(HBĐT) - Ngay dưới chân cây cầu bê tông sừng sững vắt qua sông Bôi còn dang dở, hàng ngày, chiếc cầu phao sắt cũ nát oằn mình dưới bước chân hàng trăm lượt người, phương tiện qua sông...



Khi nước sông Bôi dâng cao, chiếc cầu phao sắt cũ nối thôn Đầm Đa và thôn Bến Nghĩa, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) phải cắt chờ nước rút, ảnh hưởng lớn đến đời sống, đi lại của người dân.

"Không chỉ người dân mà chúng tôi cũng mong mỏi từng ngày, từng tháng dự án hoàn thành, có cầu, có đường qua sông” - chỉ tay về phía cây cầu bê tông đang xây dang dở, chơ vơ, chỏng lỏn vắt qua sông Bôi nối thôn Đầm Đa sang thôn Bến Nghĩa, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy), Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa Dương Xuân Hùng cười buồn.

Trò chuyện với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa cho biết: Tôi là người ở bên kia sông. Năm 2016, khi huyện triển khai thực hiện dự án đường nối từ xã Phú Lão (cũ) đi xã Liên Hòa (cũ), nay là xã Phú Nghĩa và xã Thống Nhất, chúng tôi rất phấn khởi. Bởi khi đó, đi từ bờ bên kia sang bên này sông không còn phải đi qua cầu phao sắt cũ nát, dập dềnh sóng nước rất nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa lũ. Theo dự án triển khai, ngoài hạng mục đường còn có hạng mục cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu bắc qua sông, tạo điều kiện giao thương đi lại thuận lợi cho người dân các xã: Phú Lão, Cố Nghĩa (nay sáp nhập thành xã Phú Nghĩa), Liên Hòa, Đồng Môn (nay sáp nhập thành xã Thống Nhất). Trên thực tế, mỗi khi sông Bôi có lũ về cầu phao không đảm bảo an toàn. Như trận lũ năm 2017, nước lũ sông Bôi dâng cao cuốn phăng cả mấy nhịp cầu trôi về tận Yên Bồng cách đó cả chục km.

Theo những người dân có kinh nghiệm sông nước thì sông Bôi hầu như năm nào cũng có lũ. Do sông nhỏ, hẹp, lưu tốc dòng nước lớn, lòng sông có độ dốc lớn nên lũ sông Bôi thường rất siết và nguy hiểm. "Do vậy, khi nào thượng nguồn có mưa, nhìn con nước đỏ lựng là dấu hiệu của lũ về. Khi ấy cầu phao qua sông Bôi thuộc địa phận thôn Đầm Đa sang thôn Bến Nghĩa lập tức bị cắt. Muốn sang sông chúng tôi chỉ có cách đi xuôi về phía hạ lưu thêm dăm ba km nữa, ở đó mới có cầu sang sông. Tuy nhiên, cầu đó cũng chỉ dành cho người đi bộ và xe đạp, xe máy. Còn xe ô tô phải vòng qua thị trấn Chi Nê để về Bến Nghĩa với quãng đường 20 - 30 km. Nếu không phải ra đường Hồ Chí Minh, vòng lại theo đường Hưng Thi với tổng chiều dài khoảng trên 50 km” - anh Nguyễn Văn Long, thôn Đầm Đa chia sẻ.

Theo đồng chí Dương Xuân Hùng, Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa, do địa phương còn nhiều khó khăn nên việc bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng cầu phao có hạn, việc sửa chữa, bảo dưỡng cầu, mặt cầu hầu như không đáng kể. Hiện, mặt cầu phao vẫn được ghép bằng những tấm sắt và lát gỗ gồ ghề khó đi, nhất là đối với phụ nữ tay lái yếu hay các cháu học sinh.

Còn theo ông Nguyễn Văn Bình, thôn Bến Nghĩa, dự án đường từ Phú Nghĩa đi Thống Nhất đang chậm triển khai, còn dang dở. Hàng ngày, người dân vẫn phải đi qua sông trên chiếc cầu phao cũ nát, dập dềnh tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, được ví như đang đi trên "lưỡi dao”.

"Nếu dự án hoàn thành sẽ mở ra cơ hội, không gian phát triển mới không chỉ cho xã Phú Nghĩa, mà còn tạo điều kiện giao thương thuận lợi, tạo sự kiên kết vùng và phát triển KT-XH một cách đồng bộ, bền vững cho cả các xã vùng sâu, xa điều kiện kinh tế khó khăn của huyện. Bởi, khi dự án hoàn thành, đi từ các xã vùng sâu khó khăn như Thống Nhất, An Lạc ra quốc lộ 21 chỉ khoảng 3 - 4 km, thay vì phải đi hàng chục km như hiện nay. Hơn nữa, dự án hoàn thành cũng giảm bớt áp lực, khó khăn trong mùa mưa lũ. Người dân 2 bên bờ sông Bôi sẽ không phải chịu cảnh chia cắt, cô lập khi lũ về. Khi đó, tôi tin chắc điều kiện KT-XH của các xã vùng trong sẽ còn vươn lên phát triển mạnh mẽ hơn nữa” - đồng chí Dương Xuân Hùng, Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa phân tích và kỳ vọng.

(Còn nữa)

 

Nhóm P.V


Các tin khác


Khát vọng trên đất Mường Thàng

(HBĐT) - Chiếc ô tô 7 chỗ đưa chúng tôi xuất phát từ trung tâm thị trấn Cao Phong đến điểm gần cuối cùng của xóm Đồi - xóm vùng sâu thuộc xã Tây Phong (Cao Phong). Trời mưa to, con đường liên xóm tuy hơi nhỏ nhưng dễ đi vì đã được cứng hóa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT. Để xây dựng con đường, người dân xóm Đồi đã đồng lòng đóng góp ngày công, tiền, hiến đất… Tất cả cùng chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), thắp lên khát vọng phát triển trên quê hương Mường Thàng.

Khát vọng phát triển

(HBĐT) - Tỉnh Hoà Bình được thành lập ngày 22/6/1886 theo Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi tỉnh Mường. Lúc đó, chính quyền thực dân phong kiến cũng phải loay hoay, trăn trở nhiều năm mới xác lập cho được vị trí của tỉnh lỵ, đó là làng Vĩnh Diệu, xã Hoà Bình, phía bờ trái sông Đà.

Vì sao trại lợn không phép, nhiều sai phạm ở huyện Kim Bôi vẫn ngang nhiên hoạt động?

(HBĐT) - Bất chấp quy định của pháp luật, ngang nhiên phá bỏ cam kết khi ký hợp đồng xin giao khoán đất nông nghiệp; xây dựng trại nuôi lợn không xin phép, không thông qua cơ quan chức năng, chính quyền địa phương; để xảy ra nhiều vi phạm trong vấn đề xả thải, ảnh hưởng đến môi trường, gây bức xúc trong Nhân dân... Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước khi để xảy ra vụ việc. Ai là người chịu trách nhiệm? 
Bài 2 - Trách nhiệm của cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm

Vì sao trại lợn không phép, nhiều sai phạm ở huyện Kim Bôi vẫn ngang nhiên hoạt động?

(HBĐT) - Được xây dựng trên diện tích lên đến hàng nghìn m2 với cả chục chuồng trại quy mô lớn, lại nằm cách trụ sở UBND xã không xa, nhưng chỉ đến khi người dân có đơn đề nghị, phản ánh thì xã, huyện mới biết đến sự tồn tại của trại lợn nhiều "không”. 
 Bài 1 - Xã, huyện không biết sự tồn tại của trại lợn... nhiều "không”

Xúc động lời nhắn của những “chiến sỹ áo trắng” từ nơi tuyến đầu chống dịch

(HBĐT) - "Chúng tôi vẫn khỏe mạnh, bình an và vẫn đang làm việc hết mình để góp phần đẩy lùi dịch Covid-19…”. Đó là thông điệp mà những "chiến sỹ áo trắng” - những y, bác sỹ của tỉnh tham gia công tác chống dịch tại một số tỉnh phía Nam và TP Hà Nội truyền tải tới gia đình, người thân và đồng nghiệp ở lại hậu phương qua những hình ảnh, trạng thái được cập nhật trên các trang zalo, facebook. Hoạt động nhỏ nhưng ý nghĩa và sức lan tỏa không hề nhỏ. Bởi đó là lời nhắn gửi từ nơi tuyến đầu chống dịch.

Xu thế tất yếu giúp nâng cao giá trị nông sản và phát triển nông nghiệp bền vững - Bài 2 - Tìm “chất kết dính” để liên kết bền vững

(HBĐT) - Năm 2020, những nỗ lực nhằm kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản của ngành nông nghiệp tỉnh đã được Bộ NN&PTNT ghi nhận với vị trí xếp hạng cao nhất trong 63 tỉnh, thành phố về công tác an toàn thực phẩm (ATTP) lĩnh vực nông nghiệp. Đây là tín hiệu đáng mừng bởi chất lượng ATTP là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế, tạo thêm cơ hội cho nông sản của tỉnh tiếp cận với nhiều thị trường trong thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục