắng độc đáo này. Được biết, đầu năm 1997, ghềnh Đá Đĩa được công nhận là thắng cảnh Quốc gia. Đến năm 2014, Tổ chức kỷ lục Việt Nam xếp hạng là một trong 20 điểm đến được mong đợi nhất của nước ta. Không còn là điểm du lịch mang tính tự phát như trước đây, ghềnh Đá Đĩa nay đã được xây dựng các hạ tầng để phục vụ du khách gần xa. Điểm ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến nơi đây là những khóm hoa vàng ngay sau cổng đá dẫn vào khu du lịch. Từ cổng đá rẽ trái, rồi theo con đường mòn để bắt đầu khám phá ghềnh Đá Đĩa. Trước mắt chúng tôi là biển cả mênh mông, khác với những bãi cát trắng ở các bờ biển khác, nơi đây, bờ biển là những khối đá dựng đứng. Sóng biển vỗ quanh năm đã mài mòn, gọt dũa những khối đá này tạo thành những hình thù bắt mắt.

Nếu đã ngay lập tức bị ấn tượng bởi điểm đầu của hành trình thì du khách sẽ phải thốt lên khi bắt gặp "tổ ong khổng lồ”, với hàng trăm du khách đang vây kín. Tổ ong khổng lồ này có chiều rộng khoảng 50 mét, dài khoảng 200 mét. Thật khó lý giải, tại sao khối đá này lại có hình dáng là những hình lăng trụ cùng kích cỡ và được xếp tầng lên nhau ngăn nắp như vậy. "Tôi biết đến ghềnh Đá Đĩa qua sự giới thiệu của một người bạn. Quả thật, hôm nay được tận mắt chứng kiến, tôi thật sự bị ấn tượng mạnh. Không ngờ, ở Việt Nam chúng ta lại có một cảnh quan kỳ thú đến như vậy”, chị Vân, một du khách đến từ Tây Ninh chia sẻ.


 

Ghềnh Đá Đĩa được ví von như "tổ ong khổng lồ” ở đại dương bao la.

 

Theo lý giải của các nhà khoa học, cảnh quan kỳ thú này được hình thành do núi lửa phun trào dung nham xuống biển, gặp nước lạnh đông cứng lại, kết hợp với hiện tượng ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch này bị rạn nứt tạo nên cảnh quan như hiện nay. Còn theo lý giải của những người dân nơi đây, thì ghềnh Đá Đĩa do một vị thần ban tặng, cùng với đó là một câu chuyện thần thoại về một kho báu biến hình thành đá. Thế nhưng, dù có lý giải thế nào đi chăng nữa thì ghềnh Đá Đĩa cũng là một thắng cảnh vô cùng độc đáo, niềm tự hào của người dân Phú Yên.

Vẻ đẹp độc đáo của ghềnh Đá Đĩa đã thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham quan, chiêm ngưỡng. Không ít cặp đôi đã chọn nơi đây để chụp ảnh cưới. Những thi sĩ khi đặt chân đến nơi này cũng phải thốt lên rằng: "Chẳng biết tự thuở nào/ Trăm năm, ngàn năm trước/ Ai xếp đá liền nhau/ Thành trụ kề sóng biếc/ Có trụ đứng, trụ nghiêng/ Giống tổ ong trời tạo/ Sừng sững giữa thiên nhiên/ Đĩa đá nằm độc đáo…” (thơ Nguyễn Tiên Châu). Danh thắng này cũng là niềm cảm hứng sáng tạo của nhiều nhiếp ảnh gia, với không ít tác phẩm đã đạt giải thưởng nhiếp ảnh lớn. Ví như tác phẩm "Dải ngân hà trên gành Đá Đĩa " của tác giả Huỳnh Lê Viễn Duy (Hội VHNT Phú Yên) đạt huy chương vàng FIAP tại giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế tại Singapore.

Ghềnh Đá Đĩa không chỉ gây ấn tượng bởi cảnh quan kỳ thú, mà du khách còn được trải nghiệm nhiều dịch vụ hấp dẫn như cưỡi ngựa vãn cảnh và thưởng thức những đặc sản của xứ biển. Cảm xúc khi lần đầu được khám phá danh thắng độc đáo này quả đúng như những câu thơ mà nhà thơ Quang Ngự viết: "Đá Đĩa mơ, Đá Đĩa mê/ Sững sờ khi đến, khi về bâng khuâng”…

                                                                                      Đào Viết

Các tin khác


Thiêng liêng “máu, thịt” Trường Sa!

(HBĐT) - Cũng giống như những chuyến thăm quần đảo Trường Sa, đoàn công tác của tỉnh cùng CB,CS và nhân dân các tỉnh Nam Định, Thái Nguyên, Bắc Kạn Đắk Nông, Đắk Lắk... đã dành những giây phút tưởng niệm, tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc...

Đất và người Trường Sa

(HBĐT) - Đến thăm quân và dân tại quần đảo Trường Sa, chúng tôi nhận thức sâu sắc tinh thần gắn kết và đồng thuận rất cao về quyết tâm giữ vững chủ quyền, toàn vẹn biển đảo Tổ quốc của quân và dân nơi đây. Hình ảnh những người lính Trường Sa luôn chắc tay súng, ánh mắt cảnh giác dõi ra khơi xa. Hình ảnh em thơ tíu tít tới trường cho tới hình ảnh những con tàu vào bến, ra khơi…

“Còn sức chúng tôi còn đi tìm đồng đội”

(HBĐT) - "Chiến tranh kết thúc, dù sao chúng ta cũng được trở về nhưng còn rất nhiều đồng chí, đồng đội vẫn nằm lại ở nơi khe suối, bìa rừng. Vì vậy, những người lính được trở về như chúng ta hôm nay phải có trách nhiệm, nghĩa vụ với những đồng đội đã ngã xuống”. Lời tâm sự xúc động của đồng chí Hoàng Việt Cường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch danh dự Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh và cũng là CCB từng chiến đấu tại chiến trường miền Nam đã đưa tôi đến với Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh trong những ngày tháng 7 tri ân, để một lần nữa xúc động với hành trình hơn 3 năm đi tìm hài cốt liệt sỹ của những hội viên nơi đây.

Một lần đến thăm Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam

(HBĐT) - Năm 2018, thật may mắn khi chúng tôi đã có dịp về thắp nén hương thơm tại Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (khu vực núi Cấm, thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú - thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam). Trời xanh thẳm, mây trắng bay ngang trời cùng làn gió mát từ biển Đông như thì thầm, chia sẻ về những huyền thoại Mẹ Việt Nam anh hùng đã cùng dân tộc gánh vác nhiệm vụ lịch sử giải phóng đất nước suốt 2 cuộc kháng chiến trường kỳ cùng công cuộc xây dựng và bảo vệ Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lời bài hát "Người mẹ của tôi”(Xuân Hồng) vang vọng trong không gian càng khiến mọi người thêm cảm phục, xúc động khi tới nơi đây: "Nước mắt mẹ không còn để khóc những đứa con, lần lượt ra đi mãi mãi…”…

“Chúng tôi luôn chắc tay súng, vững vàng nơi đầu sóng”

(HBĐT) - Đó là chia sẻ của những chàng "sơn tinh” đất Mường chúng tôi gặp ở đảo Trường Sa lớn trong chuyến công tác vừa qua.

Hiên ngang nhà giàn DK1-Gặp những người viết bản hùng ca trên biển cả

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của trung tá Lê Văn Tặng, Phó trưởng phòng Kế hoạch, Quân chủng Hải quân chúng tôi mới biết trung tá Bùi Xuân Bổng chính là nhân chứng sống, người đã "trở về” từ lòng biển trong cơn bão số 10, ngày 4/12/1990 với sức gió giật trên cấp 12 làm đổ sập Nhà giàn DK1/3 Phúc Tần, khiến 3 đồng đội của anh mãi mãi nằm lại nơi biển sâu. Đã 28 năm trôi qua kể từ trận bão năm ấy nhưng trong ký ức của vị trung tá này, trận cuồng phong như mới ngày hôm qua...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục