(HBĐT) - Năm 2019, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh đạt 63,84 điểm, tăng 2,11 điểm so với năm 2018. Đây là năm có điểm số cao nhất từ trước đến nay và lần đầu tiên được xếp vào nhóm điều hành khá. 

Bài 1 - Những "nút thắt" cần được tháo gỡ


So với cả nước, Hòa Bình xếp thứ 48/63 tỉnh, thành phố, duy trì được vị trí của năm 2018. Tuy điểm số đã được cải thiện, song chưa đáng kể, hiệu quả chưa cao. So với 6 tỉnh Tây Bắc, Hòa Bình xếp thứ 4 (trên 2 tỉnh Sơn La, Lai Châu) và so với 10 tỉnh vùng Thủ đô, xếp thứ 9 (trên tỉnh Hưng Yên).



Để góp phần cải thiện môi trường đầu tư, UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng hai bên đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình. 

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực mang lại những tín hiệu vui, một số chỉ số thành phần tăng điểm và đạt mục tiêu đề ra. Nhất là chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh liên tục được cải thiện từ năm 2015 đến nay. Tuy nhiên, năm qua, điểm số PCI của tỉnh vẫn thấp hơn so với trung vị cả nước. Có 3/10 chỉ số thành phần giảm điểm, 5 chỉ số thành phần thứ hạng không được cải thiện. So với khu vực Tây Bắc, Hòa Bình có 6/10 chỉ số thành phần nằm ở nửa sau, trong đó, 3 chỉ tiêu đứng cuối cùng là: gia nhập thị trường, thiết chế pháp lý và ANTT, tính minh bạch. So với vùng Thủ đô, tỉnh có 8 chỉ số nằm ở nửa sau của khu vực.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, thời gian qua, việc hỗ trợ các nhà đầu tư (NĐT) trong triển khai các thủ tục sau quyết định chủ trương đầu tư, như: đất đai, xây dựng, môi trường còn nhiều hạn chế, nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB). Nhiều dự án NĐT đã giải phóng được phần lớn diện tích, nhưng không xây dựng được, vì diện tích người dân không nhất trí chuyển nhượng, có hiện tượng ép giá chuyển nhượng lên cao, làm chậm tiến độ đầu tư các dự án, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Tỉnh thiếu quỹ đất sạch để thu hút các dự án đầu tư... Theo kết quả khảo sát, năm 2019, tuy chỉ số Tiếp cận đất đai của tỉnh tăng điểm và tăng bậc, nhưng vẫn có 5/11 chỉ tiêu bị đánh giá chưa tốt, trong đó, 3 chỉ tiêu đứng cuối bảng xếp hạng của cả nước, đó là: Có 42% doanh nghiệp (DN) phản ánh tỉnh GPMB chậm (xếp thứ 62 so với cả nước); 46% DN đánh giá việc cung cấp thông tin về đất đai của các cơ quan Nhà nước là chậm chạp, khó khăn (xếp thứ 59); 38% DN phản ánh tỉnh thiếu quỹ đất sạch (xếp thứ 61).

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Sơn, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh cho rằng: Việc tiếp cận đất đai chậm là do vấn đề quy hoạch của tỉnh chưa ổn định, rõ ràng từng khu vực, loại đất. Thực tế từ tỉnh đến các huyện, khi DN vào đầu tư đều phải tự đề xuất và đi xin chủ trương điều chỉnh quy hoạch là chính. Mong muốn tới đây, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt và ưu tiên nguồn lực hoàn chỉnh công tác quy hoạch tỉnh, quy hoạch các huyện, thành phố, cũng như quy hoạch dọc đường Hòa Lạc - Hòa Bình, bởi nơi đây có giá trị là đất thương mại... Về vấn đề GPMB, tạo quỹ đất sạch, không nhất thiết chỉ có ở trong khu công nghiệp, mà tỉnh nên ưu tiên dành quỹ đất sạch cho bệnh viện, trường học, dự án khu đô thị. Hiện, nhiều DN có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, có thể hình thành trường học quốc tế, nhưng lại thiếu đất sạch. Trên thực tế, không bao giờ có DN tự đi thỏa thuận để có đất sạch đầu tư cho giáo dục, đây đang là điểm yếu của tỉnh.

Cũng về vấn đề thiếu quỹ đất sạch, đồng chí Bùi Văn Đức, Giám đốc Sở Tài chính cho biết: Để thu hút đầu tư, đón các DN tới đầu tư kinh doanh tại tỉnh, mang lại hiệu quả KT-XH thì nhất thiết phải có đất sạch. Một năm, tỉnh nên mạnh dạn dành nguồn lực vài trăm tỷ đồng để GPMB, đó sẽ là một giải pháp hữu hiệu để thu hút đầu tư. Nên giảm một số công trình xây dựng cơ bản chưa thực sự cấp thiết, để dành nguồn lực phục vụ công tác GPMB. Song, cái chính là liên quan đến quy hoạch phải đảm bảo hướng được ưu tiên, để làm sao đồng tiền bỏ ra hợp lý, giải phóng được mặt bằng và thu hút được ngay các DN. Trên thực tế, có những nơi đã có đất sạch, nhưng nhà đầu tư không vào, bởi liên quan đến công tác quy hoạch. Tuy nhiên, cũng phải quan tâm đến năng lực tài chính của các DN.

Cùng với những hạn chế trong lĩnh vực đất đai thì chỉ số gia nhập thị trường của tỉnh liên tục giảm điểm từ năm 2017 đến nay. Năm 2019 giảm 0,65 điểm, thứ hạng giảm 16 bậc so với năm 2018, là chỉ số có điểm số giảm lớn nhất trong 10 chỉ số thành phần. Trong chỉ số này có 4 chỉ tiêu được đánh giá là rất tốt và được xếp ở tốp 5 tỉnh của cả nước. Song có 4 chỉ tiêu lại bị đánh giá rất kém, đó là: Ứng dụng CNTT vào thủ tục đăng ký DN chỉ có 6% DN đánh giá tốt, kết quả thấp nhất cả nước, giảm 37% so với năm trước (trung vị là 37%, tỉnh cao nhất 62%). Có 50% DN cho rằng cán bộ nhiệt tình, thân thiện khi thực hiện thủ tục đăng ký DN, xếp thứ 62 so với cả nước, giảm 39% so với năm 2018. Chỉ có 41% DN đánh giá cán bộ am hiểu chuyên môn và 66% đánh giá cán bộ hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ khi thực hiện thủ tục đăng ký DN. Như vậy, để cải thiện điểm số gia nhập thị trường, trong thời gian tới cần tập trung rút ngắn thời gian cấp các "giấy phép con", bố trí cán bộ có năng lực, trình độ giải quyết các thủ tục cho DN.

Về tính minh bạch, đây là chỉ số đo lường khả năng tiếp cận các quy hoạch, kế hoạch của tỉnh và văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của DN, mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với DN. Năm qua, các tỉnh có sự cải thiện mạnh mẽ chỉ tiêu này thì với tỉnh ta lại là chỉ số giảm thứ hạng lớn nhất trong các chỉ số thành phần. Tỉnh được 6,34 điểm, giảm 0,15 điểm và giảm 42 bậc so với năm 2018, xếp thứ 57 cả nước. Có tới 63% DN cho rằng, cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu của tỉnh; 41% DN cho rằng việc "thỏa thuận" khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là công việc quan trọng. Điểm số về độ mở và chất lượng trang web của tỉnh chưa được đánh giá cao.

Trao đổi về nội dung này, đồng chí Nguyễn Hoàng Thư, Giám đốc Sở TT&TT cho biết: Thực tế, nhiều DN quen với việc tiếp cận thông tin trực tiếp theo truyền thống và DN cho rằng, các thông tin chưa được đăng tải đầy đủ trên trang web của các cơ quan Nhà nước. Vấn đề này cho thấy, tại trang web của các sở, ban, ngành chức năng và các địa phương, những thông tin về quy hoạch, tài nguyên ít được đưa lên, khiến các DN khó tiếp cận được đầy đủ thông tin. Ngoài ra, DN cũng cho biết, việc tiếp cận tài liệu quy hoạch, tài liệu pháp lý khó khăn hơn, các tài liệu về ngân sách đủ chi tiết giảm so với năm 2018; thông tin mời thầu công khai cũng giảm. Do vậy, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các đơn vị cung cấp đầy đủ thông tin quy hoạch, cũng như các thông tin mời thầu. Cần tăng cường tuyên truyền để DN thay đổi nhận thức tìm hiểu thông tin trên mạng, bởi đó cũng là những thông tin chính thức.

Trong năm qua, nhiều DN cũng nhận xét, lãnh đạo tỉnh có chủ trương đúng nhưng chưa được thực hiện tốt ở cấp huyện. Đồng thời, 68% DN đánh giá có sáng kiến hay ở cấp tỉnh, nhưng chưa được thực thi tốt ở các sở, ngành. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần cải thiện chỉ tiêu này để công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh được thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.

(Còn nữa)

Hoàng Nga

Các tin khác


Những người canh “mắt thần” ở Trường Sa

(HBĐT) - Đến thăm đảo Trường Sa Lớn, trái tim của Trường Sa, chúng tôi ấn tượng với 2 quả cầu lớn hiện diện trên đảo. Quả cầu đó chính là đôi "mắt thần" của Trạm rađa 11 (Quân chủng Phòng không Không quân) đặt ở trên đảo, với nhiệm vụ trông giữ bầu trời, bảo đảm phát hiện ngay máy bay lạ, vật thể lạ xâm nhập trên cao trong bất cứ tình huống nào. 

Đến với Cồn Cỏ - hòn đảo tiền tiêu

(HBĐT) - Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có vai trò quan trọng về AN-QP. Những chiến sỹ của đảo tiếp nối truyền thống cha anh, bằng ý chí sắt đá, quả cảm, luôn vững vàng canh giữ biển, đảo quê hương. Đồng thời, hỗ trợ, giúp đỡ chính quyền, Nhân dân từng bước phát triển về mọi mặt KT-XH.

Đột phá trong xây dựng vùng động lực kinh tế Lạc Thủy

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy là vùng đất có nhiều tiềm năng để xây dựng trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh, góp phần tạo điểm nhấn cho tỉnh trên lĩnh vực phát triển kinh tế. 

Vui, buồn mùa bắt ốc núi

(HBĐT) -Khi nghe tiếng sấm báo hiệu thời khắc chuyển sang mùa mưa, cũng là lúc nhiều người dân ở xã vùng cao, vùng sâu của huyện Tân Lạc xuyên màn đêm leo lên những ngọn núi cao để tìm bắt ốc núi. Gặp may, có những người kiếm được nửa triệu đồng mỗi đêm, cũng có những hôm tay không trở về. Công việc thời vụ giúp bà con có thêm nguồn thu nhập, nhưng cũng tiềm ẩn không ít nguy hiểm.

Thúc đẩy tiến trình dồn điền, đổi thửa

(HBĐT) - Giờ đây, cùng với những cánh đồng lúa tít tắp mang dấu ấn của tiến trình dồn điền, đổi thửa (DĐ,ĐT), trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả có múi, vùng nhãn, rau tập trung, góp phần tạo nên những thửa ruộng, khu vườn có diện tích lớn hơn, thuận lợi cho canh tác, hoạt động chứng nhận vùng sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ. 
Bài 2 - Tháo gỡ những vướng mắc trong dồn điền, đổi thửa

​​Thúc đẩy tiến trình dồn điền, đổi thửa

(HBĐT) - Từ sau thành công của huyện Yên Thủy đối với công tác dồn điền, đổi thửa (DĐ, ĐT), BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 35, ngày 22/12/2017 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DĐ, ĐT. UBND tỉnh có Kế hoạch số 141, ngày 6/11/2018 về kế hoạch DĐ, ĐT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện. Trong đó, chú trọng tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về DĐ, ĐT, vận động Nhân dân tự nguyện, tự giác thực hiện.
Bài 1 - Thành công bước đầu trong thực hiện dồn điền, đổi thửa

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục