(HBĐT) - Trong chuyến công tác đến các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, chúng tôi ghé thăm Đà Nẵng, thưởng thức cảnh đêm trên sông Hàn thơ mộng và khám phá vẻ đẹp của cây cầu Rồng nổi tiếng đang ngự giữa dòng. Đêm ở sông Hàn thong dong trên cầu ngắm rồng phun lửa, phun nước thật tuyệt vời.


Cầu Rồng là minh chứng lịch sử cho sự kiện kỷ niệm 38 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng, là niềm tự nào của người dân Đà Thành. Với vị trí nằm bắc qua sông Hàn, cây cầu sừng sững, nổi bật giữa trung tâm thành phố. Cầu được khởi công xây dựng ngày 19/7/2009 với tổng kinh phí trên 1.500 tỷ đồng. Được thiết kế theo kiến trúc mang hình dáng một con rồng thời Lý như vươn mình bay ra biển lớn, một ý tưởng độc đáo thể hiện khát vọng ngày càng phát triển lớn mạnh của Đà Nẵng và tượng trưng cho nghệ thuật theo lối kiến trúc mới. Đuôi Rồng được thiết kế cách điệu giống như những bông hoa sen. Thân Rồng uốn lượn nhấp nhô thể hiện tư thế sẵn sàng muốn vươn ra biển lớn. Sự hoành tráng của cầu Rồng được thể hiện qua phần đầu có trọng lượng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530 m, nặng 8.405,1 tấn và phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng nặng 118,9 tấn… Cầu có chiều dài lên tới 666m, gồm 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn với chiều rộng 37,5 m, có thể chia 6 làn xe chạy song song một lúc. Công trình đảm bảo độ bền vững nhờ sức chịu đựng với sự hao mòn của thời gian.


Lý thú cảnh tượng cầu Rồng Đà Nẵng phun lửa vào mỗi tối cuối tuần, thu hút đông đảo người dân và khách du lịch đến xem.

Điểm đặc biệt là toàn bộ cầu được những người thợ sơn tới 5 lớp để chống ăn mòn, tác động của điều kiện tự nhiên, vừa tạo màu sắc cho thân rồng. Con rồng của Đà Thành không chỉ đẹp mà còn có khả năng phun lửa, phun nước định kỳ. Người dân và du khách đều có mong muốn được chứng kiến cảnh cầu Rồng phun nước, phun lửa theo nhạc với 3 kịch bản âm thanh kết hợp với hiệu ứng ánh sáng. Anh Hoàng Việt Anh, quê gốc ở tỉnh Hòa Bình đã định cư tại Đà Nẵng được 4 năm cho biết: "ở Đà Nẵng nhiều năm, việc ngắm rồng phun lửa, phun nước đối với tôi không còn xa lạ. Lần nào tôi cũng đưa cả gia đình đến đó xem rồng vì bọn trẻ thích lắm. Người địa phương và du khách đến xem chật cứng cầu, thế nhưng không bao giờ xảy ra chuyện chen lấn xô đẩy. Các gia đình, từng nhóm thanh niên tụ lại thành từng tốp chờ thời khắc rồng phun nước, phun lửa cứ như lúc đợi pháo hóa đêm giao thừa vậy”. Hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại cộng hưởng trong bán kính 300 m ở khu vực đầu Rồng phun lửa với các kịch bản và được lựa chọn có chủ đề như huyền thoại Ngũ Hành Sơn, huyền diệu sông Hàn, nơi Rồng về khai hóa… đan xen biểu diễn với nhau tạo nên vũ điệu đặc sắc và mới lạ cho cầu rồng Đà Nẵng. Nếu muốn chiêm ngưỡng cảnh tượng đó thì du khách hãy đến đây vào hai ngày cuối tuần, từ 21h sẽ có sự kiện 18 ngọn lửa và 3 ngọn nước bay ra từ miệng rồng.

Cầu Rồng cũng góp phần không nhỏ để các phương tiện đi lại theo trục đường từ sân bay Đà Nẵng ra các bãi biển Mỹ Khê, Non Nước… tạo thuận lợi cho du khách khi đến với thành phố mỹ miều này. Đây cũng là một trong những điểm du lịch thúc đẩy GDP của thành phố tăng mỗi năm, tạo thu nhập cho người dân xung quanh cầu kinh doanh, buôn bán. Ngoài ra, cầu Rồng còn lọt tốp 30 cây cầu đẹp nhất hành tinh, thu hút số lượng lớn khách du lịch ngoại quốc.


Thanh Sơn


Các tin khác


Thấy gì trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất “thần tốc” ở thành phố Hòa Bình?

(HBĐT) - 3.850,92 m2 đất được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch là đất thương mại - dịch vụ và cơ quan thuộc địa bàn xóm 8, xã Sủ Ngòi. Tuy nhiên, tháng 4/2016, UBND TP Hoà Bình đã giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất nông nghiệp cho 5 hộ, diện tích 2.449,8 m2 theo hình thức công nhận quyền sử dụng đất như giao đất không thu tiền sử dụng đất; giao đất, cấp giấy CNQSD đất nông nghiệp cho 4 hộ, diện tích 1.401,12 m2.

Linh thiêng những “địa chỉ đỏ”

(HBĐT) - Vẫn không thể nào quên, cuối tháng 7/2017, chúng tôi được đến Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang) thắp nén hương thơm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong chiến đấu bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc. Phía xa kia, biên giới một màu xanh thẳm cây rừng đã không còn vương khói súng. Trên đầu, trời xanh, mây trắng và vẳng đâu đây phía kỳ đài có những chú chim bồ câu vờn nắng. Tiếng cu gù tạo cho không gian thanh bình quá đỗi. Nhưng lòng mỗi người không yên khi được thắp nén hương lên những ngôi mộ không tên.

Thiêng liêng “máu, thịt” Trường Sa!

(HBĐT) - Cũng giống như những chuyến thăm quần đảo Trường Sa, đoàn công tác của tỉnh cùng CB,CS và nhân dân các tỉnh Nam Định, Thái Nguyên, Bắc Kạn Đắk Nông, Đắk Lắk... đã dành những giây phút tưởng niệm, tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc...

Đất và người Trường Sa

(HBĐT) - Đến thăm quân và dân tại quần đảo Trường Sa, chúng tôi nhận thức sâu sắc tinh thần gắn kết và đồng thuận rất cao về quyết tâm giữ vững chủ quyền, toàn vẹn biển đảo Tổ quốc của quân và dân nơi đây. Hình ảnh những người lính Trường Sa luôn chắc tay súng, ánh mắt cảnh giác dõi ra khơi xa. Hình ảnh em thơ tíu tít tới trường cho tới hình ảnh những con tàu vào bến, ra khơi…

“Còn sức chúng tôi còn đi tìm đồng đội”

(HBĐT) - "Chiến tranh kết thúc, dù sao chúng ta cũng được trở về nhưng còn rất nhiều đồng chí, đồng đội vẫn nằm lại ở nơi khe suối, bìa rừng. Vì vậy, những người lính được trở về như chúng ta hôm nay phải có trách nhiệm, nghĩa vụ với những đồng đội đã ngã xuống”. Lời tâm sự xúc động của đồng chí Hoàng Việt Cường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch danh dự Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh và cũng là CCB từng chiến đấu tại chiến trường miền Nam đã đưa tôi đến với Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh trong những ngày tháng 7 tri ân, để một lần nữa xúc động với hành trình hơn 3 năm đi tìm hài cốt liệt sỹ của những hội viên nơi đây.

Một lần đến thăm Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam

(HBĐT) - Năm 2018, thật may mắn khi chúng tôi đã có dịp về thắp nén hương thơm tại Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (khu vực núi Cấm, thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú - thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam). Trời xanh thẳm, mây trắng bay ngang trời cùng làn gió mát từ biển Đông như thì thầm, chia sẻ về những huyền thoại Mẹ Việt Nam anh hùng đã cùng dân tộc gánh vác nhiệm vụ lịch sử giải phóng đất nước suốt 2 cuộc kháng chiến trường kỳ cùng công cuộc xây dựng và bảo vệ Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lời bài hát "Người mẹ của tôi”(Xuân Hồng) vang vọng trong không gian càng khiến mọi người thêm cảm phục, xúc động khi tới nơi đây: "Nước mắt mẹ không còn để khóc những đứa con, lần lượt ra đi mãi mãi…”…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục