Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...


 

Cựu chiến binh Phạm Đức Cư ở phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ kể về ký ức hào hùng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm cho các cháu thiếu niên, nhi đồng.

Trên Đồi A1, ngay cạnh dấu tích của khối thuốc nổ gần 1.000kg chúng tôi gặp là một cụ ông tuổi ngoài 90 với dáng vẻ hiền từ, quắc thước trong bộ quân phục bạc màu theo thời gian, gắn đầy huân, huy chương trên ngực vui vẻ kể lại những trận đánh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm mà ông và những đồng đội từng tham gia. Ông là Phạm Đức Cư, nhà ở phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ. Trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, CCB Phạm Đức Cư được biên chế vào đơn vị pháo cao xạ 37mm, ông cùng đơn vị với anh hùng Tô Vĩnh Diện. Trong câu chuyện của ông với các cháu học sinh Trường Tiểu học Him Lam, ngoài những trận đánh oai hùng còn có cả sẻ chia về mất mát, hy sinh anh dũng của các chiến sỹ trong trận chiến "mặt giáp mặt” với kẻ thù; có cả những vùng đất bị tàn phá nặng nề, hoang tàn và ngổn ngang sau chiến tranh.

CCB Phạm Đức Cư kể: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi sau 56 ngày đêm, với 3 đợt tấn công, trải qua nhiều trận đánh ác liệt từ các phân khu vòng ngoài Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, đến các cứ điểm phân khu trung tâm của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ... Sau ngày 7/5/1954, chiến trường Điện Biên Phủ bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngổn ngang vũ khí và bom đạn. Đến những năm 1955, 1956, 1957, lòng chảoĐiện Biên vẫn toàn cây cối hoang dại, lau lách.

Phải mất hơn 2 năm thu dọn chiến trường và đưa dân sơ tán về ổn cư. Sau đó, Điện Biên mới bắt tay vào xây dựng, kiến thiết nhà cửa và lao động sản xuất, đồng thời tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh. Tuy nhiên đời sống của người dân lúc bấy giờ còn rất nhiều khó khăn. Thời gian khó ấy vẫn vẹn nguyên trong ký ức của chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Hữu Chấp ở phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ: Ngày ấy cuộc sống của bộ đội hay người dân cũng đều như nhau. Ăn thì đói. Mỗi năm chỉ cấy được 1 vụ, năng suất lúa chỉ đạt 7 - 8 tạ/ha. Cuộc sống chỉ nhờ vào "nguồn nước trời” thôi, nên người ta làm được bao nhiêu ăn bấy nhiêu. Dân còn nghèo lắm, chủ yếu dựa vào tự cung tự cấp.

Mặc dù có xuất phát điểm thấp nhưng với sự cố gắng vươn lên không ngừng nghỉ, từ bãi chiến trường hoang vu, đầy dẫy dây thép gai cùng lượng lớn bom đạn tồn sót sau chiến tranh, sau 70 năm nỗ lực xây dựng và phát triển, chiến trường Điện Biên Phủ khói lửa ngày ấy đã được thay thế bằng hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang. Từ hệ thống nhà ở thuộc các khu dân cư, hệ thống công sở, đến hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện lưới... đã được xây dựng kiên cố với kiến trúc ngày càng hiện đại. Trong giai đoạn 2020 - 2024, tỉnh Điện Biên đã phê duyệt khoảng 20 đồ án quy hoạch tại các khu vực đô thị, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tập trung huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ theo hướng hiện đại. Sự đổi thay ngày càng mạnh mẽ đó là niềm vui, tự hào đối với mỗi chiến sĩ Điện Biên.

Không chỉ cơ sở hạ tầng ngày một khang trang, hiện đại, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những dấu tích đáng nhớ của Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày nào, đặc biệt là các điểm thuộc quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ nay đã được đầu tư, tôn tạo trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch của tỉnh. Chiến sĩ Điện Biên Phạm Bá Miều, tổ dân phố 9, phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ xúc động: Chúng tôi là những người từng chiến đấu, từng góp công sức nhỏ bé để xây dựng mảnh đất Điện Biên sau chiến tranh. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử trong 70 năm, đến giờ được thấy, được chứng kiến sự đổi thay của vùng đất lịch sử này, chúng tôi rất phấn khởi.

Bom, đạn, khói lửa chiến tranh đã lùi xa, lòng chảo Điện Biên năm xưa nay đã trở thành thành phố Điện Biên Phủ khang trang, hiện đại. Những hiện hữu về sự đổi thay nhanh chóng của Điện Biên hôm nay là minh chứng chân thực nhất cho sức mạnh đại đoàn kết trên mảnh đất anh hùng này.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục