(HBĐT) - Qua tìm hiểu được biết, dự án đường từ xã Phú Lão (nay là xã Phú Nghĩa) đi xã Liên Hòa (nay là xã Thống Nhất) được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 11/QĐ-UBND, ngày 29/3/2016 và giao cho UBND huyện Lạc Thủy làm chủ đầu tư.



Do bị cắt giảm nguồn vốn, dự án đường từ xã Phú Nghĩa đi xã Thống Nhất (Lạc Thủy) mới hoàn thành khoảng 80% hạng mục cầu qua sông Bôi.

Dự án có quy mô đầu tư tổng chiều dài khoảng 4 km. Điểm đầu là km0+00 giao với quốc lộ 21 tại km 81+900, thuộc địa phận xã Phú Nghĩa, điểm cuối giao với tỉnh lộ 438B tại km6+800, thuộc địa phận xã Thống Nhất. Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi (TCVN4054:2005), chiều rộng nền đường 6,5 m, chiều rộng mặt đường 3,5 m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa và bê tông xi măng. Trên tuyến đường xây dựng 1 cầu vượt sông Bôi dài khoảng 180m, kết cấu xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Toàn bộ dự án có tổng mức đầu tư 83 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ. Thời gian thực hiện từ năm 2016 - 2020.

Sau khi ban hành Quyết định số 11/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, ngày 22/8/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 89/QĐ-UBND phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Ngày 21/9/2016, UBND huyện Lạc Thủy ban hành Quyết định số 21/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, gói thầu thi công xây lắp công trình. Theo đó, công trình được chia làm 2 gói. Gói 1 thi công xây dựng hoàn thiện phần đường và chi phí hạng mục chung với tổng giá trị 27.648.117.000 đồng. Đơn vị trúng gói thầu là Liên danh Công ty CP đầu tư xây dựng Nam Sơn và Công ty CP đầu tư xây dựng Nam Khánh, địa chỉ tại Km68, đườngHồ Chí Minh thuộc xã Yên Lạc (Yên Thủy). Gói thầu số 2 thi công hoàn thiện phần cầu Đầm Đa và chi phí hạng mục chung, giá trị trúng thầu 45.246.611.000 đồng. Đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH MTV xây lắp và kết cấu thép Đông Anh, địa chỉ tại số nhà 19A, ngách 77, ngõ 381, đường Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy (Hà Nội).

Dự án có thời gian thực hiện 5 năm (2016 - 2020), được khởi công xây dựng cuối năm 2016. Tuy nhiên, đến nay, dự án mới triển khai thực hiện xây dựng cầu Đầm Đa qua sông Bôi hoàn thiện việc lao lắp dầm, hệ dầm cầu, lắp đặt gối cầu... Còn hạng mục xây dựng đường mới thi công được 0,64 km nền đường và cống thoát nước. Còn lại hơn 3 km, gồm 2,462 km đường và 0,8 km đường dẫn lên 2 đầu cầu vẫn chưa được triển khai, thi công.

Xung quanh vấn đề này, đồng chí Bùi Mạnh Tường, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Lạc Thủy trao đổi: Tại Quyết định số 572/QĐ-BKHĐT của Bộ KH&ĐT, ngày 20/4/2017 về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) giai đoạn 2016 - 2020, dự án đường từ xã Phú Lão đi xã Liên Hòa được bố trí kế hoạch vốn trung hạn từ năm 2016 - 2020 là 44 tỷ đồng; Quyết định số 2198/QĐ-UBND, ngày 6/11/2017 của UBND tỉnh về việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2), dự án đường từ xã Phú Lão đi xã Liên Hòa được giao 6 tỷ đồng. Tiếp đó, ngày 27/11/2018, UBND tỉnh có Văn bản số 78/UBND-CNXD gửi UBND huyện Lạc Thủy về việc điều chỉnh, cắt giảm quy mô dự án, tổng nguồn vốn cho dự án bị cắt giảm 33 tỷ đồng (kế hoạch nguồn vốn giao của NSNN và của tỉnh là 50/83 tỷ đồng). Tuy nhiên, đến nay, dự án mới chỉ được bố trí nguồn vốn khoảng 46,5 tỷ đồng. Trong đó, vốn NSNN 44 tỷ đồng. Trên cơ sở kế hoạch vốn được giao không thể đảm bảo nguồn vốn để tiếp tục triển khai dự án, UBND huyện Lạc Thủy đã báo cáo UBND tỉnh về việc thực hiện điều chỉnh, cắt giảm quy mô, giãn hoãn tiến độ đến điểm dừng kỹ thuật.

Theo đó, tại gói thầu số 1, cắt giảm, giãn hoãn tiến độ từ km1+00 - km3+462,67 dài 2,462 km; cắt giảm, giãn hoãn tiến độ đoạn đường dẫn lên 2 đầu cầu, chiều dài 0,8 km. Gói thầu số 2, cắt giảm, giãn hoãn tiến độ phần cầu Đầm Đa gồm hạng mục: Chân khay, tứ nón, đường hai đầu cầu, biển báo, thoát nước mặt cầu, lan can, bản quá độ, bản mặt cầu, lớp phòng nước. Theo đồng chí Bùi Mạnh Tường, vì dự án bị cắt giảm số vốn rất lớn, nên thực tế hạng mục phần cầu qua sông Bôi mặc dù đã thi công được khoảng 80% tổng khối lượng từ năm 2019, nhưng đến nay vẫn chưa được hoàn thiện, còn dang dở. "Việc dự án bị giãn hoãn, chưa triển khai tiếp đã ảnh hưởng đến đời sống người dân. Đặc biệt vào mùa mưa lũ khi nước sông Bôi dâng cao, cầu phao bị cắt, việc đi lại của người dân rất khó khăn” - đồng chí Bùi Mạnh Tường chia sẻ thêm.

Để dự án được đảm bảo hoàn thành đưa vào sử dụng, xét nhu cầu thực tế của địa phương cũng như kiến nghị, đề xuất của UBND huyện Lạc Thủy, ngày 28/11/2019, UBND tỉnh có Tờ trình số 148/TTr-UBND trình HĐND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thuộc nguồn vốn ngân sách T.Ư theo mức vốn trung hạn. Ngày 11/12/2019, tại Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVI thông qua Nghị quyết số 230/NQ-HĐND về việc phê duyệt điểu chỉnh chủ trương đầu tư dự án này; phân kỳ quy mô đầu tư dự án giai đoạn 1 từ năm 2016 - 2020, giai đoạn 2 từ sau năm 2020. Theo Quyết định số 28/QĐ-UBND, ngày 17/4/2020 của UBND tỉnh, tổng mức đầu tư của dự án giai đoạn sau năm 2020 là 33 tỷ đồng để hoàn thiện phần tuyến đường, đoạn từ km1+00 - km3+462,67 dài 2,462 km; tuyến đường dẫn lên 2 đầu cầu dài 0,8 km; hoàn thiện hệ thống vạch sơn, biển báo, cọc tiêu trên tuyến. Về phần cầu, hoàn thiện các hạng mục còn lại, gồm chân khay, tứ nón, đường hai đầu cầu, biển báo, thoát nước mặt cầu, lan can, bản quá độ, bản mặt cầu, lớp phòng nước...

Mới đây, ngày 15/10, UBND huyện Lạc Thủy có Tờ trình số 77/TTr-UBND gửi Sở Giao thông vận tải về việc thẩm định điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án. Theo đó, UBND huyện đề nghị điều chỉnh, phân kỳ thời gian bố trí vốn cho dự án phù hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSNN của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, giai đoạn 1 (2016 - 2020) đã được phân bổ 46,5 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ; giai đoạn 2 (2021 - 2025), tổng vốn đầu tư 36,5 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách T.Ư. "Việc đề nghị điểu chỉnh làm cơ sở để bố trí kế hoạch vốn năm 2022 cho dự án. Dự kiến năm 2022 được bố trí kế hoạch vốn, dự án sẽ tiếp tục được triển khai” - đồng chí Bùi Mạnh Tường, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Lạc Thủy nhấn mạnh.


Nhóm P.V


Các tin khác


Mo Mường trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Bài 1 - Giá trị trường tồn của Mo trong đời sống người Mường xưa và nay

Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa dân tộc Mường chiếm trên 63% dân số. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa phong phú, đa dạng. Trong nền văn hóa đó có một loại hình nổi bật, độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc đó là Mo Mường. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Mo Mường. Hiện nay, Chính phủ đã gửi hồ sơ Mo Mường để trình, xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO cần bảo vệ khẩn cấp. Đưa di sản Mo Mường vươn tầm thế giới. 

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài 2: Bản anh hùng ca Trường Sơn

Trong số hơn 10 vạn bộ đội và hơn 1 vạn thanh niên xung phong ở đường Trường Sơn huyền thoại, nữ chiến sỹ chiếm số lượng trên 10%, lúc cao nhất có gần 2 vạn nữ chiến sỹ. Nhiều cô gái ra trận đã hy sinh ở tuổi mười tám đôi mươi, với những ước mơ, dự định còn dang dở.

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài 1: Khởi đầu một huyền thoại

65 năm trước, Đường Trường Sơn kết nối hai miền Bắc, Nam đi vào lịch sử như một kỳ tích của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về Hà Giang ăn cháo... Ấu Tẩu

Đến Hà Giang mà chưa đi cao nguyên đá Đồng Văn, chưa ăn miếng thịt to, chưa uống bát rượu đầy, chưa ăn bát cháo độc dược... thì coi như chưa đến. Anh bạn đồng nghiệp đã khẳng định chắc nịch ngay khi chúng tôi vừa đặt chân lên mảnh đất này.

Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục