Bài 3 - Có hay không việc ông Miễn được cấp thửa đất khác? 

 Một trong những căn cứ các cơ quan chức năng "bám” vào để kiến nghị UBND tỉnh giải quyết vụ việc bằng Quyết định số 1175/QĐ-UBND, ngày 18/5/2007 (thu hồi và hủy Quyết định số 2192/QĐ-UBND, ngày 3/12/2003), đó là việc năm 1977, gia đình ông Đinh Văn Miễn đã được Hợp tác xã (HTX) Côm - Trác - Vượng cấp đất thổ cư ra mặt đường 12b, thể hiện trên bản đồ là thửa đất số 46 để làm căn cứ thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tại thửa đất số 43a, diện tích 52,8m2 cấp cho hộ ông Miễn vì đã cấp trùng lên diện tích đất hộ ông Phẩm đang sử dụng. Tuy nhiên, tại một số hồ sơ, tài liệu chúng tôi thu thập được thì các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện xác định đây là việc không có thật.




Ông Trịnh Trọng Giỏi (bên trái), xóm Thịnh Vượng, xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) đồng tình với kiến nghị giải quyết, chia sẻ nỗi oan saihàng chục năm qua của ông Đinh Văn Miễn.

Thửa đất số 46 không được giao cho ông Miễn

Tại Báo cáo kết quả thẩm tra xác minh giải quyết đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn Phẩm ngày 15/10/2003 của Đoàn thanh tra tỉnh nêu rõ: Năm 1972, ông Đinh Văn Miễn được HTX Thịnh Vượng giao cho 1 lô đất giáp đường 12b để làm quán sửa xe đạp. Năm 1978, để tiện cho việc canh tác của ông Châu, ông Miễn đổi vị trí đất từ phía giáp đường đi vào xóm sang phía tiếp giáp với đất của ông Kỳ. Ông Miễn làm nhà và sử dụng liên tục từ đó đến nay (thời điểm báo cáo). Năm 1989, khi đo vẽ bản đồ địa chính xã Lạc Thịnh, lô đất của ông Miễn không thể hiện trên bản đồ giải thửa nên UBND huyện Yên Thủy không cấp GCNQSDĐ cho ông Miễn. Thực tế lô đất của ông Miễn vẫn đang sử dụng ổn định, liên tục. Đến năm 1999 xảy ra tranh chấp giữa ông Miễn với ông Phẩm. Ông Phẩm cho rằng ông Miễn trước đây được giao đất làm quán sửa xe đạp nhưng đã trả lại đất cho HTX Thịnh Vượng để được cấp một lô đất mới giáp đường 12b. Còn chỗ đất ông Miễn trả lại, HTX Thịnh Vượng đã giao cả cho ông Châu, sau này đổi thành đất của ông Phẩm, ông Miễn mượn để sử dụng chứ không phải là đất của ông Miễn.

Kết quả kiểm tra thực tế của Đoàn thanh tra cho thấy, từ trước đến thời điểm báo cáo, ông Đinh Văn Miễn không được cấp một lô đất nào khác cạnh đường 12b ngoài lô đất được giao làm quán sửa xe đạp. Việc ông Phẩm nêu ông Miễn đã được cấp 1 lô đất khác cạnh đường 12b và đã trả lại đất làm quán cho HTX Thịnh Vượng, HTX đã cấp toàn bộ diện tích đất này cho ông Châu là không đúng.

Tiếp đó, tại Báo cáo số 313/BC-UBND, ngày 29/11/2017 của UBND huyện Yên Thủy về kết quả kiểm tra, xác minh việc sử dụng đất (vị trí, diện tích, tờ bản đồ, thời gian cấp GCNQSDĐ) tại lô đất số 46 HTX Côm - Trác - Vượng cấp cho ông Đinh Văn Miễn theo Công văn số 580/TTr-VP, ngày 5/10/2017 của Thanh tra tỉnh về việc chuyển đơn phản ánh của công dân. Theo đó, ông Miễn phản ánh việc Ban quản lý xóm Thịnh Vượng báo cáo không đúng sự thật để UBND tỉnh giải quyết việc tranh chấp đất không đúng thực tế, thu hồi đất của gia đình ông giao cho ông Phẩm tại Quyết định số 1175/QĐ-UBND; yêu cầu xác minh làm rõ lô đất số 46 HTX Côm - Trác - Vượng cấp cho ông ở vị trí nào, diện tích bao nhiêu, tờ bản đồ số mấy, cấp ngày tháng năm nào?

Căn cứ các nội dung kiến nghị trên, ngày 23/11/2017, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thủy phối hợp UBND xã Lạc Thịnh kiểm tra, xác minh, làm rõ lô đất số 46 mà HTX Côm - Trác - Vượng đã cấp cho người dân. Kết quả xác minh cho thấy: lô đất số 46 HTX Côm - Trác - Vượng cấp cho người dân là thửa đất số 46, tờ bản đồ giải thửa 299, xóm Thịnh Vượng. Sau khi kiểm tra hồ sơ địa chính, gồm bản đồ 299 đo đạc năm 1998, số cấp Giấy chứng nhận lưu trữ tại UBND xã Lạc Thịnh cho thấy, thửa đất số 46 có diện tích 1.050m2 tại xóm Thịnh Vượng. Năm 1993 đã chia thành 2 thửa đất giao và cấp GCNQSDĐ cho 2 hộ. Cụ thể: thửa đất số 46A cấp cho ông Trần Văn Tú, diện tích 460m2; thửa đất số 46 cấp cho ông Phạm Văn Đô, diện tích 414m2. Ông Đinh Văn Miễn được UBND huyện cấp GCNQSDĐ tại thửa đất số 43a, ngày 13/8/2003, diện tích 52,8m2 UBND tỉnh đã thu hồi theo Quyết định số 1175/QĐ-UBND.

Cần xem xét lại vụ việc trên nguyên tắc chính xác, khách quan, toàn diện

Trao đổi xung quanh vụ việc, đồng chí Lại Thị Tuyết Lan, Phó Chánh Thanh tra tỉnh cho biết: Vụ việc đã xảy ra quá lâu, các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh đã giải quyết hết thẩm quyền. Thậm chí vụ việc cũng đã được Thanh tra Chính phủ xem xét, giải quyết. UBND tỉnh thông báo chấm dứt giải quyết. Các cơ quan hành chính Nhà nước có liên quan không tiếp nhận đơn khi ông Miễn tiếp tục khiếu nại.

Tuy vậy, sau khi nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu thực tế và tham vấn ý kiến các luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh, cũng như trao đổi trực tiếp với những người có trách nhiệm trong việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết vụ việc qua các thời kỳ..., chúng tôi nhận thấy vụ việc này vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, đảm bảo nguyên tắc khách quan, chính xác và toàn diện; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân chưa được đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật; vụ việc có những căn cứ không chính xác, có dấu hiệu giả mạo, làm sai lệch hồ sơ. Từ đó việc giải quyết còn nhiều vấn đề tồn tại, oan ức, gây bức xúc cho công dân dẫn đến đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài hàng chục năm.

Theo đồng chí Vũ Thế Cương, Phó Trưởng Ban tiếp công dân tỉnh, vụ việc đã được các cơ quan chức năng của tỉnh xem xét, giải quyết, công dân cũng gửi đơn đến nhiều cơ quan, nhiều cấp, ngành đề nghị giải quyết, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận. Do vậy, vụ việc này thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ. Dẫu biết là khó khăn nhưng đây là việc chúng ta phải làm; phải tập trung nghiên cứu, giải quyết triệt để nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho công dân. Đồng thời, phải xem xét toàn diện nội dung vụ việc với những hồ sơ, căn cứ pháp lý, tình tiết mới, nhất là những chứng cứ giả mạo từ cơ sở; việc cấp đất tại thửa đất số 46 xóm Thịnh Vượng cho hộ ông Đinh Văn Miễn không có thật. Bởi đây là những tình tiết làm thay đổi bản chất vụ việc và là một trong những căn cứ để Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của gia đình ông Phẩm, thu hồi và hủy Quyết định số 2192/QĐ-UBND. Sau đó, UBND tỉnh đã căn cứ vào các hồ sơ tài liệu, chứng cứ giả mạo để ban hành Quyết định số 1175/QĐ-UBND thu hồi GCNQSDĐ thửa đất số 43a, diện tích 52,8m2 của gia đình ông Miễn giao lại cho ông Phẩm.

Đối với vụ việc này, để giải quyết thấu đáo, dứt điểm, Báo Hòa Bình đề xuất các cơ quan chức năng của tỉnh vào cuộc đồng bộ, quyết liệt; xem xét lại việc hủy Quyết định số 2192/QĐ-UBND, ngày 3/12/2003 của UBND tỉnh, đảm bảo nguyên tắc chính xác, đúng thẩm quyền, đúng căn cứ pháp luật. Đồng thời, kiểm tra một cách khách quan, toàn diện những dấu hiệu sai phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1175/QĐ-UBND có dấu hiệu gây oan, sai. Nên chăng việc này cần có sự chỉ đạo giải quyết của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy: giao Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh rà soát xem xét lại tính chính xác của Quyết định số 1175/QĐ-UBND, ngày 18/5/2007 trong giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực nhưng có dấu hiệu gây oan, sai và những tình tiết mới, chứng cứ giả mạo từ cơ sở để làm sáng tỏ vấn đề.

NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO HÒA BÌNH


Các tin khác


Đồng bộ các giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính: Bài 1 - Kinh nghiệm từ đơn vị dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính

Năm 2023, Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh đạt 86,76%, tăng 0,46% so với năm 2022 nhưng giảm 12 bậc theo thứ tự xếp hạng. Xác định CCHC là nhiệm vụ lớn, ngoài sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành, huyện, thành phố tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để cải thiện, nâng cao chỉ số CCHC năm 2024 và những năm tiếp theo. 

Dấu ấn Công an chính quy về xã:


Bài 2 - Tiếp tục "Vì nhân dân dân phục vụ”

Từ năm 2019 đến nay, lực lượng Công an chính quy về xã đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, bám sát địa bàn, gần dân, trọng dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào dân, phát huy tốt vai trò là chỗ dựa cho nhân dân, triển khai nhiều biện pháp đảm bảo và giữ vững an ninh trật tự (ANTT), góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Dấu ấn Công an chính quy về xã: Bài 1 - Hiệu quả từ chủ trương đúng, hợp lòng dân

Hơn 4 năm qua, với chủ trương đưa Công an chính quy về xã của Bộ Công an, lực lượng Công an chính quy trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực bám địa bàn, phát huy tốt vai trò là chỗ dựa tin cậy của quần chúng nhân dân, giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự (ANTT); đồng thời triệt phá nhiều vụ việc, cảm hóa nhiều đối tượng lầm lỡ nhằm từng bước chuyển hóa địa bàn trọng điểm và khẳng định được hiệu quả mô hình Công an xã chính quy, tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân.

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại:

Bài 3 - Động lực cho Mo Mường "cất cánh"

Nhằm lưu giữ, phát triển những giá trị văn hoá đặc sắc của Mo Mường, tỉnh Hoà Bình xác định Mo Mường là di sản văn hoá (DSVH) cần bảo tồn và phát huy (BT&PH) trong đời sống cộng đồng và đưa vào từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong đó, nêu rõ nhiệm vụ: ... Xây dựng lộ trình lập hồ sơ khoa học trình Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Mo Mường là DSVH phi vật thể của nhân loại. Để thực hiện mục tiêu đề ra, vượt qua nhiều khó khăn, tỉnh Hòa Bình phối hợp với các tỉnh bạn đã hoàn thành có chất lượng bộ hồ sơ di sản Mo Mường trình UNESCO.

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại:

Bài 2 - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường

Trước thực tế Mo có nguy cơ mai một, các nghệ nhân ngày càng lớn tuổi, không gian diễn xướng dần thu hẹp, tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy (BT&PH) giá trị di sản văn hóa (DSVH) Mo Mường. Ở từng địa phương, tùy theo điều kiện đã có những việc làm cụ thể để "giải cứu” những áng Mo Mường.

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Bài 1 - Giá trị trường tồn của Mo trong đời sống người Mường xưa và nay

Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa dân tộc Mường chiếm trên 63% dân số. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa phong phú, đa dạng. Trong nền văn hóa đó có một loại hình nổi bật, độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc đó là Mo Mường. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Mo Mường. Hiện nay, Chính phủ đã gửi hồ sơ Mo Mường để trình, xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO cần bảo vệ khẩn cấp. Đưa di sản Mo Mường vươn tầm thế giới. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục