Quá trình công tác nhiều năm trong cơ quan nhà nước của tỉnh, chị Hoàng Việt Hà (TP Hoà Bình) có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, từ đó nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn đối với văn hoá bản địa. Đây được xem là cơ duyên để năm 2022, sau dự định ấp ủ, chị đứng ra mở cửa hàng quà tặng với tên gọi Hoa Đất Mường.

Chị Hoàng Việt Hà (bên phải) - chủ cửa hàng quà tặng Hoa Đất Mường giới thiệu, quảng bá giá trị văn hoá Hoà Bình thông qua những những câu chuyện về sản phẩm.

Cửa hàng quà tặng Hoa Đất Mường có gì khác biệt? Để thoả mãn sự tò mò, chúng tôi đến cơ sở 1 của cửa hàng đặt tại không gian sảnh tầng 1, nhà khách Tỉnh uỷ (khách sạn M.Colani) trên đường Trần Hưng Đạo (TP Hoà Bình). Trong những ngày đầu năm, các đơn hàng nhiều nên chị Hoàng Việt Hà cùng nhân viên cửa hàng làm việc luôn chân luôn tay, từ nhận thông tin, sắp xếp, đóng gói, giao hàng. Tại đây có nhiều sản phẩm chứa đựng giá trị văn hoá rất đáng để du khách, nhất là những người yêu thích văn hoá bản địa tìm kiếm, sưu tầm.

Trong hàng trăm sản phẩm quà tặng văn hoá, chúng tôi thích thú nhất là được chiêm ngưỡng những tấm vải sợi vẽ sáp ong của đồng bào Mông, những chiếc khăn thổ cẩm hoa văn Mường dệt tay tinh xảo… Chị Hà chia sẻ: Ý tưởng đưa những sản phẩm này vào thị trường quà tặng hình thành sau những lần tôi có duyên gặp gỡ những nghệ nhân ở các làng nghề truyền thống của dân tộc Mường, Thái, Mông trong tỉnh. Sản phẩm của bà con đa dạng về mẫu mã, chủng loại, hình thức đẹp và chất lượng. Cùng với định hướng hoạt động của cửa hàng, tôi ký hợp đồng ưu tiên trong cung cấp dòng thổ cẩm, sản phẩm vẽ sáp ong truyền thống với các nghệ nhân.

Hiện nay, qua một số kênh thông tin, giới thiệu từ anh em, bạn bè, đồng nghiệp, trang mạng xã hội, cửa hàng quà tặng Hoa Đất Mường được biết đến là địa chỉ uy tín trên địa bàn tỉnh phân phối sản phẩm quà tặng đối ngoại. Các cơ quan, đơn vị của tỉnh có chương trình đi công tác ở tỉnh bạn hoặc nước ngoài thường đặt sản phẩm của cửa hàng. Ngoài một số sản phẩm quà tặng đối ngoại tiêu biểu như chiêng Mường còn có nhiều quà tặng văn hoá đặc sắc, như tri thức dân gian lịch tre (lịch đoi), nhà sàn truyền thống của người Mường Hoà Bình.

Đặc biệt, khách hàng tìm đến không đơn thuần để mua, sưu tầm mà còn được gặp gỡ, nghe chị Hà chia sẻ những câu chuyện sản phẩm văn hoá thú vị, như chuyện về bức vẽ hoa văn trống đồng và nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của người Mông xã Pà Cò (Mai Châu), chuyện về nhà sàn truyền thống hay di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia tri thức dân gian lịch tre của người Mường Hoà Bình… Bằng đam mê và sự am hiểu, chị đã giới thiệu, quảng bá, làm lan toả tình yêu văn hoá bản địa đến nhiều người.

Gần đây, với mong muốn làm đẹp hơn cho các sản phẩm mang bản sắc văn hoá Hoà Bình, chị Hà và nhóm cộng sự đã làm việc với các HTX, hộ kinh doanh có sản phẩm OCOP, hữu cơ, VietGAP để ký hợp đồng thu mua, phân phối. Điểm khác biệt mà cửa hàng thực hiện là sự miệt mài tìm ý tưởng thiết kế tạo nên những sét quà xinh xắn, tinh tế, cao cấp hơn, giúp tăng giá trị cho sản phẩm địa phương, phù hợp tặng người thân, bạn bè, đối tác, khách quốc tế mang tầm đối ngoại.

Ngoài địa điểm tầng 1 - nhà khách Tỉnh uỷ, cửa hàng có thêm điểm giới thiệu, trưng bày sản phẩm tại Trung tâm thương mại Vincom Plaza Hoà Bình, phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình). Bên cạnh các sản phẩm quà tặng văn hoá truyền thống được đặt hàng của HTX dệt thổ cẩm Lục Nghiệp Thành (Lạc Sơn), xã Chiềng Châu, Pà Cò (Mai Châu)…, cửa hàng còn có nhiều mặt hàng thiết yếu là sản phẩm OCOP, hữu cơ của tỉnh có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đóng gói tỉ mỉ, như chè Shan tuyết Pà Cò (Mai Châu), trà búp xanh Yên Thuỷ, chanh đào mật ong xuất khẩu, mứt cam Hà Phong (Cao Phong), hạt dổi nếp Chí Đạo (Lạc Sơn).

Mới đây, tham gia trưng bày tại Hội Báo xuân Giáp Thìn - Hoà Bình năm 2024, cửa hàng quà tặng Hoa Đất Mường đã thu hút người dân và du khách nhờ cách bài trí mang đậm màu sắc văn hoá cùng những sét quà OCOP ấn tượng. Chị Hà cho biết: Với hướng đi riêng, cửa hàng đã đạt được thành công nhất định trên thị trường quà tặng, được khách hàng, đối tác xa gần ủng hộ. Tôi mong muốn bằng tâm huyết và công sức nhỏ bé của mình sẽ góp phần nâng tầm giá trị văn hoá, sản vật bản địa của Hoà Bình, đồng hành với bà con vùng dân tộc thiểu số tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu và quảng bá sản phẩm chứa đựng giá trị văn hoá "made in Hoà Bình” ở trong nước và quốc tế.

Bùi Minh


Các tin khác


Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục