(HBĐT) - Từng đến tỉnh Điện Biên, mảnh đất lịch sử, văn hóa khá nhiều lần, nhưng với cửa khẩu quốc tế Tây Trang, bản Ka Hâu, xã Na Ư, huyện Điện Biên lại là lần đầu nên chúng tôi khá ấn tượng cho cuộc gặp gỡ này. Mùa hè, cánh đồng lúa Mường Thanh vàng rực như là một điểm nhấn độc đáo trong hành trình đến thăm cửa khẩu quốc tế, nơi mà 5-6 lần trước từng được nhắc khi lên đây. "Bạn đã đến Điện Biên nên đến cửa khẩu Quốc tế Tây Trang… miền đất ấy có nhiều điều để khám phá”. Lời nhắn nhủ của các đồng nghiệp Tây Bắc khiến các thành viên trong đoàn thêm háo hức, thích thú hơn…


Đoàn du khách chụp ảnh lưu niệm tại cột mốc 113, cửa khẩu quốc tếTây Trang, huyện Điện Biên (Điện Biên). Ảnh: P.V

Dịch Covid-19 tạm lắng là hình ảnh những chiếc xe chở công-ten-nơ hàng, ngược dốc cùng đoàn trên cung đường quốc lộ 279 ra biên giới. Người bạn đồng nghiệp ở Điện Biên chia sẻ: "Trước đây, mỗi khi lên Tây Trang là cả một thách thức vì đường sá cách trở, nhất là khi gặp mưa bão, sạt lở, nhưng nay tuyến đường gần 40 km đã êm thuận… Lên với Tây Trang, không chỉ có các đoàn chở hàng qua biên giới sang Lào, những chiến sỹ biên phòng, hay cánh báo chí chúng ta, mà còn có cả khách du lịch. Nhiều du khách từ miền Nam ra, lên Điện Biên cũng sắp "tour” thăm Tây Trang”… Tây Trang từng nổi danh khắp miền Bắc qua câu "Ruồi vàng bọ chó, gió Tây Trang”. Thứ "đặc sản” này cũng khá riêng của Tây Trang để thấy thêm cái gian khó một thời ở nơi đây. Dốc Nà Lơi hun hút, những đoạn ngoặt cua tay áo rồi cũng vượt qua. Càng lên cao, càng gần cửa khẩu càng thấy thưa vắng những bản làng… Cửa khẩu quốc tế Tây Trang, có vị trí quan trọng về nhiều mặt ở Tây Bắc. Từ nơi đây, thông thương sang cửa khẩu Pang Hok (tên gọi khác là cửa khẩu Sop Hun, huyện May, tỉnh PhongSaly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào). Cửa khẩu Tây Trang được đánh giá rất lớn về tiềm năng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Điện Biên; điểm giao thương lớn giữa Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào (như Phong Sa Lỳ, Luông Pra Băng, U đôm xay, Hủa Phăn, Luông Nam Thà..) và các tỉnh đông Bắc Thái Lan… Thời chưa có dịch Covid-19, cửa khẩu tấp nập xe đến, xe đi. Ước tính, vào quý cao điểm có trên 6.000 lượt xuất, nhập cảnh; còn hàng nông sản xuất khẩu qua đây cũng có đến 250 - 300 tấn/ngày.

Nay dịch tạm ổn, nhịp giao thương dần ấm trở lại… Đến với cửa khẩu quốc tế Tây Trang là gặp nhịp sống của quân và dân nơi đây, trong đó có Đồn biên phòng Tây Trang, từng được Đảng, Nhà nước và Quân đội tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1973. Phát huy truyền thống, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới 24km trên tuyến biên giới quốc gia Việt Nam với nước bạn Lào cùng 10 mốc quốc giới và quản lý một xã biên giới Na Ư thuộc huyện Điện Biên với 100% là đồng bào dân tộc Mông.

Thật vui cho đoàn "lữ khách” vì được các chiến sỹ đồn Biên phòng tạo điều kiện đến thăm cột mốc 113 ngay khu vực cửa khẩu… Qua nhịp sống, công tác và câu chuyện thấy được sự cố gắng, vượt qua khó khăn, thậm chí hiểm nguy của cán bộ, chiến sỹ trong cuộc chiến chống ma túy vốn rất nóng bỏng tại miền biên viễn này. Mỗi cán bộ, chiến sỹ nơi đây luôn tâm huyết với nhiệm vụ cao cả: "Tất cả vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia”. "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt!”.

Đến với cửa khẩu quốc tế Tây Trang, chạm vào cột mốc 113, càng thấm thía về những điều thiêng liêng về Tổ quốc, biên cương, về an ninh quốc gia cùng những đóng góp to lớn, sự hy sinh quên mình của bao cán bộ, chiến sỹ nơi đây. Những câu chuyện về quá khứ từng diễn ra nơi đây, về "cuộc chiến” phòng chống ma túy ngày càng nóng bỏng trong hiện tại luôn hiện hữu trong lòng mỗi người khi đến nơi đây. Cách đây 21 năm, trên quốc lộ 279, trên cung đường lên cửa khẩu Tây Trang, Trung úy Phạm Văn Cường đã ngã xuống bởi làn đạn tàn độc của nhóm buôn ma túy từ Lào về Việt Nam. Câu chuyện về anh và chuyên án đó và câu chuyện lớp lớp cán bộ, chiến sỹ công an, bộ đội biên phòng trong cuộc chiến chống ma túy ở "rốn ma túy” Na Ư vẫn luôn là đề tài thời sự trong cuộc sống hôm nay nơi vùng biên… Đến với Tây Trang, thêm hiểu về tình quân dân, về những cam go, khốc liệt của cuộc chiến chống ma túy nơi biên giới.


Bùi Huy


Các tin khác


Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục