(HBĐT) - Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, đô thị, đất đai để đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, có bản sắc, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.


Những năm qua, thành phố Hòa Bình quan tâm huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị. Trong ảnh: Một góc đường Cù Chính Lan, phường Phương Lâm.

Phường Phương Lâm là địa bàn trung tâm của TP Hòa Bình, kết cấu hạ tầng đang được chỉnh trang, đầu tư, nâng cấp. Trên địa bàn, các loại hình thương mại, dịch vụ phát triển sôi động nên phát sinh những vấn đề quản lý trật tự đô thị (TTĐT) cần giải quyết. Công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trọng điểm của tỉnh và thành phố gặp nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ. Một số vấn đề trong công tác quản lý đô thị (QLĐT), quản lý đất đai (QLĐĐ) đã tồn tại từ nhiều năm, đòi hỏi sự chỉ đạo, phối hợp giải quyết của nhiều cơ quan, đơn vị liên quan. Tình trạng người dân cố tình vi phạm trong công tác QLĐĐ, trật tự xây dựng ngày càng tăng…

Phường Phương Lâm đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Thành ủy, chỉ đạo của UBND thành phố, phát huy vai trò người đứng đầu tăng cường quản lý, lập lại TTĐT trên địa bàn, được ghi nhận là một trong những địa phương tiên phong, đi đầu trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, đất đai. Phường là đơn vị điểm triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TH.U, ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về "Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong công tác QLĐT, QLĐĐ”. Đảng ủy phường đã quán triệt, triển khai nghiêm túc Nghị quyết số 03-NQ/TH.U và các kế hoạch của UBND thành phố. Trong đó đã kiểm tra, rà soát những vi phạm về QLĐĐ, đô thị, phân công trách nhiệm cho cán bộ, công chức phụ trách từng tổ dân phố; phối hợp cấp ủy, chi bộ, tổ dân phố kiểm tra, rà soát cụ thể đối với từng cán bộ, đảng viên, hộ gia đình cán bộ, đảng viên tổ Đảng 213 về chấp hành các quy định QLĐT, QLĐĐ. Việc chấp hành các quy định về QLĐT là tiêu chí đánh giá, nhận xét đối với đảng viên cuối năm.

Một số chi bộ, tổ dân phố thành lập các đoàn công tác để kiểm tra, rà soát, tuyên truyền, vận động đến từng gia đình đảng viên chấp hành quy định về TTĐT. Kết quả đến nay có 398/533 gia đình đảng viên (đạt 74,6%) chấp hành tự giác tháo dỡ bục, bệ lên xuống vỉa hè, cầu dắt xe, mái che, mái vẩy không đúng quy định; đồng thời tuyên truyền, vận động hơn 100 hộ không phải là đảng viên tự giác thực hiện.

Đồng chí Đỗ Minh Khánh, Phó Chủ tịch UBND phường Phương Lâm cho biết: Phường là đơn vị đầu tiên của thành phố thí điểm thành lập tổ xử lý vi phạm trong công tác QLĐT, QLĐĐ. Đã tập huấn cho gần 200 người thuộc các thành phần: cán bộ, công chức, công an phường, bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận, thành viên tổ xử lý vi phạm, thành viên ban bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ về công tác QLĐT, QLĐĐ; quyết liệt rà soát, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, đô thị, đất đai; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tham gia tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, cá nhân tự giác tháo dỡ công trình vi phạm, hạn chế thấp nhất việc thực hiện cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính; tổ chức xã hội hóa việc lắp loa phát thanh tại khu Thủy Sản để thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới người dân, đặc biệt là công tác QLĐĐ, xây dựng và giải phóng mặt bằng...

Cấp ủy, chính quyền tổ chức giao ban hàng tuần để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh, không để xảy ra vụ việc tồn đọng, kéo dài. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm thi đua đối với các tổ dân phố trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nhất là trong phối hợp QLĐT, QLĐĐ... Từ khi thành lập tổ xử lý vi phạm đến nay đã tạm giữ 146 tang vật vi phạm (ô dù, bàn ghế, biển 2 chân…), tháo dỡ 637 mái che, mái vẩy, bạt dứa và khung cột sắt, 2 xe máy và xe máy điện. Tuần tra bắt quả tang và tháo dỡ 1 công trình xây dựng trái phép (diện tích gần 100m2); 2 trường hợp xây tường rào trên đất nông nghiệp; 2 trường hợp dựng khung cột sắt trên đất nông nghiệp; phối hợp hộ gia đình tháo dỡ 4 công trình vi phạm tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất; tuyên truyền, nhắc nhở trên 4.000 lượt hộ kinh doanh, hộ gia đình chấp hành các quy định của pháp luật về QLĐT, QLĐĐ, không tự ý bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh. Xử phạt hành chính 3 trường hợp cố tình vi phạm. Từng bước giải quyết cơ bản tình trạng bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè trên một số tuyến đường như: Điện Biên Phủ, Cù Chính Lan, Nguyễn Trung Trực và khu vực chợ Nghĩa Phương, tạo bước chuyển tích cực về mỹ quan đô thị, đường thông, hè thoáng; xử lý dứt điểm tình trạng căng, mắc bạt dứa, mái che, mái vẩy không đúng quy định.

Bên cạnh đó, phường tập trung rà soát, xử lý các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng. Qua tuyên truyền, vận động, nhận thức của cán bộ, người dân về thực hiện các quy định TTĐT có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TTĐT, đất đai trên địa bàn.

(Còn nữa)

Lê Chung

Các tin khác


Từ việc mua bán đất trái phép ở Đồi Thung đến hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản: Bài 2 - Có hay không hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(HBĐT) - Chỉ với những sổ đất canh tác, đất rừng phòng hộ đặc dụng và hợp đồng mua bán, chuyển nhượng trái pháp luật chẳng khác gì mớ... giấy lộn, nhưng bà Bùi Thị Hồng đã "đẩy” sang cho người khác "ôm hộ” để đổi lấy nhiều bất động sản trị giá nhiều tỷ đồng ngay giữa trung tâm thành phố...

Từ việc mua bán đất trái phép ở Đồi Thung đến hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản: Bài 1 - Bán đất trái phép, nhiều hộ dân mất quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Khi thông tin về việc Tập đoàn Sun Group xin chủ trương khảo sát lập dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp tại khu vực Đồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) được UBND tỉnh chấp thuận, ngay lập tức khu vực này lên cơn "sốt đất”. Nhiều kẻ mang danh nghĩa "nhà đầu tư” nhảy vào "ôm” hàng chục ha đất để trục lợi khi dự án được triển khai. Tuy nhiên, sau cơn sốt đất, nhiều lá đơn kêu cứu được gửi đi khắp nơi...

Chuyện giữ rừng ở Kim Bôi

(HBĐT) - Nhà có nhiều hay ít cũng đều phải có trách nhiệm giữ rừng như nhau; bất kỳ ai có hành vi xâm hại rừng đều phải chịu phạt. Điều này được 100% người dân xóm Bưa Cầu, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) nhất trí đưa vào hương ước của xóm để bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR). Chỉ tay về phía con suối Trầm, anh Bùi Văn Thí, Phó trưởng xóm Bưa Cầu cho hay, chẳng phải tự nhiên mà con suối này chảy quanh năm chưa bao giờ cạn nước, dù là giữa mùa khô.

Người duyên nợ với Hòa Bình

(HBĐT) - Bấy lâu nay, khách du lịch đến với lòng hồ Hòa Bình là được thưởng ngoạn "Vịnh Hạ Long” trên cạn với những danh thắng, những món ăn đặc sản, thỏa chí chèo thuyền, đắm mình trong khung cảnh hùng vĩ. Nhưng với ông Nguyễn Xuân Thắng nó còn đem lại giá trị hơn nhiều, đó là sức khỏe.k

Gỡ nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp: Bài 3 - Quyết liệt chỉ đạo chuẩn bị quỹ đất sạch thu hút đầu tư

(HBĐT) - Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát triển hạ tầng công nghiệp, chuẩn bị quỹ đất sạch để thu hút đầu tư.

Tìm hướng đi bền vững cho nông sản chủ lực “xuất ngoại”: Bài 2 - Gỡ "nút thắt”, tạo đà cho xuất khẩu nông sản

(HBĐT) - Tính đến hết năm 2022, giá trị sản phẩm trung bình trên đơn vị diện tích đất canh tác trồng trọt đạt từ 160-165 triệu đồng/ha. Trong 2 năm 2021-2022, tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh đạt 6,2%, trong đó, ngành NN&PTNT đã đóng góp 4,69%. 6 tháng đầu năm 2023, ước tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh chỉ đạt 0,39% nhưng riêng ngành NN&PTNT chiếm tới 3,45%, điều này khẳng định vai trò trụ đỡ quan trọng của ngành đối với nền kinh tế. Dù vậy, nền nông nghiệp vẫn được đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và xuất khẩu nông sản chiếm tỉ trọng nhỏ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục