(HBĐT) - Đến năm 2000, nhờ ánh sáng Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, được sự quan tâm của các cấp, ngành, mo Mường dần được khôi phục và được công nhận. Kể từ đó, những lời mo, áng mo có cơ hội nâng tầm và phát triển.

Bài 2 - Để mo Mường xứng tầm di sản 



Nghệ nhân mo thực hiện nghi lễ mo tại lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc) năm 2020.

Khẳng định giá trị văn hoá mo Mường

Tìm về Phong Phú (Tân Lạc) - một trong những địa phương có câu lạc bộ mo Mường sớm nhất của tỉnh, cũng là trung tâm của vùng đất cổ Mường Bi. Được cùng thầy mo Bùi Văn Xiên đi làm lễ mo thanh minh cho người dân tại xóm Sơn Phú tôi mới thật sự hiểu vì sao mo Mường lại có sức sống mãnh liệt và trường tồn lâu đến vậy: "Hết năm cũ, sang năm mới. Hôm nay thanh minh tảo mộ, để lạy ông Chiểng chạ, tạ ông thần linh… Hôm nay sắm cỗ cơm, trầu cau, tiền, vải. Có gà, có cá, có quần, có áo, có bó củi, bó lá… mời ông thần linh, Chiểng chạ, tổ tiên ở bãi về nhận lễ để phù hộ độ trì…”, những lời mo được xướng lên kết nối hai thế giới, giúp con cháu thể hiện lễ hiếu với cha mẹ, tổ tiên, cầu mong phù hộ cho các thế hệ trong gia đình luôn bình an, mạnh khoẻ, may mắn. 

Là người con xứ Mường Động, nghệ nhân ưu tú Bùi Đăng Chành, xã Kim Bôi (Kim Bôi) chia sẻ: Mo được sử dụng rộng rãi trong đời sống của người dân như thanh minh, mát nhà, làm vía, làm wại thắn (làm vía cho người già), mo đưa người đã khuất về thế giới bên kia. Ngày nay, để phù hợp với nếp sống văn hoá mới, nhiều nghi lễ mo đã được cắt giảm để tránh rườm rà như đám tang không kéo dài quá 24h, thanh minh lộc lá đầu năm cũng được rút gọn. Nhưng hồn, cốt của mo vẫn được giữ gìn, phát triển. 

Để lưu giữ và phát triển mo Mường một cách bài bản, có hệ thống khoa học, tỉnh đã xác định mo Mường là di sản văn hoá cần được bảo tồn, phát huy, được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, tiếp tục đưa vào ở nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, nêu rõ: Huy động các nguồn lực để bảo tồn, tôn tạo và phát huy bản sắc văn hoá miền núi của các dân tộc thiểu số trong tỉnh gắn với phát triển du lịch; trình tổ chức UNESCO hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể mo Mường ghi danh tại danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. 

Để mo Mường được sống mãi 

Trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống với những đổi thay và sự du nhập của các nền văn hoá trên thế giới, đến nay, mo Mường vẫn có sức sống bền bỉ qua năm tháng. Qua thời gian, làn điệu mo đã góp phần nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn của bao thế hệ người con đất Mường. Để mo Mường được sống mãi cùng với thời gian, hiện nay, cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong toàn tỉnh chung tay thực hiện nhiều kế hoạch trước mắt và dài hạn để ghi danh mo Mường vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể thế giới. 

Gần đây nhất, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh thay mặt BTV Tỉnh uỷ ban hành Kết luận số 46-KL/TU, ngày 1/3/2021 tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 20/1/2016 của BTV Tỉnh uỷ khoá XVI về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá mo Mường trên địa bàn tỉnh. 

Theo đó, kết luận khẳng định: Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia mo Mường Hoà Bình giữ vai trò rất quan trọng đối với nền văn hoá dân tộc Mường Hoà Bình và nền văn hoá các dân tộc Việt Nam nói chung. Việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp của di sản mo Mường là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và trách nhiệm của mỗi người dân trên địa bàn tỉnh. Nhận thức của các cấp, ngành và cộng đồng về những giá trị mo Mường đã từng bước thay đổi, nhất là sau khi mo Mường được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. 

Để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá mo Mường trên địa bàn tỉnh, BTV Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể CT-XH từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt một số nội dung như: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc thực hiện nghiêm túc Luật Di sản văn hóa, các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh về công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị của di sản văn hóa, trong đó đặc biệt chú trọng đến di sản văn hóa mo Mường. Tích cực phối hợp với các ban, bộ, ngành T.Ư, các địa phương liên quan lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể mo Mường (tỉnh Hòa Bình) trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. 

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL chia sẻ: Trong thời gian tới, Sở VH-TT&DL đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân tầm quan trọng và ý nghĩa của mo Mường. Đưa nội dung trình diễn văn hóa mo Mường vào các chương trình, sự kiện của tỉnh, ngày hội giao lưu văn hóa theo định kỳ được quy định của Bộ VH-TT&DL để giới thiệu, quảng bá sâu rộng về di sản văn hóa mo Mường. Giao câu lạc bộ mo Mường Lạc Sơn mở lớp truyền dạy một số nghi lễ cơ bản trong mo Mường và những bài mo thông thường, không có quá nhiều yếu tố tâm linh. Ngoài ra, tích cực phối hợp với Sở VH-TT&DL một số tỉnh có người Mường sinh sống để hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận mo Mường là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. 

  
Khánh Linh

Các tin khác


Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục