(HBĐT) - Tôi đã lên thăm xóm Chiến, xã Vân Sơn (Tân Lạc) hai lần, lần đầu vào mùa đông năm 2020, lần này vào mùa xuân năm 2021. Từ TP Hòa Bình lên xóm Chiến khoảng hơn 50 cây số, con đường từ chợ Lồ lên xóm Chiến đã làm bằng bê tông, đủ cho ô tô cỡ nhỏ tránh nhau.



Một góc xóm Chiến, xã Vân Sơn (Tân Lạc).

Xã Vân Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Nam Sơn, Lũng Vân, Bắc Sơn. Nơi đây quanh năm sương mù, mây bay bao phủ. Du khách đến Vân Sơn sẽ có cảm giác như lạc vào xứ sở thần tiên bởi không khí mát lành, không có tác động ồn ào, ô nhiễm.

Xóm Chiến đẹp như cành hoa ban trắng nằm cao giữa xã Vân Sơn. Bên đường lên xóm, những ngôi nhà sàn lợp lá cọ, lá gianh, lá đác, làm tăng thêm vẻ đẹp thiên nhiên muôn màu sắc. Xóm có những bãi cỏ khá rộng, đủ để hoạt động vui chơi cắm trại, củi được đốt rực hồng cho vòng xòe ấm áp. Bãi cỏ còn là nơi đỗ xe, mọi người thoải mái hít thở không khí trong lành.

Từ nơi cao của xóm có thể nhìn thấy "núi cô tiên”, nhìn xa như thiếu nữ nằm nhìn trời. Bên xóm Chiến có đồi U Bò, chân đồi là bãi cỏ, quanh năm người dân xóm Chiến chăn thả trâu, bò… Đồi U Bò phủ xanh cây rừng nhóm gỗ quý. Ở xóm Chiến có 3 cây vải cổ thụ tuổi đời 300 năm, quả vải ngọt ít, chua nhiều, người dân lấy quả ngâm rượu, uống rượu vải có mùi thơm hương hoa núi. Về xóm Chiến đầu tháng Hai này đã là cuối mùa quýt cổ chín. Đầu mùa, tư thương từ khắp nơi đi ô tô tải lên thu mua, quýt là nguồn thu khá lớn người dân. Xóm có gần 20 ha quýt cổ, riêng nhà anh Hà Văn Bi có hơn 1.000 cây, mỗi năm thu 60 triệu đồng bán quýt cổ. Những cây quýt cổ không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất. Quýt bón phân chuồng, phân xanh ủ cây lá rừng, bởi vậy, quýt xóm Chiến có mùi thơm là lạ. Nếu thăm xóm Chiến vào cuối năm sẽ thấy bên cửa sổ đung đưa những chùm quýt chín vàng, bên những chú chim rừng về tìm vẻ đẹp dịu dàng của xóm còn giữ nguyên nếp nhà sàn thơm mùi bương, gỗ.

Đầu năm 2019, xóm Chiến được Quỹ Australia vì nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (ACP) hỗ trợ kinh phí triển khai dự án "Cải thiện sinh kế bền vững thông qua phát triển du lịch cộng đồng”. Xã Vân Sơn và Nhân dân xóm Chiến đã chọn 3 hộ có điều kiện nhà rộng, sân rộng để triển khai mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú. Nhận được nguồn vốn cho vay của dự án, 3 hộ đầu tư sửa sang nhà sàn giữ nguyên nét truyền thống của đồng bào Mường mà vẫn bày được bàn ghế, tủ lạnh, trang trí đèn điện đón khách trong nước và khách nước ngoài, mỗi ngôi nhà sàn có thể đón được 16 khách mỗi ngày. Học sinh nghỉ ghép có thể đón 30 em trong ngày mỗi nhà. Xóm có 75 hộ thì có tới 56 hộ tham gia dịch vụ đưa đón phục vụ khách du lịch, được chia thành các nhóm: Nhóm tiếp khách và hướng dẫn viên, nhóm cho thuê phương tiện xe đạp, xe máy… Đặc biệt, nhóm ẩm thực, nhóm văn nghệ để lại ấn tượng tốt đẹp cho khách du lịch. Đến xóm Chiến, khách lưu trú chỉ phải trả 1,2 triệu đồng cho một ngày một đêm.

Xóm Chiến bốn mùa không khí mát lành. Nước ăn của dân được lấy từ núi cao cách xóm 3 km, nước được chứa vào bể, vào téc ở mỗi gia đình. Xóm chỉ có người dân tộc Mường, bản chất sống thực thà, giữ nét truyền thống, mặc quần áo dân tộc Mường, còn có ít người chưa biết nói tiếng Kinh, khách đến xóm được quý như người nhà, sống tình người, không có gì ngăn cách giữa khách du lịch và người trong xóm. Mùa thu hoạch lúa xong, mỗi nhà đều lấy gạo mới cúng tổ tiên ăn trước, gia đình ăn sau. Ngày hội văn hóa, ngày Tết đón xuân mới, xóm tổ chức vui chơi, bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, bóng đá nam, bóng đá nữ…, trước khi vào thi đấu đều có văn nghệ múa hát chào mừng.

Chị Hà Thị Biêu, Chi hội trưởng phụ nữ xóm Chiến đưa tôi thăm suối Hóa Cạng, suối Hợp Cơn, thăm ruộng Nà Hợp, ruộng Nà Tốc…, xem khu chăn nuôi tập thể tạo cho xóm không còn mùi hôi. Xóm có 55 hộ nuôi cá trắm, cá rô, cá trê ăn cỏ. Chị Biêu kể: Khách đến thăm được ăn cá nướng, cá hấp măng, cá đồ củ sả, lá nồm… Nhà nào cũng nuôi lợn bản địa, lợn được nướng giòn, thịt ngon thơm tiếp khách, giống gà ri được nhiều gia đình nuôi theo thả ở bãi cỏ ven rừng. Nhà anh Hà Văn Thách nuôi chừng 300 con mỗi lứa, gà ri nuôi bằng ngô, sắn, thóc. Thịt gà được nấu với măng bương, măng giang đã ủ chua lẫn hạt dổi làm tăng vị thơm ngon. Giống vịt đen cổ ngắn thường nuôi hơn một năm mới thịt, vịt được xào với măng hay nướng, luộc, nếu du khách muốn ăn món ốc đá bắt ở núi đá, chủ nhà cũng có, ốc đá ăn ngầy ngậy hương rừng. Món xôi cũng muôn màu sắc, gạo nếp được đồ cùng nước lá thuốc trong vườn, những đĩa xôi màu tím, xanh, đỏ, trắng bày lên mâm tô thêm vẻ đẹp bữa cơm quê núi.

Tạm biệt xóm Chiến, văng vẳng bên tai mấy câu thơ của anh bạn đang là chủ một homestay tặng: Ai lên xóm Chiến quê tôi/ Thăm rừng, tắm suối nhìn trời mây bay/ Quýt thơm, lợn nướng, cá đầy/ Sáo khèn đêm múa yêu say rượu cần/ Vòng xòe lửa đỏ chiêng ngân/ Quê xa xa mấy cũng gần bên nhau.


Trần Quốc Dũng 
(Hội Nhà báo tỉnh)


Các tin khác


Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục