Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.


Chiến sỹ Điện Biên Vũ Trọng Thuận, tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) vẫn vẹn nguyên ký ức khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.

Gặp và trò chuyện với ông trong ngôi nhà bình dị nơi góc phố nhỏ của phường Thống Nhất, ông kể: Tôi sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khi đó tôi 14 tuổi đã trốn nhà theo bộ đội tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ Thủ đô. Được lệnh trên phân công và tách một bộ phận của Trung đoàn Thủ đô để thành lập Trung đoàn 52, sau này gọi là Trung đoàn Tây Tiến để chiến đấu, hoạt động ở vùng địch tạm chiếm Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc. Sau quá trình tham gia hoạt động, chiến đấu cùng các chiến sỹ của Trung đoàn Tây Tiến, tôi được cử đi học lớp quân y. Năm 1953, địch nhảy dù đánh chiếm và xây dựng cứ điểm kiên cố ở Điện Biên Phủ, khi đó trên đã tập trung nhân lực, vật lực để thành lập đội thu dung, điều trị phẫu thuật tiền phương cho các chiến sỹ bị thương trong quá trình chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Mặc dù mới 21 tuổi nhưng do được đào tạo quân y trong quá trình tham gia chiến đấu tại Trung đoàn Tây Tiến, nên tôi được giao làm Trạm trưởng Trạm Thu dung điều trị thương binh tại Mường Phăng...

Dù nhiệm vụ khó khăn, nhưng là người lính đã được tôi rèn qua thử thách, thực tiễn chiến đấu nên Trạm trưởng Vũ Trọng Thuận và tập thể cán bộ trạm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu dung, phân loại, điều trị thương binh được đưa về từ mặt trận. Trong điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn, sau mỗi trận đánh, cả trăm thương binh từ mặt trận được đưa về trạm. Với ý chí, tinh thần của những người lính xông pha nơi tuyến đầu, y sỹ Vũ Trọng Thuận đã cùng anh em trong đơn vị thu dung, phân loại, tổ chức điều trị, cấp cứu cho những thương binh nặng ngay tại trạm.

Kể về những câu chuyện thời khói lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ, giọng người CCB như lạc đi, nghẹn ngào xúc động khi nhớ về những thương đau, mất mát, hy sinh mà đồng đội mình gánh chịu. Đó là khuôn mặt đầy can trường của người lính trẻ với những cơn đau buốt dày vò khi phải "cưa sống” cẳng chân vì chiến trường thiếu thốn thuốc men đủ bề; là tiếng ú ớ gọi mẹ trong cơn mộng mị vì đau đớn bởi thương tích đầy mình của những người lính trẻ... Nhưng làm ông day dứt có lẽ là người lính trẻ cũng chỉ mười tám, đôi mươi được đưa về Trạm thu dung điều trị dưới tán rừng ngút ngàn của Mường Phăng mà ông và các y sỹ tại trạm chưa kịp biết tên, chỉ biết đó là một người lính dũng cảm trong chiến đấu. Anh bị thương nặng vào vùng đầu trong một trận đánh diễn ra tại cứ điểm Him Lam.

Ông kể: Sau khi tiếp nhận thu dung, điều trị tại trạm, người chiến sỹ can trường này hôn mê liên tục trong 3 ngày. Đến ngày thứ 4 bất chợt anh tỉnh lại, chúng tôi mừng vui khôn xiết. Anh ấy gọi chúng tôi lại và có một mong muốn được nghe bài hát "Làng tôi” của nhạc sĩ Văn Cao. Dù không thuộc lắm và biết rằng mình hát không hay nhưng y sỹ Vũ Trọng Thuận và các nhân viên tại trạm đã cất cao tiếng hát giữa cánh rừng Mường Phăng, trong tiếng rú rít của những quả đạn pháo từ Mường Phăng dồn dập "dội lửa” xuống đầu quân thù nơi lòng chảo Điện Biên. "Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung/ Đời đang vui, đồng quê yêu dấu bóng cau với con thuyền, một dòng sông/ Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà, ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn...”. Khi khúc hát đang được cất lên với những âm điệu còn ngượng nghịu, lệch tông, vấp váp thì bỗng có tiếng khóc nấc nghẹn, bởi người lính can trường ấy đã nhoẻn miệng nở nụ cười thanh xuân đầy mãn nguyện khi lời ca còn chưa trọn... Ông chia sẻ: Đó là nỗi day dứt đi theo tôi suốt những năm tháng cuộc đời binh nghiệp. Cho đến giờ mỗi khi nhớ lại tôi cũng chỉ mong khi đó được hát trọn vẹn bài hát cho người chiến sỹ ấy...

Chia tay ông trong một chiều muộn, giữa âm thanh xô bồ, ồn ã nơi phố phường, bất chợt lại nghe đâu đây câu hát: "Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung...” của chất giọng già nua, trầm đục...

Mạnh Hùng

Các tin khác


Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 1 - Các cơ quan chức năng đề nghị điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về việc xem xét, kiểm tra, rà soát các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh chùa Hòa Bình tại đồi Ba Vành, thuộc tổ 8, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình (TPHB), ngày 19/1/2024, Sở Xây dựng (SXD) đã tổ chức họp với các sở, ngành, UBND TPHB và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh. Sau cuộc họp, các sở, ngành, UBND TPHB đã đưa ra những kiến nghị với UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục